Áp Xe Răng Có Nguy Hiểm Không? Hiểu Đúng Để Điều Trị Hiệu Quả
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Tình trạng áp xe chóp răng hoàn toàn có thể đe dọa đến tính mạng của con người nếu không được điều trị kịp thời [1]. Dẫn tới các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng máu, hoại tử ở sàn miệng, gây viêm mô tế bào mặt. Lúc này, bạn có thể áp dụng các biện pháp dân gian hoặc điều trị bằng Tây y để đạt được hiệu quả tốt nhất [2]. Để phòng tránh được bệnh áp xe răng, bạn hãy chú ý đến việc vệ sinh răng miệng, có chế độ ăn uống hợp lý, lựa chọn sử dụng các sản phẩm tốt cho răng miệng và thường xuyên đi khám nha sĩ [3].
Áp xe răng có nguy hiểm không? Tìm hiểu chi tiết
Áp xe răng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi khối mủ xuất hiện quanh chóp răng. Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoạt động mạnh và thoát ra ngoài từ tủy răng đã hoại tử. Dấu hiệu nhận biết áp xe răng rõ ràng nhất là hiện tượng sưng đau nướu, răng lung lay, sốt cao, khó chịu và xuất hiện lỗ rò có mủ ở nướu răng.
Vậy bị áp xe răng có nguy hiểm không? Tình trạng áp xe chóp răng hoàn toàn có thể đe dọa đến tính mạng của con người nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể, các biến chứng có thể xảy ra khi người bệnh bị áp xe răng như sau:
Áp xe răng gây nhiễm trùng máu
Vi khuẩn tồn tại trong vết răng bị nứt vỡ, phần trám răng bị hở hay lỗ sâu răng lâu ngày gây ra tình trạng nhiễm trùng tủy và gây hủy hoại tủy răng hoàn toàn. Sau đó, những vi sinh vật này dễ dàng ngấm vào máu do các dây thần kinh chạy dọc dưới chân răng rất nhiều.
Vi khuẩn khi đi vào máu sẽ gây hiện tượng nhiễm trùng máu, theo dòng máu lan rộng và gây nhiễm trùng lên nhiều cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Đặc biệt, với bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch sẽ rất nguy hiểm bởi nhiễm trùng máu làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Viêm tấy và hoại tử ở sàn miệng
Vi khuẩn trong tuỷ răng phát triển nhanh chóng và lây lan sang các vùng xung quanh, trong đó nướu răng và sàn miệng là nơi dễ nhiễm bệnh nhất. Ban đầu người bệnh thấy hiện tượng sưng đỏ, phù nề ở các vị trí này. Khi ấn vào có cảm giác đau nhức khó chịu, cơ thể bắt đầu sốt nhẹ.
Viêm nhiễm kéo dài khiến phần niêm mạc ở sàn miệng ngày càng sưng viêm nghiêm trọng hơn. Lâu dần áp xe răng dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng và hoại tử mô sàn miệng, xương hàm cũng như các răng lân cận. Khi đó, cơ thể bị sốt cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống và sức khỏe người bệnh.
Áp xe răng có nguy hiểm không – Gây viêm mô tế bào mặt
Nguy hiểm hơn cả, áp xe răng có thể gây biến chứng viêm mô tế bào mặt trong trường hợp bệnh kéo dài không được kiểm soát. Lúc này, vùng áp xe lan rộng từ nhiễm trùng khoang miệng đến mô mềm vùng mặt, xoang và cả vùng cổ của người bệnh.
Tình trạng viêm mô tế bào mặt lâu ngày sẽ gây nên ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng bệnh nhân, cụ thể là tình trạng phù nề mặt, tắc nghẽn đường thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong do áp xe răng.
Điều trị áp xe răng thế nào hiệu quả nhất?
Áp xe chân răng có nguy hiểm không, câu trả lời dành cho người bệnh là có. Vậy việc điều trị tình trạng này thế nào nhanh chóng và hiệu quả nhất, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát bệnh? Hiện nay, việc chữa trị áp xe răng có nhiều cách thực hiện. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với bản thân mình.
Chữa áp xe răng bằng phương pháp dân gian
Áp xe răng nguy hiểm nhưng ở giai đoạn mới khởi pháp hoàn toàn có thể dễ dàng kiểm soát được bằng những mẹo chữa đơn giản tại nhà. Cụ thể, người bệnh bị áp xe răng có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:
- Dùng baking soda: Đây là một lựa chọn hợp lý dành cho người bệnh muốn điều trị áp xe răng, áp xe nướu răng nhanh tại nhà. Baking soda giúp loại bỏ mảng bám trên răng, kháng khuẩn tốt và làm giảm viêm nhiễm trong miệng hiệu quả. Bệnh nhân chỉ cần dùng 1 muỗng baking soda, hòa cùng 1 cốc nước và thêm một chút muối để súc miệng. Hãy ngậm trong miệng khoảng 5 phút trước khi nhổ bỏ để đảm bảo vi khuẩn được tiêu diệt hoàn toàn.
- Chườm lạnh: Dùng đá chườm vào khu vực bị áp xe răng sẽ giúp người bệnh giảm nhanh đau nhức và sưng tấy tại nhà. Bạn dùng khăn mỏng sạch, bọc vài viên đá lạnh vào rồi tiến hành chườm lên má vùng răng bị áp xe. Cảm giác ê buốt sẽ được kiểm soát tức thì, giúp bạn dễ chịu và thoải mái hơn.
- Dùng dầu đinh hương: Dầu đinh hương không chỉ triệt tiêu mùi hôi miệng hiệu quả mà còn là phương thuốc chữa đau nhức răng tự nhiên. Nhờ có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tốt, dầu đinh hương được mọi người khuyên sử dụng tại nhà trong điều trị áp xe răng. Bạn dùng vài giọt dầu để nhỏ vào cốc nước ấm, sau đó ngậm trong miệng từ 3 – 5 phút trước khi nhổ bỏ. Áp dụng 2 lần mỗi ngày để cảm nhận sự chuyển biến bệnh rõ ràng.
- Tỏi tươi: Tỏi là dược liệu tự nhiên được dùng nhiều trong điều trị bệnh lý bởi đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và nâng cao sức đề kháng cơ thể. Tỏi dùng chữa trị áp xe răng sẽ giúp giảm nhanh đau nhức, sưng viêm nướu do vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. Bạn dùng một củ tỏi lột sạch vỏ, đập dập rồi dùng để xoa trực tiếp lên vùng răng bị áp xe. Áp dụng cách này từ 3 – 4 lần trong ngày, tình trạng viêm nhiễm áp xe hoàn toàn được loại bỏ.
Những mẹo chữa tại nhà này được dùng khi áp xe răng đang ở giai đoạn nhẹ. Trường hợp người bệnh đã áp dụng một thời gian nhưng không hiệu quả cần ngưng sử dụng và tìm đến các giải pháp chữa trị chuyên sâu hơn.
Xem thêm: Áp xe răng số 7 phải làm sao? Cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả
Tây y điều trị áp xe răng hiệu quả
Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn trong điều trị áp xe răng, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở uy tín để được chuyên gia hướng dẫn cụ thể. Sau khi thăm khám và quan sát biểu hiện, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn những phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
- Điều trị tủy răng: Để chữa áp xe răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần tủy răng bị nhiễm khuẩn nhằm làm sạch ổ vi khuẩn trong răng. Điều này giúp cho vết viêm nhiễm quanh chóp trở nên chóng lành hơn. Thông thường với áp xe răng cấp, trong lần điều trị đầu cần phải tạo lỗ mở ở răng hoặc rạch ổ áp xe để dẫn lưu dịch mủ. Những lần sau, bác sĩ sẽ làm điều trị tủy, bao gồm các công đoạn làm sạch, bịt kín phần ống tủy cũng như trám kín răng.
- Nhổ bỏ răng: Trường hợp răng bị áp xe quá nghiêm trọng, phần tủy và chóp răng đã bị phá hủy hoàn toàn và không thể điều trị bảo tồn sẽ được xem xét nhổ bỏ. Đây là phương án cuối cùng, cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện bởi nhổ răng sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai sau này. Sau khi đã nhổ răng, người bệnh cần được trồng răng giả thay thế ngay trong 3 tháng đầu, càng sớm càng tốt.
- Dùng thuốc điều trị: Chữa trị áp xe răng bên cạnh các can thiệp tiểu phẫu nếu cần, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc uống điều trị nội khoa. Hầu hết các loại thuốc giảm đau, kháng viêm được dùng rất phổ biến để cải thiện viêm nhiễm ở nướu, giảm sưng tấy, đau nhức hay sốt cao.
- Điều chỉnh khớp cắn: Một số trường hợp áp xe răng xảy ra do sai khớp cắn sau khi điều trị bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành mài điều chỉnh hoặc làm phục hồi lại khớp cắn sao cho chuẩn xác, người bệnh hết viêm nhiễm áp xe.
Áp xe răng ở giai đoạn đầu có ít biểu hiện ảnh hưởng tới sức khỏe, tuy nhiên người bệnh không được chủ quan coi nhẹ bệnh lý. Nếu thấy các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là sốt cao, khó thở, răng lung lay dữ dội thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Áp xe răng có nguy hiểm không – Cách phòng tránh
Bệnh lý áp xe răng đa số là do tình trạng sâu răng lâu ngày không được điều trị kết hợp với vệ sinh răng miệng kém mà thành. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh có hiệu quả tích cực trong ngăn ngừa và điều trị áp xe nướu răng. Một số giải pháp người bệnh dễ dàng thực hiện tại nhà bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng đều đặn: Người bệnh cần duy trì khoang miệng sạch khuẩn bằng cách súc miệng, đánh răng mỗi ngày sau khi ăn. Hãy dùng bàn chải đánh răng có các đầu lông mềm để tránh làm xước nướu, thay bàn chải 3 tháng/ lần để tránh vi khuẩn sinh sôi gây hại.
- Kết hợp các phương pháp vệ sinh răng miệng khác: Đánh răng là không đủ đối với việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Người bệnh nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng, dùng bàn chải kẽ răng chuyên dụng, bàn chải rơ lưỡi, dung dịch vệ sinh miệng chuyên dùng.
- Duy trì chế độ ăn hợp lý: Người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ địa và bệnh lý răng miệng của mình. Hãy hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa đường lên men và thay thế bằng đường không gây sâu răng như Sorbitol. Bên cạnh đó, tăng cường bổ sung các loại rau xanh, củ quả để kích thích tiết nước bọt khoang miệng và nâng cao đề kháng cơ thể.
- Lựa chọn các sản phẩm tốt cho răng miệng: Nghiên cứu những dòng sản phẩm có chứa Fluor trong thành phần để ngăn chặn nguy cơ sâu răng có thể xảy ra.
- Thăm khám nha khoa định kỳ: Bạn nên thăm khám tại các cơ sở uy tín thường xuyên, đều đặn để đảm bảo sức khỏe răng miệng được khỏe mạnh. Đồng thời bác sĩ sẽ chỉ ra các bệnh lý bạn đang mắc phải cũng như hướng xử lý sớm nhất. Đối với các trường hợp có sẵn bệnh lý răng miệng cần tái khám đúng lịch theo chỉ định của nha sĩ.
Bài viết trên đấy đã giúp bạn đọc trả lời được thắc mắc áp xe răng có nguy hiểm hay không. Đây là tình trạng vô cùng phổ biến và sẽ gây khó chịu đến sinh hoạt và sức khỏe của mọi người. Nếu không được chữa trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng không tốt. Bởi vậy ngay từ bây giờ, bạn hãy duy trì cho mình thói quen tốt, thăm khám nha sĩ mỗi khi cảm nhận những bất thường về răng miệng.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!