Áp Xe Quanh Chóp Răng Là Gì, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Áp xe quanh chóp răng là bệnh lý về răng miệng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này gây nên những cơn đau nhức, khó chịu khiến bạn mất ăn, mất ngủ, thậm chí cơn đau có thể lan ra vùng tai hoặc cổ. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hủy như viêm tủy, tiêu xương hàm, mất răng,…Vậy nguyên nhân áp xe quanh chóp răng là gì, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào?

Áp xe quanh chóp răng là gì? Dấu hiệu nhận biết

Áp xe răng quanh chóp răng (tên tiếng Anh là Periapical abscess) bắt nguồn từ bên trong khoang răng (hay được gọi là buồng tủy) là một tập hợp mủ được cấu thành từ các tế bào bạch cầu chết, các mảnh vụn mô và vi khuẩn. Về cơ bản, trước khi hình thành áp xe, răng đã mất đi khả năng chống nhiễm trùng và vi khuẩn có thể xâm nhập và tích tụ ở buồng tủy. Khi vi khuẩn sinh sôi, nhiễm khuẩn lây lan từ buồng tủy và thoát ra từ chóp của chân răng vào xương gây ra tình trạng áp xe

Áp xe quanh chóp răng bắt nguồn từ tủy răng
Áp xe quanh chóp răng bắt nguồn từ tủy răng

Áp xe quanh chóp răng khác với áp xe nướu hay áp xe nha chu do nguồn nhiễm trùng bàn đầu. Áp xe quanh chóp bắt nguồn từ tủy răng và thoát ra khỏi răng ở chóp chân răng. Còn áp xe nướu hay áp xe nha chu bắt đầu trong túi nướu ngoài răng bên cạnh chân răng do bệnh lý vùng lợi và quanh răng.

Bệnh áp xe quanh chóp răng dễ dàng nhận biết bởi các dấu hiệu sau đây:

  • Răng bị áp xe chuyển sang màu tối hơn so với các răng xung quanh. Điều này là do các thành phần bên trong tủy hoại tử thấm vào lớp răng xốp gây ra sự đổi màu này.
  • Cảm thấy đau nhức khi ăn hoặc chạm vào răng. Khi này áp xe đã lây lan ra chóp răng (cuống răng) khiến cho các cấu trúc hỗ trợ như nướu răng, xương,… bị ảnh hưởng. Dẫn đến tình trạng đau nhức, đôi khi đau dữ dội.
  • Sưng đỏ nề mô nướu và có chứa mủ. Khi bị áp xe quanh chóp răng sẽ thấy lợi sưng nổi lên giống như một cái mụn gần răng bị bệnh. Khi mụn thủng có thể tạo ra lỗ rò và bị vỡ mủ ra dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
  • Sưng hàm, mặt hoặc các hạch bạch huyết tại chỗ. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đang gia tăng.
  • Hơi thở trong khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
Khi bị áp xe quanh chóp bạn sẽ cảm thấy đau nhức
Khi bị áp xe quanh chóp bạn sẽ cảm thấy đau nhức

Ngoài ra, một số trường hợp răng bị áp xe quanh chóp nhưng không thấy bất kỳ triệu chứng nào do răng đã chết (hiện tượng không phản ứng khi kích thích). Tuy nhiên, áp xe vẫn tồn tại và có thể lan rộng nếu để lâu ngày. Chính vì vậy, có nhiều trường hợp người bệnh bị áp xe quanh chóp nhưng không có bất cứ triệu chứng nào.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp xe quanh chóp và cách chẩn đoán bệnh

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng áp xe quanh chóp răng là do sâu răng hoặc nứt mẻ răng. Ban đầu, vi khuẩn gây hại xâm nhập vào trong tủy răng làm cho tủy bị viêm hoặc gây chết tủy. Sau khi tủy răng chết, các vi khuẩn này tiếp tục xâm nhập, lây lan tới chóp răng hình thành áp xe chóp răng.

Bên cạnh đó, áp xe còn có thể xảy ra khi răng bị sang chấn mạnh khiến cho mạch máu trong khoang răng bị tổn thương dẫn tới viêm quanh cuống răng gây ra tình trạng áp xe. Áp xe quanh chóp răng thường tập trung ở các vị trí khác nhau như: trong các phần mềm của răng, ở dưới hoặc ở trên màng răng,..

Các cách điều trị áp xe quanh chóp răng theo từng giai đoạn

Nhiều người thường không quan tâm đến bệnh lý này, tuy nhiên việc điều trị áp xe chóp răng là điều vô cùng quan trọng. Bởi ngay cả khi áp xe răng vỡ ra, bạn cũng nên thăm khám bác sĩ, làm sạch vùng áp xe để đảm bảo nhiễm trùng không lan ra các vùng khác bao gồm toàn bộ vùng khoang miệng, đầu, cổ, thậm chí là não. Có những trường hợp để bệnh trở lên nghiêm trọng còn dẫn đến nhiễm trùng huyết và nguy hiểm đến tính mạng.

Dưới đây là các cách chữa trị áp xe quanh chóp răng phổ biến ở từng giai đoạn cụ thể:

Giai đoạn mới sưng

Giai đoạn này khi tình trạng bệnh vẫn chưa tiến triển nặng, khu vực áp xe vẫn chưa tụ mủ nghiêm trọng nên việc chữa trị sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. 

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể súc miệng bằng nước ấm hoặc đắp gạc ấm để giảm đau nhức. Bên cạnh đó nên kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn sự lây lan và phát triển của vi khuẩn.

Giai đoạn hình thành áp xe chóp răng

Nếu như vết thương diễn biến ngày càng nặng, người bệnh cần chú ý theo dõi thường xuyên. Khu vực tổn thương bị tích tụ mủ thì cần phải rạch dẫn lưu áp xe ở điểm thấp nhất. Tùy thuộc vào vị trí tụ mủ và tình trạng áp xe, bác sĩ sẽ xác định vị trí rạch phù hợp.

Nếu áp xe hình thành dưới màng xương thì bạn cần làm tiểu phẫu rạch qua màng xương. Trong trường hợp áp xe đã qua màng xương đi vào phần mềm răng hay mặt trong của xương hàm, cần chọn điểm rạch ở gần chỗ chuyển sóng.

Trường hợp nặng, không thể rạch qua xương hàm, có thể bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Khi này, chỉ có nhổ răng mới dẫn lưu được hết mủ trong ổ răng. Nếu để lâu, chần chừ không nhổ răng, khả năng cao vi khuẩn sẽ lan rộng vào tổ chức gây viêm xương và nhiễm độc toàn thân.

Xem thêm: Áp xe răng có nguy hiểm không? Hiểu đúng để điều trị hiệu quả

Lưu ý khi điều trị áp xe chóp răng

  • Khi thấy có triệu chứng áp xe chóp răng, bạn nên đến kiểm tra trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín. Bác sĩ sẽ thăm khám và căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Trước khi đưa ra phương án điều trị, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp X quang để xác định chính xác khu vực và tình trạng ổ viêm cũng như biết được vị trí áp xe hình thành ở đâu.
  • Người bệnh tuyệt đối không tự điều trị áp xe tại nhà dưới mọi hình thức. Việc uống kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ hoặc tự làm chảy mủ trong ổ viêm có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Điều này không những làm ổ viêm nặng thêm mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

Cách phòng tránh bệnh áp xe quanh chóp răng

Để phòng tránh bệnh áp xe quanh chóp răng bạn, cách tốt nhất là chăm sóc, vệ sinh răng miệng một cách khoa học, cụ thể: 

  • Thường xuyên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày (nhất là sau mỗi bữa ăn)
  • Sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng có chứa Fluoride
  • Có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng để làm sạch các kẽ răng, loại bỏ vụn thức ăn.
  • Thay bàn chải đánh răng thường xuyên (tối thiểu 3 tháng/lần)
  • Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các bệnh lý về răng miệng nếu có
  • Ngoài ra, cần tránh chế độ ăn mất cân đối, khiếm khuyết vitamin và muối khoáng. Bổ sung thật nhiều nước để tránh tình trạng khô miệng.
  • Hạn chế những loại thức ăn dễ gây sâu răng như các chất bám dính, bánh kẹo ngọt, dẻo,..
Sử dụng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn bám ở kẽ răng
Sử dụng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn bám ở kẽ răng.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bệnh áp xe quanh chóp răng. Nếu thấy những biểu hiện bất thường bạn nên đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Đừng bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo