Bé Bị Viêm Nướu Hôi Miệng: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Viêm nướu và hôi miệng ở trẻ em là tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này thường do vệ sinh răng miệng không đúng cách [1].
Để cải thiện và điều trị bệnh viêm nướu hôi miệng ở trẻ nhỏ, các phụ huynh hãy lưu ý đến chăm sóc răng miệng bé thật cẩn thẩn [2]:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng chứa fluoride, dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Thăm khám nha khoa: Đưa trẻ đi khám định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ngọt, ăn nhiều rau quả tươi và uống đủ nước.
- Sử dụng nước muối sinh lý: Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn.
- Thuốc điều trị: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm để điều trị viêm nướu.
Vì sao bé bị viêm nướu hôi miệng?
Bé bị viêm nướu hôi miệng có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguyên nhân phổ biến mà bác sĩ nha khoa cảnh báo gổm:
- Do trẻ mới mọc răng.
- Do đánh răng sai cách, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến thức ăn thừa còn tích tụ ở dưới chân và kẽ răng.
- Do trẻ ăn nhiều đồ ăn nóng dẫn tới bị nhiệt miệng.
Mặc dù vậy, nguyên nhân được cho là phổ biến nhất khiến trẻ bị viêm lợi đó là các mảng bám trên răng. Những mảng bám này chứa các vi khuẩn bám chắc vào thành răng. Khi không được vệ sinh cẩn thận để loại bỏ sạch sẽ sẽ tạo cơ hội khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển và sản sinh độc tố gây kích ứng. Từ đó khiến bé bị viêm nướu và hôi miệng, lâu dần khiến nướu răng bị hỏng.
Viêm nướu ở trẻ thường gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Lợi có dấu hiệu bị sưng đỏ và rất dễ chảy máu, nhất là khi trẻ đánh răng.
- Giai đoạn thứ hai: Thức ăn tích tụ ở vị trí chân răng, khe răng và răng miệng không được vệ sinh kỹ càng, sạch sẽ hàng ngày chính là nguyên nhân gây nhiễm trùng. Từ đó, vùng nướu bị viêm sưng đỏ, chảy máu, trẻ cảm thấy đau nhức, vùng má bị sưng và miệng thì có mùi hôi. Nếu thức ăn tích tụ ở kẽ răng lâu ngày không được lấy ra có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm tủy, viêm quanh cuống, răng bị sâu,…
Các biện pháp để điều trị khi bé bị bệnh viêm nướu hôi miệng
Để cải thiện và điều trị bệnh viêm nướu hôi miệng ở trẻ nhỏ, thông thường các bậc phụ huynh sẽ chọn một trong hai phương pháp sau:
Sử dụng các mẹo dân gian tại nhà
Đây là phương pháp sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên để cải thiện tình trạng bé bị viêm nướu hôi miệng. Phương pháp này an toàn và đơn giản, cha mẹ có thể chủ động thực hiện ngay tại nhà. Khi con bị viêm sưng nướu, cha mẹ có thể áp dụng một trong các mẹo dân gian sau:
- Cho trẻ súc miệng với nước muối: Nước muối có công dụng làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn và loại bỏ các các mảng thức ăn thừa tích tụ trên răng. Bạn nên cho trẻ súc miệng nước muối đều đặn 2 lần mỗi ngày.
- Súc miệng với tinh dầu xả: Bạn hãy pha loãng tinh dầu xả để cho trẻ súc miệng. Cách làm này vừa giúp lợi sớm hết viêm, vừa giúp cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả. Tần suất súc miệng phù hợp cho trẻ nhỏ là 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần súc miệng trong khoảng 30 giây.
- Dùng nước cốt lá lốt: Phương pháp này rất được các bậc phụ huynh ưa chuộng sử dụng khi con bị viêm lợi. Lý do là bởi lá lốt vừa an toàn cho trẻ, lại có mùi thơm dễ chịu nên rất dễ dùng. Bạn chỉ cần dùng tăm bông chấm vào nước cốt lá lốt, sau đó bôi lên vùng nướu bị sưng của trẻ là được. Lưu ý nên thực hiện 2 lần/ngày, mỗi lần cho bé ngậm trong khoảng 20 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tới phòng khám nha khoa điều trị dứt điểm viêm nướu hôi miệng cho bé
Bên cạnh các phương pháp dân gian trị viêm nướu hôi miệng, việc đưa con trẻ tới phòng khám nha khoa để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám là cần thiết. Có 2 phương pháp phổ biến được bác sĩ tư vấn điều trị đó là:
- Lấy cao răng để loại bỏ mảng bám: Nguyên nhân phổ biến dẫn tới viêm lợi ở trẻ là do các mảng bám tích tụ trên răng. Do đó, lấy cao răng được coi là phương pháp điều trị từ gốc giúp cải thiện bệnh răng miệng này ở con trẻ. Thông thường, sau khi vệ sinh răng, nha sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chải răng và dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng hàng ngày, phòng ngừa sự hình thành những mảng bám cứng đầu dẫn tới tạo thành các ổ vi khuẩn gây hại cho răng miệng.
- Dùng thuốc kháng sinh: Nếu kết quả thăm khám cho thấy các triệu chứng viêm nướu ở trẻ trở nặng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh phù hợp cho bé. Lưu ý, cha mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không được sự đồng ý của bác sĩ. Đồng thời trong quá trình dùng thuốc kháng sinh, cần cho trẻ kết hợp súc miệng nước muối để làm sạch răng miệng mỗi ngày.
Cách phòng ngừa tình trạng bé bị viêm nướu hôi miệng
Để khắc phục và ngăn ngừa tình trạng viêm nướu hôi miệng ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Đối với trẻ sơ sinh, khi rơ lưỡi cho trẻ bằng các dụng cụ làm sạch, cha mẹ cần chú ý thực hiện đúng cách để tránh gây tổn thương thêm cho khoang miệng của trẻ.
- Trẻ nhỏ thường ngậm núm vú giả, do đó cha mẹ đừng quên khử trùng núm vú thường xuyên.
- Việc tạo thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ là cực kỳ quan trọng. Điều này sẽ giúp trẻ chủ động có ý thức giữ gìn sức khỏe răng miệng, từ đó phòng ngừa các bệnh lý liên quan. Trẻ nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần kéo dài khoảng 5 phút.
- Bé bị viêm nướu hôi miệng nên chú ý ăn các đồ có tính mát, hạn chế ăn đồ cay, mặn, nóng, đồ ăn vặt. Không cho trẻ ăn đồ ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời, cha mẹ nên nhắc nhở con uống đủ nước mỗi ngày để kích thích miệng sản xuất nước bọt nhiều hơn, tránh tình trạng miệng khô và giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn.
- Đối với trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ có thể cho bé dùng chỉ nha khoa. Chỉ nha khoa giúp loại bỏ cặn thức ăn thừa dính ở kẽ răng mà khi đánh răng bằng bàn chải khó có thể loại bỏ hết.
- Sử dụng bàn chải có lông mềm để tránh làm khoang miệng của bé bị tổn thương.
- Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng một lần hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị xơ, mòn, tòe ra hai bên.
- Bên cạnh việc lựa chọn kem đánh răng có chứa Flour tốt cho việc làm sạch răng miệng, cha mẹ có thể cân nhắc tới sở thích của con trẻ để chọn kem đánh răng. Điều này sẽ giúp bé yêu thích và chăm chỉ vệ sinh răng miệng hơn.
- Đưa con đi khám răng miệng định kỳ, ít nhất 2 lần một năm tại các bệnh viện hoặc cơ sở nha khoa uy tín.
Vậy là bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về tình trạng bé bị viêm nướu hôi miệng, nguyên nhân, các cách điều trị và phòng ngừa. Hy vọng sẽ giúp cha mẹ chăm sóc răng miệng của con thật tốt để bé luôn thật tự tin, khỏe mạnh.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
- Bé Bị Sưng Lợi Chảy Máu: Nguyên Nhân, Độ Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị
- Hình Ảnh Viêm Lợi Ở Trẻ Em Cảnh Báo Triệu Chứng Và Mức Độ Bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!