Áp Xe Răng
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
Áp xe răng là tình trạng xuất hiện ổ mủ do vi khuẩn gây nhiễm trùng bên trong hốc răng. Người bệnh thường thấy đau răng, đặc biệt khi nhai, cắn mạnh, răng trở nên nhạy cảm hơn với các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, hơi thở có mùi hôi, có thể bị nóng, sốt, sưng cổ, sưng hàm, mệt mỏi, chán ăn.
- Nếu không được xử lý từ sớm, áp xe răng có thể gây phá hủy xương hàm, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng mô mềm, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể [1].
- Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sâu răng, viêm lợi, tổn thương ở răng, mảng bám cao răng, thói quen chăm sóc, vệ sinh và ăn uống không đúng cách [2].
- Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, tùy vào mức độ bị áp xe răng, bạn có thể xử lý tại nhà (dùng muối, baking soda, tinh dầu bạc hà) hoặc điều trị tại nha khoa (uống thuốc Tây, điều trị tủy răng, nhổ răng, chỉnh hình khớp cắn, phẫu thuật) [3].
- Nên lựa chọn nha khoa uy tín để thăm khám, điều trị bệnh, đảm bảo kết quả cao [4].
Biến chứng nguy hiểm khi bị áp xe răng
Bệnh áp xe răng gây đau nhức kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống thường ngày. Trong trường hợp không điều trị kịp thời hoặc không áp dụng đúng cách áp xe có thể dẫn đến biến chứng như:
- Phá hủy xương hàm: Khi áp xe tiến triển nặng sẽ lan rộng làm hỏng mô xương và răng, thời gian dài gây tiêu xương khiến khuôn mặt biến dạng.
- Nhiễm trùng mô mềm: Hiện tượng nhiễm trùng này có thể xảy ra ở vùng mặt, xoang miệng và cổ. Sau một thời gian viêm áp xe răng sẽ dẫn đến viêm mô tế bào, gây phù nề, nghiêm trọng hơn là tắc nghẽn đường hô hấp, đe dọa tới tính mạng của con người.
- Nhiễm trùng máu: Trường hợp áp xe răng tấn công và phá hủy mô mềm, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào mạch máu trong cơ thể gây hiện tượng nhiễm trùng máu.
Ngoài ra, người bệnh còn một số biến chứng khác như áp xe não hoặc ảnh hưởng đến tim mạch. Các biến chứng này rất nguy hiểm, do đó bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám răng miệng và có biện pháp điều trị ngay từ giai đoạn đầu.
Nguyên nhân bị áp xe răng
Cũng như đa số các bệnh về răng miệng khác, bệnh lý này hình thành do một số nguyên nhân sau:
- Sâu răng: Sâu răng là nguyên nhân gây áp xe phổ biến nhất. Bệnh phát sinh do thức ăn còn đọng lại trên răng, sau đó hình thành vi khuẩn có hại phá hủy men răng, tiến vào ngà răng, phá vỡ các liên kết mô răng. Khi ngà răng bị hủy hoại làm cho lúc tủy răng lộ ra, theo thời gian vi khuẩn dễ dàng tấn công tiếp dẫn đến viêm tủy răng.
- Viêm lợi (nướu): Bệnh viêm lợi nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng viêm nha chu. Khi đó các ổ mủ xuất hiện và gây tổn thương đến xung quanh răng.
- Tổn thương tại răng: Một số yếu tố từ bên ngoài có thể làm tổn thương lớp men răng và ngà răng. Khi răng bị sứt, mẻ thì khả năng bị mất mô lớn, làm lộ ống tủy dẫn đến tình trạng viêm nghiêm trọng.
- Do đặc thù của từng răng: Nếu cấu trúc của răng không đều, nhất là răng hàm có rãnh thuận tiện ăn nhai thường mắc thức ăn lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triền và gây lên sâu răng. Nếu bệnh nhân không trị răng sâu kịp thời có khả năng mắc bệnh cao hơn bình thường.
- Do cao răng: Khi cao răng nhiều sẽ hình thành vi khuẩn có hại phá hủy lớp men răng cứng chắc. Từ đó vi khuẩn phát triển và gây bệnh về răng miệng trong đó có áp xe răng.
- Chăm sóc răng không đúng cách: Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng ảnh hưởng rất nhiều đến răng. Nếu chải răng theo chiều ngang, chà sát răng với lực quá mạnh thì gây mòn men răng, tạo các vết cắt ngang ở cổ răng. Khi đó vi khuẩn có hại tấn sẽ theo các vết cắt này tấn công và gây sâu răng, viêm nướu. Trường hợp không vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Do thói quen ăn uống: Thường xuyên sử dụng thức ăn có nhiều axit, đồ uống có ga, đồ ngọt, đồ ăn vặt,... có thể làm mài mòn men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Cách điều trị áp xe răng hiệu quả
Trước khi điều trị áp xe, người bệnh cần đến nha khoa để được nha sĩ kiểm tra tình trạng răng bằng các cách sau:
- Sử dụng các dụng cụ y khoa tác động lực lên vị trí bị áp xe và các vùng lân cận để kiểm tra mức độ đau nhức.
- Chụp X-ray: X-ray răng đau giúp xác định chính xác vị trí và tình trạng áp xe.
- Chụp X-quang hoặc CT scan: Hình ảnh sau khi chụp giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh đã lan rộng và ảnh hưởng đến khu vực khác hay chưa.
- Xét nghiệm: Đây là phương pháp giúp xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Sau khi thăm khám, căn cứ vào triệu chứng áp xe cụ thể mà bác sĩ chỉ định bệnh nhân áp dụng một trong các cách điều trị sau:
Biện pháp điều trị áp xe răng tại nhà
Áp xe răng gây ra tình trạng đau nhức khó chịu cho người bệnh. Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp dân gian tại nhà như sau:
Súc miệng nước muối
Súc miệng nước muối có thể loại bỏ vi khuẩn tích tụ, ngay cả khi bị áp xe ở tủy. Ngoài ra, phương pháp này còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
Cách thực hiện: Pha nửa muỗng muối vào cốc nước ấm rồi khuấy đều cho muối tan hết. Sau đó ngậm nước trong 1 - 2 phút để làm dịu răng, rồi súc miệng và nhổ ra. Áp dụng cách điều trị dân gian này triệu chứng áp xe sẽ suy giảm dần.
Sử dụng tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có tác dụng chống viêm, gây mê và cải thiện cơn đau răng nghiêm trọng. Hoạt chất Menthol trong tinh dầu tạo cảm giác mát lạnh và mang lại cảm giác dễ chịu tại chỗ. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn hỗ trợ tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây sâu răng, áp xe và nhiễm trùng răng.
Cách thực hiện: Trộn 5 giọt tinh dầu bạc hà với 1 muỗng dầu oliu để ngậm và súc miệng trong vòng 1 phút. Sau đó súc miệng lại bằng nước ấm giúp làm sạch khoang miệng. Mỗi ngày nên áp dụng cách này 2 - 3 lần, kiên trì thực hiện triệu chứng đau nhức răng sẽ giảm dần.
XEM THÊM: Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị An Toàn
Sử dụng baking soda
Baking soda có tác dụng loại bỏ mảng bám trong miệng và hỗ trợ kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh có thể kết hợp baking soda với nước để cải thiện tình trạng áp xe răng như sau:
- Lấy bông thấm một ít nước rồi nhúng vào bột baking soda.
- Đặt miếng bông lên vị trí răng bị ảnh hưởng đến khi cơn đau được cải thiện.
- Người bệnh có thể áp dụng cách này vài lần mỗi ngày để cải thiện cơn đau nhức răng tại nhà.
Các biện pháp dân gian trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng mà không thể điều trị bệnh khỏi hoàn toàn. Do đó, khi thực hiện không mang lại hiệu quả cao hoặc diễn tiến bệnh nặng hơn cần đến ngay cơ sở nha khoa thăm khám và điều trị.
Điều trị bằng các biện pháp nha khoa
Sau khi thăm khám, nha sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân áp dụng một số biện pháp đặc trị áp xe răng sau:
Sử dụng thuốc nội khoa
Đối với trường hợp áp xe cấp, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh phù hợp với từng tình trạng bệnh. Các loại thuốc thường được chỉ định gồm: Erytromiycin 250mg, Paracetamol 500mg,Amoxil, Amoxicillin, Ibuprofen, Metronidazol,...
Các loại thuốc được kê đơn thường có công dụng giảm đau kháng viêm nên có thể giảm cơn đau răng tức thì. Tuy nhiên, ở giai đoạn bệnh nặng ăn sâu vào tủy răng thì không mang lại hiệu quả cao. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các thủ thuật nha khoa phù hợp.
Khi điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cũng cần chú ý:
- Không nên sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc vì có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, nôn mửa,...
- Tránh tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì khi tự ý sử dụng sai thuốc sẽ gây nguy hiểm đến các cơ quan nội tạng và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
THAM KHẢO: Danh Sách Các Loại Thuốc Điều Trị Áp Xe Răng Hiệu Quả Cao
Điều trị tủy răng
Trường hợp mới bắt đầu có dấu hiệu xâm lấn gây sưng mủ, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị tủy răng để loại bỏ hoàn toàn phần tủy bị chết. Sau đó, rạch áp xe răng nạo mủ ở vết viêm quanh chóp răng. Cuối cùng tiến hành làm sạch để loại bỏ tận gốc vi khuẩn rồi bịt kín ống tủy và trám thân răng.
Người bệnh có thể lựa chọn hàn trám răng bằng một số chất liệu như: Amalgam, Composite, vàng, Inlay/Onlay,... Sau khi trám răng, không chỉ ngăn vi khuẩn gây bệnh còn giúp tăng tính thẩm mỹ.
Nhổ răng
Trường hợp áp xe gây chết tủy hoàn toàn, các bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành tiểu phẫu nhổ bỏ răng bị bệnh giúp ngăn chặn lây lan sang các răng khác. Sau đó người bệnh nên trồng răng giả để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Chỉnh hình khớp cắn
Nếu nguyên nhân gây áp xe răng do chấn thương khớp cắn sau chỉnh nha, các bác sĩ sẽ hỗ trợ điều trị và chỉnh hình khớp cắn. Biện pháp này giúp đưa khớp cắn về đúng vị trí cân xứng, tránh tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
Phẫu thuật
Khi bệnh quá nặng dẫn đến các biến chứng về hô hấp và tim mạch khiến bạn khó thở, sốt cao thì người bệnh cần phải thực hiện cấp cứu để được phẫu thuật kịp thời. Nếu giai đoạn này không được điều trị bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.
Dịch vụ chính
Bảng giá tham khảo
Lý do nên điều trị áp xe răng tại ViDental Kid
Khi trẻ bị áp xe răng, bạn nên đưa con đến khám và điều trị tại ViDental Kid:
- Trang bị đầy đủ thiết bị máy móc hiện đại hàng đầu, thường xuyên cập nhật công nghệ thông minh trong quá trình chẩn đoán, điều trị, mang đến hiệu quả cao nhất, ngăn ngừa tái phát.
- Quá trình xử lý áp xe răng được thực hiện đúng chuẩn Y khoa, chú trọng yếu tố vô trùng, không để vi khuẩn lây lan, đặc biệt ít xâm lấn đến răng, mô mềm, không gây đau nhức, chảy máu.
- ViDental Kid có các bác sĩ là chuyên gia chuẩn Harvard, am hiểu kiến thức chuyên môn, kỹ năng tốt, có nhiều kinh nghiệm điều trị bệnh nha khoa trẻ em, đặc biệt bác sĩ hiểu tâm lý trẻ, có thái độ nhẹ nhàng, chu đáo, tránh tâm lý căng thẳng, lo lắng cho trẻ.
- 100% vật liệu Y tế được nhập khẩu chính hãng, các dụng cụ được khử khuẩn, tiệt trùng liên tục, đảm bảo an toàn tuyệt đối, có cam kết về hiệu quả dịch vụ cho khách hàng.
Bác sĩ Quang Anh
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chuyên khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Phục hình, Nha khoa tổng quát
- Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Kid – Đống Đa, Hà Nội
Công tác và giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều nha khoa, bệnh viện Quốc tế lớn như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec và thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng.
Một số thắc mắc liên quan đến áp xe răng
Người bị bệnh áp xe răng nếu có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức và vùng tổn thương mau lành. Ngược lại nếu bạn ăn uống những món có khả năng kích ứng cho nướu răng thì tình trạng viêm nhiễm sẽ nặng hơn rất nhiều.
- Khách hàng bị áp xe răng nên kiêng ăn các loại bánh kẹo, đồ ngọt, rượu bia, thực phẩm quá nóng, quá lạnh, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán,... [1]
- Để cải thiện triệu chứng, những thực phẩm như rau củ quả, trà xanh sẽ rất tốt cho sức khỏe [2].
- Khách hàng nên chú ý về cách vệ sinh răng miệng hàng ngày, uống đầy đủ nước và thăm khám nha sĩ thường xuyên [3].
Tình trạng áp xe chóp răng hoàn toàn có thể đe dọa đến tính mạng của con người nếu không được điều trị kịp thời [1]. Dẫn tới các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng máu, hoại tử ở sàn miệng, gây viêm mô tế bào mặt. Lúc này, bạn có thể áp dụng các biện pháp dân gian hoặc điều trị bằng Tây y để đạt được hiệu quả tốt nhất [2]. Để phòng tránh được bệnh áp xe răng, bạn hãy chú ý đến việc vệ sinh răng miệng, có chế độ ăn uống hợp lý, lựa chọn sử dụng các sản phẩm tốt cho răng miệng và thường xuyên đi khám nha sĩ [3].
Biện pháp phòng ngừa áp xe răng
Các biện pháp phòng ngừa áp xe răng và các bệnh liên quan đến răng miệng khác người bệnh cần thực hiện là:
- Nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng chứa fluoride. Bên cạnh đó cần làm sạch kẽ răng bằng cách dùng chỉ nha khoa và nước muối sinh lý.
- Nên thay thế bàn chải đánh răng 2 - 3 tháng một lần, hoặc khi thấy lông bàn chải kém để tránh gây tổn thương nướu khi chải răng.
- Nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng nhất là canxi và các loại vitamin trong rau của quả tươi. Bên cạnh đó cần hạn chế thức ăn ngọt, đồ ăn vặt làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng.
- Thăm khám nha khoa thường xuyên cũng là biện pháp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh có thể mắc phải.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!