Áp Xe Răng Số 7 Phải Làm Sao? Cách Điều Trị Và Phòng Bệnh Hiệu Quả
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Áp xe răng số 7, áp xe răng số 6, áp xe răng số 8 là gì? Đây là vấn đề về răng miệng rất nhiều người gặp phải hiện nay. Áp xe răng nói chung nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến nướu và chức năng ăn nhai của bạn. Vậy áp xe răng số 7 phải xử lý thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách chữa trị và phòng ngừa bệnh qua bài viết của chúng tôi.
Áp xe răng số 6, số 7 là như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh
Tình trạng áp xe răng rất phổ biến, đây là biến chứng của việc răng bị nhiễm trùng nặng, hại khuẩn từ các mảng bám trên răng có thể gây tích tụ mủ ở chân hay nướu răng. Ngoài ra, áp xe răng cũng có thể xuất hiện khi răng bị chấn thương, nứt vỡ làm vi trùng len vào chân răng.
Khi mủ tích tụ đủ nhiều sẽ tạo ra áp lực chèn vào dây thần kinh quanh hàm, gây nên những cơn đau dữ dội. Vậy vì sao chúng ta thường gặp tình trạng áp xe răng số 6, số 7 hay áp xe răng khôn nhiều hơn hẳn so với những chiếc răng khác trên cung hàm?
- Răng số 6: Đây là răng hàm vĩnh viễn mọc sớm nhất mà không có răng sữa trước đó. Trẻ thường mọc răng số 6 từ khi lên 6 tuổi, lúc này ý thức vệ sinh răng miệng còn kém dẫn đến răng thứ 6 dễ bị sâu. Vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm tủy, áp xe răng số 6 nặng và dễ dẫn đến nguy cơ mất răng số 6.
- Răng số 7: Răng số 7 là răng hàm lớn tiếp theo, có vị trí đặc biệt do nằm ở trong cùng của hàm. Răng số 7 có vai trò rất quan trọng trong quá trình ăn nhai hàng ngày, bởi vậy chúng chịu lực nhiều. Cùng với đó là việc vệ sinh khó khăn do nằm ở sâu bên trong, răng số 7 dễ bị sâu nhất trong số tất cả các răng. Răng số 7 cũng dễ bị răng số 8 (răng khôn) mọc lệch gây chèn ép, vì thế vị trí kẽ răng số 7 và số 8 là nơi dễ viêm nhiễm, áp xe răng nhất.
Bởi thế, nếu không được quan tâm, chăm sóc và vệ sinh răng miệng đều đặn sạch sẽ hàng ngày, răng số 6 và số 7 dễ dàng bị tổn thương nghiêm trọng. Một trong số những bệnh lý thường mắc phải rất nguy hiểm chính là áp xe răng.
Triệu chứng của áp xe răng số 7
Thực tế rằng bạn sẽ không khó để nhận biết bản thân mình đang bị áp xe răng số 6, 7. Tương tự như các áp xe răng khác, răng số 6 và 7 bị áp xe cũng biểu hiện với 2 kiểu chính là áp xe quanh chóp răng và áp xe nha chu. Cụ thể với các dấu hiệu như sau:
- Nướu bị sưng và chứa túi mủ: Ở chân răng bị bệnh, nướu bị sưng to trông giống một chiếc túi nhỏ. Bên trong túi này có chứa đầy mủ viêm nhiễm và có thể vỡ bất cứ lúc nào.
- Mặt sưng nề: Vùng mặt ngoài ở vị trí có chiếc răng bị áp xe sẽ có hiện tượng sưng nề và khá cứng. Khi ấn vào má bạn sẽ cảm giác bị đau nhức vô cùng khó chịu, đây là biểu hiện rõ ràng của việc nhiễm trùng.
- Quá trình ăn nhai bị cản trở: Răng số 6, 7 chịu trách nhiệm nhai chính. Bởi vậy khi ăn nhai, những chiếc răng này bị áp xe gây cảm giác đau nhói. Tình trạng đau nhức này càng trở nên thường xuyên hơn khi bệnh nghiêm trọng, kể cả khi không có kích thích nào. Răng bị nhạy cảm quá mức với những loại thức ăn nóng, lạnh, quá cứng, hoặc dẻo.
- Xuất hiện mùi hôi miệng: Mủ áp xe ứ đọng ở trong khoang miệng gây nên mùi hôi khó chịu. Ngoài ra bạn còn thấy hạch bạch huyết dưới cổ bị sưng to, sốt nhẹ, đau đầu, mất tập trung, cơ thể mệt mỏi,…
- Đốm trắng ở chân răng: Một số trường hợp người bệnh thấy xuất hiện những đốm trắng ở xung quanh chân răng bị áp xe. Đây là đốm mủ đã tích tụ và đang có xu hướng lan dần xuống khu vực xương hàm.
Áp xe răng số 6, 7 khác gì so với áp xe răng số 8?
Răng số 8 là răng trong cùng của hàm, hay còn gọi là răng khôn và thường mọc ở lứa tuổi trưởng thành (18 – 24 tuổi). Những răng khôn này thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm hoàn toàn bởi cung hàm không đủ chỗ trống. Răng này thường xuyên gây chèn ép lên các răng lân cận, đặc biệt là răng số 7.
Bởi mọc lệch nên răng số 8 không chịu trách nhiệm nhai chính trên cung hàm. Răng khôn mọc lệch là nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm nhiễm tại chỗ, gây sâu răng do thức ăn, mảng bám tích tụ nhiều. Điển hình nhất về bệnh lý răng tại đây chính là áp xe răng số 8.
Tuy nhiên, hướng xử lý khi bạn bị áp xe răng số 8 sẽ hoàn toàn khác so với điều trị áp xe răng số 6 hay số 7. Thông thường răng số 6 và số 7 gặp vấn đề, nha sĩ sẽ cố gắng hết sức để chữa trị theo hướng bảo tồn răng tối đa. Bởi những răng này có trách nhiệm quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn nên việc dùng kháng sinh, dẫn lưu răng nhiễm trùng để xử lý là hoàn toàn cần thiết.
Trái với răng số 6, 7 khi bị áp xe, răng số 8 sẽ có xu hướng bị nhổ bỏ càng sớm càng tốt để không gây ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc hàm răng. Việc nhổ răng số 8 sẽ ngăn chặn nguy cơ tái phát áp xe răng về sau.
Triệu chứng áp xe răng số 8 thường khá dễ để nhận biết. Ngoài những biểu hiện sưng và đau nhức như thông thường, người bệnh sẽ thấy dấu hiệu đặc trưng là chứng “chật hàm”. Khi nghi ngờ mình bị áp xe răng, hãy đến cơ sở gần nhất để được nha sĩ hướng dẫn xử lý nhanh chóng.
Đọc thêm: Áp xe răng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị an toàn
Các cách điều trị áp xe răng hiệu quả
Để điều trị áp xe răng số 7 một cách hiệu quả và an toàn nhất, bạn nên đến những địa chỉ nha khoa uy tín để được xác định mức độ viêm, từ đó có hướng chữa trị phù hợp. Căn cứ vào vị trí áp xe răng mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị sẽ khác nhau, nhưng mục đích chính là loại bỏ phần nhiễm trùng, bảo tồn tối đa phần răng và giảm thiểu các biến chứng.
Dùng thuốc giảm đau cải thiện bệnh
Thuốc giảm đau trong điều trị áp xe răng số 7 cho hiệu quả nhanh chóng nhưng cần có sự hướng dẫn cụ thể từ phía bác sĩ chuyên môn. Một số loại thuốc như Erythromycin 250mg, Paracetamol 500mg được dùng rất phổ biến hiện nay.
Khi điều trị, bạn nên kết hợp vệ sinh miệng bằng nước muối loãng để làm dịu bớt các cơn đau do áp xe. Người bệnh chú ý thuốc giảm đau chỉ dùng cho những tình huống áp xe nhẹ. Nếu thấy việc sử dụng không mang đến hiệu quả nhiều, hết thuốc vết áp xe lại đau nặng thì nên điều trị chuyên sâu hơn.
Điều trị tủy, rạch ổ áp xe và làm răng phục hình
Áp xe khá nghiêm trọng nhưng răng vẫn có khả năng bảo tồn được sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị bằng phương pháp này. Nha sĩ tiến hành nạo hết phần mô nhiễm trùng khỏi răng, mở ống tủy để nạo đi tủy chết. Sau đó chèn thêm Gutta – percha vào ống tủy để thay thế phần tủy viêm đã bị bỏ đi.
Ở ổ áp xe, nha sĩ sẽ rạch một lỗ rò nhỏ và mở phần niêm mạc nướu đã bị tổn thương. Hút bỏ hết những dịch mủ viêm và làm sạch phần mô này để đóng lại. Cách làm này giúp ngăn chặn sự phát triển trở lại của vi khuẩn sau này.
Quá trình điều trị tủy đã hoàn tất, nha sĩ cần đánh giá lại mức độ thương tổn của răng một lần nữa để quyết định cho người bệnh bọc răng sứ hay trám răng. Tuân theo nguyên tắc bảo tồn răng thật tối đa, bác sĩ thường chỉ định hàn trám răng thẩm mỹ. Phương pháp này vừa đơn giản, chi phí tiết kiệm lại không xâm lấn nhiều đến cấu trúc của răng tự nhiên.
Nếu răng số 7 bị áp xe nghiêm trọng và cấu trúc bị ảnh hưởng nhiều phần, nha sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ cho bạn. Bước đầu là mài cùi răng tự nhiên cho bớt đi, sau đó tiến hành chụp mão sứ và cố định răng sứ bằng keo dán. Răng sứ có độ bền cao, nếu bạn chăm chỉ giữ gìn và vệ sinh, tuổi thọ của chúng có thể lên đến 15 – 20 năm.
Rạch ổ áp xe và tiến hành nhổ răng số 7
Trong trường hợp bạn bị áp xe răng quá nặng, tủy răng bị viêm nhiễm không thể xử lý theo hướng bảo tồn được, bác sĩ buộc phải chỉ định nhổ răng. Cách này sẽ giúp làm sạch toàn bộ mủ viêm trong chân răng, giảm đau nhức răng nhanh chóng và tránh lây lan bệnh đến các răng xung quanh.
Răng số 6, 7 là răng hàm có hệ thống dây thần kinh dưới chân răng phức tạp. Bởi vậy người bệnh nên tìm đến các địa chỉ khám chữa uy tín với bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao để thực hiện. Việc nhổ bỏ răng tại các phòng khám không đảm bảo an toàn có thể gây ra các biến chứng đến hệ thần kinh, viêm nhiễm tái phát về sau.
Sau khi nhổ răng số 6, 7 bị áp xe và xử lý viêm, việc trồng lại răng giả thay thế càng sớm càng tốt. Bởi nếu để ổ răng trống quá lâu sẽ làm xương hàm dần bị tiêu biến. Ngoài ra, chức năng nhai cũng bị ảnh hưởng và các răng có hiện tượng xô lệch về phía răng bị trống.
Biện pháp phòng ngừa áp xe răng tốt nhất
Áp xe nướu răng hay bất kỳ các bệnh lý về răng miệng khác đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của bạn. Bởi vậy chăm sóc răng miệng là việc làm hoàn toàn cần thiết để tránh xa bệnh áp xe răng, cụ thể như:
- Luôn vệ sinh răng miệng mỗi ngày bằng cách đánh răng đều đặn 2 – 3 lần. Hãy nhở chải răng kỹ càng cả mặt trong lẫn mặt ngoài bởi răng số 6, 7 nằm sâu trong cùng của hàm, rất khó để vệ sinh sạch.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch phần kẽ răng sau mỗi bữa ăn trong ngày. Chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ hết thức ăn thừa, mảng bám trên răng mà dùng tăm thông thường khó có thể làm sạch.
- Súc miệng bằng nước chuyên dụng hay nước muối sinh lý để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn có hại ra khỏi khoang miệng, đồng thời khử mùi hôi miệng hiệu quả.
- Không nên ăn những loại đồ ăn quá cứng, quá dai bởi chúng tạo áp lực nhiều lên răng hàm, có thể khiến răng hàm bị nứt vỡ.
- Khi bị sâu răng hay gặp phải các chấn thương gây mẻ vỡ răng hàm. Bạn nên đến nha khoa để xử lý sớm bằng cách hàn trám răng, bọc mão răng hoặc dán sứ để tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh áp xe.
- Đến nha sĩ để tiến hành cạo vôi răng, làm vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhằm tránh vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh về răng.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về chứng áp xe răng số 7 cũng như hướng xử lý khi mắc bệnh. Hãy nhớ rằng phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, bạn nên chú ý bảo vệ sức khỏe răng miệng để áp xe răng số 7 không bao giờ có cơ hội xuất hiện.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!