Mọc Răng Sữa Ở Trẻ: Dấu Hiệu Và Lưu Ý Ba Mẹ Cần Ghi Nhớ
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Mọc răng sữa là quãng thời gian quan trọng đối với mỗi bạn nhỏ, thể hiện răng miệng và cơ thể trẻ đang phát triển bình thường. Vậy dấu hiệu nhận biết con sắp mọc răng sữa cũng như những lưu ý bố mẹ cần ghi nhớ trong thời gian này là gì? Tất cả sẽ có ở bài viết dưới đây.
7 dấu hiệu trẻ sắp mọc răng sữa bố mẹ cần biết
Các em bé đều phải trải qua quá trình mọc răng sữa. Một số trẻ mọc răng sữa có dấu hiệu rõ rệt, có bé thì không. Dưới đây là 7 dấu hiệu trẻ sắp mọc răng sữa bố mẹ cần biết để có cách chăm sóc tốt nhất cho con.
1. Bé chảy nước dãi nhiều
Quá trình mọc răng sữa sẽ kích thích rất nhiều nước dãi chảy ra từ khoang miệng của bé. Trong thời gian từ 10 tuần tuổi đến 4 tháng tuổi, các bé thực hiện việc tiếp nước. Tình trạng này tiếp tục diễn ra cho đến khi răng của trẻ tiếp tục mọc.
Trong quá trình bố mẹ cho con ăn, hãy buộc yếm vào cổ để tránh làm ướt áo và giúp bé ăn uống thoải mái, sạch sẽ hơn. Bên cạnh đó, phụ huynh thường xuyên lau cằm cho con giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào da, làm tổn thương da bé do ở vùng này con bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
2. Con bị sưng lợi và rất đau
Khi các răng sữa bắt đầu nhú lên, kích thích khiến cho phần nướu, lợi sưng lên và đau nhức, dễ làm bé quấy khóc. Con sẽ cảm thấy đau nhức nhất vào thời điểm bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên.
3. Trẻ thích cắn tất cả mọi thứ xung quanh
Răng sữa mọc lên qua phần nướu làm con cảm thấy khó chịu. Vì vậy, với mọi thứ ở xung quanh con đều cầm nhai và cắn. Nhiều khi không có đồ ăn hay đồ vật để con cắn, con sẽ lấy luôn bàn tay nhỏ của mình. Vì làm điều đó, con sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đau nhức hơn.
4. Con bú mẹ ít, chán ăn
Mặc dù con hoàn toàn thích nhai, cắn đồ ăn hay bình sữa, vú mẹ. Nhưng khi ăn đồ ăn hoặc bú mẹ thì tình trạng đau nướu của con lại trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy mà hiện tượng mọc răng sữa ở trẻ luôn làm con quấy khóc và khó chịu, cũng như chán ăn, mệt mỏi.
5. Con mất ngủ
Với hiện tượng khó chịu, con quấy khóc cả ngày lẫn đêm làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm của con.
6. Bé bị chảy máu phần nướu răng
Phụ huynh nhìn thấy một cục u dưới phần lợi của con? Đây có thể là do máu đã tụ lại hoặc máu bị kẹt dưới phần nướu. Lúc này, bố mẹ lấy miếng gạc lạnh xoa dịu vào phần máu tụ của con để giảm cơn đau nhức.
7. Con có biểu hiện sốt
Trong thời gian mọc răng sữa, hệ miễn dịch của con có nhiều thay đổi, bé dễ gặp phải biểu hiện nóng sốt. Bố mẹ nên theo dõi con thường xuyên, vệ sinh cơ thể và chườm khăn ấm cho con. Nếu tình trạng này kéo dài, phụ huynh nhanh chóng đưa con đến nha khoa để được thăm khám.
Các dấu hiệu mọc răng sữa của con thường xuất hiện từ 3 – 5 ngày trước khi răng sữa mọc lên. Khi răng đã nhô lên khỏi lợi thì các biểu hiện sẽ thuyên giảm dần sau khoảng 1 tuần. Bố mẹ chỉ cần chú ý theo dõi và có cách chăm sóc phù hợp để quá trình mọc răng của con được nhẹ nhàng và trôi qua nhanh chóng.
Thời gian và trình tự mọc răng sữa của trẻ
Mọc răng là tình trạng bình thường và diễn ra ở mỗi bạn nhỏ, điều này cho thấy con có sự phát triển bình thường. Mọc răng sẽ giúp con phát âm, đáp ứng mọi nhu cầu ăn nhai cũng như hoàn thiện hơn cho con về mặt thẩm mỹ. Một số bé mọc răng khá sớm vào lúc con 4 – 5 tháng tuổi, nhưng có bé mọc răng chậm đến hơn 1 tuổi con mới bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Nhưng đây cũng là vấn đề hết sức bình thường, phụ huynh không cần lo lắng cho con quá.
Khi 3 – 4 tuổi là tuổi mọc răng sữa đã kết thúc của các bạn nhỏ, đây là lúc con đã hoàn thiện 20 chiếc răng sữa ở cả 2 hàm, hàm trên và hàm dưới. Đến khi con được 5 tuổi, con sẽ tiếp tục thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Bên cạnh đó, con sẽ mọc thêm các răng hàm lớn để hoàn thiện 32 chiếc răng trên 2 cung hàm răng của con.
Vậy trẻ mọc bao nhiêu răng sữa là đủ? Phụ huynh theo dõi ngay dưới đây để có cách chăm sóc răng miệng cho con tốt nhất:
Tháng thứ 6 đến tháng 12: Mọc 4 răng cửa ở giữa. Đây là thời điểm những chiếc răng đầu đời của bé được mọc lên. Mọc trước tiên là 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới. Sau khi 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới mọc, không lâu sau đó thì 2 chiếc răng cửa ở hàm trên cũng mọc.
Tháng thứ 9 đến tháng 16: Mọc 2 răng cửa ở bên. Trong khoảng thời gian từ tháng 9 – 13, 2 chiếc răng cửa bên ở hàm trên được mọc lên. Đến khi bé được 10 – 16 tháng tuổi, 2 chiếc răng cửa bên ở hàm dưới cũng được nhô lên.
Tháng thứ 13 đến tháng 19: Mọc 4 răng hàm sữa (hay là răng cối sữa thứ nhất). 2 chiếc răng hàm sữa ở cung hàm trên sẽ mọc trước, sau đó đến 2 chiếc răng hàm sữa ở hàm bên dưới.
Tháng thứ 16 đến tháng 23: Mọc 4 răng nanh sữa.
Tháng thứ 23 đến tháng 33: Mọc 4 răng hàm cuối cùng (hay gọi là răng cối sữa thứ 2). Đây cũng chính là giai đoạn mọc răng của trẻ được hoàn thiện với bộ răng đầy đủ 20 chiếc ở 2 hàm trên, dưới. 4 chiếc răng hàm sữa được mọc cuối cùng để phục vụ cho bé trong quá trình ăn nhai thức ăn được thuận tiện hơn.
Một số lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng sữa an toàn và hiệu quả
Trong quá trình bé mọc răng, phụ huynh cần lưu ý một số cách chăm sóc răng miệng cho con để cơ thể cũng như răng miệng của bé luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt:
- Bố mẹ thường xuyên dùng khăn sạch để lau nước dãi chảy xuống phần cằm của con, tránh vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh lý khác cho con.
- Dùng khăn sạch bọc viên đá hoặc khăn lạnh để chườm bên ngoài má cho con, giúp con thuyên giảm biểu hiện đau nhức và sưng viêm.
- Bố mẹ không nên cho con cắn, mút tay, các đồ vật cứng để tránh hiện tượng viêm nhiễm hoặc gây hại đến phần nướu, lợi của con.
- Sau khi cho con bú hoặc ăn uống xong, bố mẹ dùng gạc thấm nước, quấn quanh ngón trỏ của tay để vệ sinh vùng nướu lợi cho con được sạch sẽ.
- Bố mẹ điều chỉnh bữa ăn của con sao cho hợp lý với những thức ăn mềm, dễ ăn. Không nên dùng những thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột, bởi những thực phẩm này dễ gây bệnh cho răng miệng.
- Các bữa ăn trong ngày của con thì bố mẹ nên chia nhỏ ra. Cung cấp đầy đủ cho con những dưỡng chất tốt cho sức khỏe răng miệng như các loại vitamin, thịt, cá,…
Nếu tình trạng mọc răng khiến con đau nhức nhiều và con không ăn uống không tốt, bố mẹ nên đưa con tới nha sĩ để được thăm khám và điều trị sớm. Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid là nha khoa được nhiều phụ huynh tin tưởng và lựa chọn là nơi chăm sóc răng miệng cho các bạn nhỏ.
Bác sĩ tại nha khoa thăm khám và điều trị răng miệng cho con theo quy trình cụ thể. Từ bước thăm khám tổng quát để phát hiện nguyên nhân có phải do bé mọc răng mà gây ra các biểu hiện sốt, cơ thể mệt mỏi hay không. Hay bên cạnh lý do đó, bé còn đang gặp phải tình trạng bệnh lý khác nữa. Nếu đúng con bị sốt do quá trình mọc răng, bác sĩ kê đơn thuốc để hạ sốt cho con, sau đó hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc hợp lý cho con.
Tại sao nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn ViDental Kid là nơi chăm sóc răng miệng cho con?
- Đội ngũ bác sĩ đều có chuyên môn giỏi, tay nghề cao trong việc điều trị răng miệng cho con. Sử dụng các kỹ thuật tiên tiến để quá trình điều trị cho con không đau, diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng.
- Đội ngũ tư vấn viên luôn nhiệt tình phục vụ quý khách hàng từ khi bố mẹ cho con đến thăm khám, cho đến quá trình sau điều trị của bé.
- Không gian phòng khám rộng rãi, tạo cho khách hàng cảm giác an tâm, thoải mái khi đưa bé đến thăm khám tại nha khoa. Bên cạnh đó, nha khoa được đầu tư trang thiết bị hiện đại bậc nhất thế giới, toàn bộ máy móc được nhập khẩu từ các nước phát triển.
Trên đây là 7 dấu hiệu cũng như những lưu ý bố mẹ cần biết trong quá trình mọc răng sữa của con. Hy vọng những kiến thức hữu ích này có thể giúp ích cho nhiều phụ huynh trong quá trình chăm sóc răng miệng cho con được tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!