Chụp X-quang Răng: Quy Trình, Phương Pháp Và Lưu Ý
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
Chụp X-quang răng là một kỹ thuật nha khoa quan trọng, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến răng miệng. Hiện nay có rất nhiều công nghệ và máy chụp phim răng trên thị trường giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý nha khoa mà người bệnh đang gặp phải, từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến kỹ thuật này, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Chụp X-quang răng là kỹ thuật gì?
Chụp X-quang răng là kỹ thuật mô phỏng chính xác tất cả những hình ảnh bên trong khoang miệng bao gồm răng, cấu trúc, xương hàm và các mô mềm xung quanh. Nhờ đó mà bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện các bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, áp xe răng, u nang. Thông qua kết quả chụp phim, nha sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Chụp X-quang răng là một trong những phương pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình điều trị nha khoa.
Kỹ thuật này được chỉ định trong một số trường hợp sau đây:
- Xác định vị trí răng khôn mọc ngầm, hoặc mọc lệch để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Phát hiện chấn thương ở răng và cấu trúc xương hàm.
- Kiểm soát các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng,…
- Theo dõi quá trình mọc răng và niềng răng ở trẻ em.
- Đánh giá cấu trúc răng và xương hàm sau khi chỉnh nha hoặc phục hình thẩm mỹ.
7 kỹ thuật chụp X-quang răng phổ biến hiện nay
Hiện nay, chụp X-quang răng được chia thành nhiều phương pháp khác nhau nhằm hỗ trợ quá trình điều trị hoặc phục nha thẩm mỹ tốt hơn, điển hình như:
- Chụp X-quang 1 răng:
Đây là phương pháp khá phổ biến, giúp bác sĩ phát hiện chính xác vị trí răng bị tổn thương và kiểm tra tình trạng sức khỏe răng lân cận. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong quy trình điều trị răng sâu, chữa viêm tủy và hàn/trám răng.
- Chụp X-quang vòng quanh răng:
Từ phim chụp X-quang vòng quanh răng, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh tổng quát về hàm răng trên và hàm răng dưới. Kỹ thuật này ra đời nhằm khắc phục phương pháp chụp răng truyền thống.
Thay vì để phim vào trong khoang miệng, bệnh nhân chỉ cần ngồi yên giữ đầu thẳng, máy sẽ tự động quay xung quanh. Được biết, phương pháp chụp X-quang vòng quanh răng giúp nha sĩ dễ dàng phát hiện bệnh lý nha khoa, từ đó lên kế hoạch điều trị sớm, tránh để lại biến chứng nguy hiểm về sau.
- Chụp X-quang toàn cảnh:
Đây là máy chụp phim răng 2D, cho phép ghi lại toàn bộ khoang miệng bao gồm phần răng, cấu trúc hàm trên, hàm dưới và các mô xung quanh. Từ phim chụp, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát vị trí răng mọc ngầm, răng sâu, phân biệt được cả răng lấy tủy và chưa lấy tủy. Thêm vào đó, máy chụp X-quang toàn cảnh còn giúp phân tích những răng đang gặp vấn đề nghiêm trọng giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Chụp X-quang 3 chiều:
Đây là công nghệ chụp X-quang răng tân tiến và hiện đại nhất trên toàn thế giới. Kỹ thuật này giúp nha sĩ đánh giá được cấu trúc vùng răng, hàm mặt thông qua hình ảnh 3 chiều. Nhờ đó có thể phát hiện sớm các mầm bệnh liên quan đến răng miệng. Đặc biệt, tại một số cơ sở nha khoa, công nghệ chụp X-quang 3 chiều được kết hợp cùng phần mềm kỹ thuật số, điển hình là I- CAT VISIONTM mang đến kết quả chụp phim chính xác đến từng chi tiết nhỏ. Thêm vào đó, các chuyên gia đã chứng minh sử dụng công nghệ chụp răng 3 chiều sẽ làm giảm lượng tia bức xạ gấp 17 lần so với thông thường. Đây là một trong những tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển vượt bậc của ngành nha khoa.
- Chụp X-quang cận chóp:
Đây là kỹ thuật khá phổ biến trong quy trình điều trị các vấn đề liên quan đến răng hàm mặt. Từ phim chụp, bác sĩ có thể xác định chính xác cấu trúc, hình thái của răng. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ bị u nang xương hàm hoặc xuất hiện túi mủ quanh răng.
- Chụp X-quang cánh cắn:
Kỹ thuật chụp X-quang cánh thường được áp dụng khi khách hàng có nhu cầu chỉnh nha thẩm mỹ. Kết quả chụp phim cho thấy sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới, tỷ lệ sai lệch khớp cắn, từ đó nha sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp.
- Chụp X-quang cắn:
Chụp X-quang cắn mô phỏng hình ảnh vòm miệng giúp phát hiện các răng mới mọc hoặc răng sữa chưa rụng. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán sự phát triển mô bất thường, u nang, tình trạng hở hàm ếch, móm,… Đây cũng là phương pháp được sử dụng để tìm kiếm những vật thể lạ trong khoang miệng.
Quy trình chụp X-quang răng gồm những bước nào?
Quy trình chụp X-quang răng khôn diễn ra theo 3 bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân tháo bỏ các vật dụng không cần thiết như trang sức kim loại, vòng cổ, lắc tay,… Sau đó bạn sẽ được mặc một bộ áo chì nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự tác động của tia bức xạ X. Riêng vùng cổ, nha sĩ sẽ che chắn cho bệnh nhân bằng một lớp vải để bảo vệ tuyến giáp.
- Bước 2: Kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh tư thế ngồi của bạn sao cho đạt chuẩn. Tùy từng phương pháp, bệnh nhân được yêu cầu cắn nhẹ một tấm phim nhựa hoặc một tấm cảm biến kỹ thuật số. Đối với phương pháp chụp X-quang răng khôn, việc đưa phim vào miệng là không cần thiết. Vì vậy, bạn chỉ cần giữ nguyên đầu trong vòng 15 giây. Thêm vào đó, trong quá trình chụp phim, chỉ có mình bệnh nhân ở lại trong phòng. Tất cả mọi người bao gồm kỹ thuật viên và người nhà đều phải ra ngoài để tránh tia bức xạ X.
- Bước 3: Sau khi quá trình chụp X-phim kết thúc, kỹ thuật viên sẽ vào phòng và tháo bỏ thiết bị ra khỏi vùng đầu của bệnh nhân. Lúc này, bạn cần ngồi chờ trong vòng 10 – 15 phút để nhân viên xử lý hình ảnh. Cuối cùng, người bệnh sẽ cầm kết quả chụp phim đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý quan trọng khi chụp X-quang răng để đảm bảo an toàn
Được biết, quy trình chụp X-quang răng khá nhanh chóng, bệnh nhân chỉ mất khoảng 30 phút và hầu như không xảy ra bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nếu bạn đang mang thai hoặc có khả năng mang thai cần thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên. Các chuyên gia cảnh báo, mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ không nên chụp X-quang răng vì đây là giai đoạn nhạy cảm, tế bào chưa biệt hóa nên dễ bị tác động bởi tia bức xạ X.
- Trường hợp trẻ em bị hô, móm, sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, mẹ nên đưa bé đi chụp X-quang răng sớm để lên kế hoạch niềng răng sớm nhất, tránh phát sinh những rủi ro về sau.
- Làm theo hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên, đeo áo trì, tháo bỏ trang sức kim loại và ngồi đúng tư thế trước khi chụp X-quang răng.
- Trước khi chụp, bạn nên giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng để kết quả chụp phim chính xác nhất.
- Nếu đã từng chụp X-quang răng, bệnh nhân nên mang theo phim cho lần khám tiếp theo để bác sĩ dễ dàng theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại.
- Lựa chọn bệnh viện, trung tâm, phòng khám nha khoa uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Những địa chỉ này thường trang bị cơ sở vật chất hiện đại, các máy chụp X-quang răng đều được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn tuyệt đối cho sức khỏe con người.
- Sau khi có kết quả chụp phim, bệnh nên nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ nhằm xử lý dứt điểm các bệnh lý nha khoa nguy hiểm, tránh để lại biến chứng về sau.
- Quy trình chụp X-quang răng không gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể nên bạn có thể ăn uống bình thường mà không cần kiêng bất kỳ loại thực phẩm nào.
- Người bệnh không nên lạm dụng kỹ thuật nha khoa này, tần suất chụp X-quang răng định kỳ đối với người lớn là 2 – 3 năm/lần, trẻ em là 1 – 2 năm/lần. Trường hợp bệnh nhân bị sâu răng, viêm nha chu thì cần chụp X-quang răng 6 tháng – 1 năm một lần.
Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết nhất bao gồm phương pháp, quy trình và các lưu ý quan trọng trong quá trình chụp X-quang răng. Nhìn chung, đây là kỹ thuật tương đối đơn giản và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định từ bác sĩ và kỹ thuật viên để tránh tác động của tia bức xạ X.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!