Dây Cung Niềng Răng Và Các Vấn Đề Thường Gặp Khi Sử Dụng

Dây cung niềng răng là loại khí cụ chỉnh nha quan trọng và không thể thiếu khi thực hiện phương pháp niềng răng mắc cài kim loại [1]. Dây cung có cấu tạo mảnh và được tích hợp vào mắc cài trên thân răng.

  • Vai trò của các dây này là tạo ra lực kéo giúp điều chỉnh các răng xô lệch về vị trí chuẩn trên cung hàm [2].
  • Các loại dây cung trong niềng răng có thể kể đến như:Dây cung niềng răng bằng hợp kim kim loại quý, Dây cung Stainless Steel, Dây cung Cobalt – Chromium, Dây cung Niken – titan (Niti), Dây cung Titan – Beta (TMA) [3].
  • Sau khi niềng răng, thức ăn rất dễ bị dắt lại trên mắc cài hoặc trong các khe, bạn nên chú ý vệ sinh thật kỹ, tránh ảnh hưởng tới quá trình niềng răng [4].

Dây cung niềng răng là gì? Tác dụng của dây cung niềng răng

Dây cung niềng răng là loại khí cụ chỉnh nha quan trọng và không thể thiếu khi thực hiện phương pháp niềng răng mắc cài kim loại. Dây cung có cấu tạo mảnh và được tích hợp vào mắc cài trên thân răng. Vai trò của các dây này là tạo ra lực kéo giúp điều chỉnh các răng xô lệch về vị trí chuẩn trên cung hàm. Chính vì vậy, sử dụng dây cung mang lại khả năng chỉnh nha một cách tối ưu và tốt nhất.

Dây cung niềng răng là khí cụ không thể thiếu khi chỉnh nha
Dây Cung Niềng Răng Và Các Vấn Đề Thường Gặp Khi Sử Dụng

Dây cung và thun kéo có tác dụng giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi và nhanh chóng đạt hiệu quả hơn. Tùy vào mỗi giai đoạn trong quy trình niềng răng, dây cung sẽ có công dụng khác nhau. Có thể kể đến một số tác dụng hữu ích của các loại dây cung trong chỉnh nha như sau:

  • Giai đoạn san đều răng: Dây cung được sử dụng trong giai đoạn ban đầu đòi hỏi phải có độ cứng thấp, độ đàn hồi cao. Do đó loại dây lý tưởng để sử dụng trong giai đoạn điều trị này là dây cung Niti. Công dụng chính là căn chỉnh răng đều với cung hàm để dễ dàng thực hiện các bước chỉnh nha tiếp theo.
  • Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng: Đây là giai đoạn quan trọng nhất và bệnh nhân có thể tự  nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trên khuôn mặt của mình. Các dây cung được sử dụng để điều chỉnh răng phía trước và chỉnh lại sự chênh lệch giữa hai hàm. Giai đoạn này dễ gặp biến chứng nhất trong quá trình chỉnh nha nên đòi hỏi phải thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao.
  • Giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì: Nếu hai giai đoạn trên tiến triển tốt thì ở giai đoạn hoàn thiện cuối cùng này sẽ giúp điều chỉnh và duy trì khớp cắn ổn định.

XEM NGAY: Trước và Sau Khi Niềng Răng Thay đổi như thế nào?

Vai trò của dây cung trong từng giai đoạn niềng răng

Quy trình thực hiện lắp các loại dây cung trong niềng răng được thực hiện theo 3 bước như sau:

Lắp dụng cụ niềng răng

Bác sĩ sử dụng loại dây cung có kích thước bé để lắp vào dưới mắc cài. Đối với trường hợp niềng răng lệch khớp cắn, các bước thực hiện sẽ phức tạp hơn. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ thực hiện cắm vít niềng răng sau đó nắn chỉnh khớp cắn cho 2 hàm, rồi mới chuyển qua giai đoạn điều chỉnh các răng.

Thời gian để thực hiện giai đoạn lắp dụng cụ này từ 2 - 6 tháng. Sau khi dây cung được kích hoạt, bạn sẽ cảm thấy đau nhức răng khoảng 1 tuần.

Giai đoạn lắp dụng cụ niềng rất quan trọng trong quá trình chỉnh nha
Giai đoạn lắp dụng cụ niềng rất quan trọng trong quá trình chỉnh nha

Nắn chỉnh chân răng

Sau khi răng đã thẳng hàng thì bác sĩ sẽ thực hiện nắn chỉnh chân răng để tạo ra trụ răng chính xác nhất. Ở bước này, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung cỡ lớn hơn và thường có dạng hình chữ nhật để tạo lực di chuyển tối đa. Quá trình nắn chi kéo dài 2 - 4 tháng tùy vào tình trạng răng miệng của mỗi bệnh nhân.

Trong giai đoạn này, quá trình dịch chuyển răng sẽ tiến triển chậm lại, vì vậy người dùng không có sự cảm nhận nhiều sau khi quá trình nắn chỉnh chân răng kết thúc.

Đóng khoảng trong niềng răng

Sau khi chân răng được chắn chỉnh, hàm răng đã đều đặn thì bác sĩ tiến hành đóng khoảng trong niềng răng. Đây được cho là giai đoạn quan trọng nhất của cả quá trình niềng răng. Nếu thực hiện không đúng quy trình và không chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể gây ra những tai biến nguy hiểm.

Thông thường, ở bước niềng răng này sẽ sử dụng dây cung Stainless Steel vì có độ chắc và tạo áp lực tốt. Bác sĩ sẽ dùng lò xo hoặc chun đóng khoảng để móc từ răng hàm trong cùng ra răng cửa giúp kéo răng di chuyển về đúng với vị trí của nó.

Quá trình đóng khoảng niềng răng này mất tương đối thời gian, ít nhất từ 4 - 8 tháng. Ở giai đoạn này, bạn sẽ nhận thấy được những sự thay đổi rõ rệt trên hàm răng và khuôn mặt. Nếu răng bị hô sẽ được kéo lùi lại, nếu bị móm răng sẽ được đẩy chếch lên phía trước, nếu răng bạn lộn xộn, khấp khểnh thì răng sẽ về đúng vị trí giúp hàm răng trở nên đều đặn hơn.

Nếu thực hiện đúng quy trình sử dụng dây cung chỉnh nha sẽ mang lại hiệu quả giúp hàm răng đều và đạt mức độ thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, thời gian chỉnh nha cũng được rút ngắn hơn so với thông thường. Tuy nhiên nếu thực hiện không đúng quy trình, thời gian điều chỉnh răng không đạt hiệu quả và thời gian điều chỉnh cũng kéo dài. Chính vì vậy, khi thực hiện niềng răng bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện.

XEM THÊM: Tác Hại Của Niềng Răng - Tìm hiểu kỹ để phòng tránh.

Các vấn đề thường gặp khi sử dụng dây cung niềng răng

Có rất nhiều vấn đề gặp phải khi bạn sử dụng dây cung chỉnh nha. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp nhất và biện pháp xử lý khi bạn niềng răng và sử dụng dây cung niềng răng:

Kích thước dây cung chỉnh nha

Kích thước dây cung sử dụng cho mỗi thời kỳ chỉnh nha có thể lớn hay nhỏ, dạng tròn, vuông hoặc chữ nhật. Thông thường, cung chỉnh nha được sử dụng gồm hai loại chính là dây tròn và dây tiết diện với các loại kích thước như:

  • Dây tròn: Kích thước gồm các loại 0.012, 0.014, 0.016 và 0.018.
  • Dây tiết diện: Kích thước thường dùng gồm: 0.016 x 0.016, 0.016 x 0.022, 0.017 x 0.022, 0.017 x 0.025, 0.018 x 0.022, 0.018 x 0.025 và 0.019 x 0.025.

Bị tuột dây cung khi niềng răng nên làm gì?

Trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, răng di chuyển rất nhanh có thể khiến dây cung bị bung tuột ra khỏi mắc cài. Nếu gặp tình trạng này bạn nên sử dụng sáp nha khoa để cố định tạm thời vị trí dây cung bị bung. Sau đó, cần đến nha khoa kiểm tra để được bác sĩ khắc phục tình trạng trên.

Đứt dây cung niềng răng phải xử lý như thế nào tốt nhất?

Trường hợp đứt dây cung chỉnh nha trong sinh hoạt hàng ngày rất hiếm xảy ra. Vì các dây cung này được làm từ các vật liệu tương đối bền chắc. Do đó, tình trạng đứt dây chỉ xảy ra khi bị lực tác động quá lớn khớp hàm. Lúc này, bạn cần đến nha khoa để kiểm tra và thay thế dây cung mới tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Dây cung đâm vào má

Khi răng di chuyển trong quá trình niềng sẽ tạo ra một vài thay đổi nhỏ và khiến đầu dây cung ở vị trí trong cùng lộ ra đâm vào cạnh má. Bạn có thể xử lý tình trạng này bằng cách uốn đầu dây và cuộn tròn lại cho dây không đâm vào cạnh má nữa hoặc dùng bấm móng tay hay kìm nhỏ để cắt đoạn thừa đi.

Tuy bạn có thể tự xử lý dây cung thừa đâm vào má tại nhà nhưng không đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trường hợp sử lý không đúng cách có thể dẫn đến lệch vị trí răng hoặc dây cung gây tổn thương thêm cho răng miệng. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để được nha sĩ hỗ trợ.

TÌM HIỂU: Niềng Răng Bị Tụt Lợi xử lý được không?

Nuốt phải dây cung niềng răng có nguy hiểm không?

Nuốt phải dây cung niềng răng là vấn đề khá phổ biến đối với các trường hợp niềng răng chỉnh nha. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do: Chải răng quá mạnh, ăn đồ quá cứng hoặc quá dẻo, gài mắc cài không đúng, dùng mắc cài kém chất lượng,... Các nguyên nhân này khiến dây dễ dàng bị tuột khỏi vị trí ban đâu dẫn đến nguy cơ người bệnh nuốt phải.

Cần thăm khám nha khoa thường xuyên để tránh gặp phải sự cố nuốt dây cung
Cần thăm khám nha khoa thường xuyên để tránh gặp phải sự cố nuốt dây cung

Nếu nuốt dây cung niềng răng có thể dẫn đến một số nguy cơ như:

  • Gây viêm nhiễm: Khi mắc cài theo thức ăn vào trong có thể làm họng bị rách. Cổ họng tổn thương là lúc vi khuẩn dễ dàng tấn công, gây ra ra hiện tượng viêm nhiễm, từ đó dẫn đến viêm họng và một số bệnh lý liên quan.
  • Đau dạ dày: Dạ dày có thể bị tổn thương do chất liệu cứng của dây cung. Từ đó khiến cho dạ dày hoạt động kém hiệu quả hơn, thực phẩm khó được tiêu hoá và dễ tồn đọng trong cơ thể.
  • Thủng ruột: Dạ dày khi co bóp gặp phải vật thể lạ như dây cung niềng răng có thể tác động vào thành ruột. Đặc biệt khi nuốt mắc cài kim loại, dây cung có thể gây xây xát, làm thủng thành ruột và dẫn đến viêm nhiễm nặng.

Cách xử lý khi nuốt phải dây cung niềng răng:

  • Khi lỡ nuốt mắc cài bạn cần bình tĩnh kiểm tra lại số lượng mắc cài còn lại và tình trạng dây cung hiện tại.
  • Đến địa chỉ nha khoa thăm khám và gắn lại phần mắc cài bị bung để không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng cũng như sức khỏe răng miệng.
  • Nên ăn các loại rau củ quả và uống nhiều nước để giúp đào thải mắc cài dễ dàng hơn.
  • Sau 1 thời gian không thấy mắc cài được tiêu hoá, bụng có dấu hiệu đau thì nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và lấy mắc cài ra ngoài.

Khoảng cách thay dây cung là bao lâu?

Tuỳ thuộc vào tình trạng tiến triển của răng mà thời gian thay dây cung của mỗi người sẽ khác nhau. Thông thường, khoảng cách giữa 2 lần thay dây là từ 1 - 2 tháng và dây cung mới được thay sẽ có kích thước lớn hơn dây cung cũ. Ngoài ra, nếu trường hợp dây cung bị đứt hỏng thì phải tiến hành thay dây ngay lập tức. Khi đó, bạn nên đến cơ sở nha khoa để bác sĩ thăm khám và tiến hành thay dây giúp quá trình chỉnh nha diễn ra được liên tục.

Các loại dây cung trong niềng răng

Có mấy loại dây cung trong niềng răng hiện nay là câu hỏi được bất kỳ ai đang có nhu cầu niềng răng móm, niềng răng hô hay niềng răng khấp khểnh cũng muốn tìm hiểu. Hiện nay có rất nhiều loại dây cung, thông thường chúng được chế tạo từ một số hợp kim, phổ biến nhất là thép không gỉ, hợp kim niken – titan và hợp kim Titan – Beta. Từ thành phần chế tạo, có thể chia ra thành 5 loại dây cung niềng răng như sau:

Dây cung niềng răng bằng hợp kim kim loại quý

Dây cung bằng hợp kim kim loại quý là loại dây có chi phí đắt nhất trong các loại dây cung niềng răng hiện nay. Dây cung này được làm từ các kim loại quý như vàng, bạc hay bạch kim. Thành phần chính bao gồm Vàng (55% – 65%), Palladi (5 – 10%), Bạch kim (5 – 10%), Đồng(11 – 18%) và Niken (1 – 2%).

Loại dây cung kim loại quý được sử dụng trong chỉnh nha từ năm 1887. Đây là sản phẩm có khả năng chống ăn mòn tốt và có độ dẻo, độ đàn hồi cao. Tuy nhiên, mức chi phí khi sử dụng dây cung kim loại quý rất cao, do đó chúng ít được sử dụng hơn các loại khác.

Dây cung Stainless Steel

Dây cung Stainless Steel là loại dây cung thép không gỉ bắt đầu sử dụng trong chỉnh nha vào năm 1929. Đây là vật liệu đầu tiên được nghiên cứu để thay thế cho cho loại dây cung hợp kim kim loại quý. Hợp kim thép không gỉ này thuộc loại austenitic “18-8” chứa Chromium (17 – 25%), Niken (8 – 25%) và Carbon (1 – 2%).

Dây cung thép không rỉ được sử dụng khá phổ biến
Dây cung thép không rỉ được sử dụng khá phổ biến

Ưu điểm so với dây cung kim loại quý là: Hợp kim thép không gỉ có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với kim loại quý. Bên cạnh đó, chúng cũng có độ cứng, chống ăn mòn và độ dẻo cao nên dễ dàng chế tạo các dụng cụ chỉnh nha phức tạp. Đặc biệt, dây cung thép không gỉ rất an toàn, lành tính đối với sức khỏe nên được sử dụng khá phổ biến.

Dây cung chỉnh nha Stainless Steel được chia thành nhiều loại khác nhau như:

  • Dây 3 sợi twist: Đây là mẫu dây cung giúp hình thành hàm cố định một cách dễ dàng và không gây ra xung đột khi cắt dây. Bên cạnh đó, các dây 3 sợi có lò xo cao phù hợp với những người muốn điều trị niềng răng sớm.
  • Dây nhiều sợi: Loại dây này đảm bảo cho sự hoạt động linh hoạt của các loại mắc cài để tránh gây ra gãy xương hay làm tổn thương răng.
  • Dây 6 sợi: Loại dây 6 sợi phù hợp dùng để thực hiện chỉnh các loại mắc cài mà không gây ra áp lực trong răng và có thể uốn cong với mức độ cao.

ĐỌC THÊM: So Sánh Mắc Cài Tự Buộc và Mắc Cài Thường.

Dây cung Cobalt – Chromium

Dây cung hợp kim cobalt-chromium bắt đầu được sử dụng trong chỉnh nha từ những năm 1950. Thành phần chính trong dây cung này bao gồm coban (40%), crom (20%), sắt (16%) và niken (15%).

Đây là loại dây có lực kéo mạnh nhưng độ cứng tương đối yếu nên không thể dùng điều trị cho các ca chỉnh nha phức tạp. Chính vì vậy, loại dây cung chỉnh nha Cobalt – Chromium ngày nay ít được sử dụng hơn các loại dây cung khác.

Dây cung Niken – titan (Niti)

Loại dây cung Niti được nghiên cứu và phát triển bởi nhà khoa học William F.Buehler vào năm 1960. Dây cung này được làm từ loại hợp kim được sử dụng phổ biến nhất trong hầu hết các loại niềng răng hiện nay. Thành phần chính bao gồm 55% Niken và 45% Titanium, có độ cứng thấp, siêu dẻo và độ đàn hồi cao.

Dây cung Titan – Beta (TMA)

Dây cung niềng răng Titan – Beta được làm từ các thành phần bao gồm Titanium (79%), Molypden (11%), Zirconium (6%) và Tin (4%). Ngoài ra, sản phẩm này còn được biết đến với tên thương mại là hợp kim TMA hoặc Titanium – Molybdenum. Đây là loại dây cung có thể tăng giảm chiều dài trong quá trình điều trị cho bệnh nhân nên mang lại hiệu quả tương đối tốt trong chỉnh nha.

Trên đây là 5 loại dây cung niềng răng trong chỉnh nha được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mỗi loại dây cung có ưu - nhược điểm riêng và phù hợp với các đối tượng khác nhau. Do đó, trước khi thực hiện niềng răng bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được loại dây cung phù hợp nhất.

Bị dắt thức ăn vào mắc cài phải vệ sinh như thế nào?

Sau khi niềng răng, thức ăn rất dễ bị dắt lại trên mắc cài hoặc trong các khe rãnh giữa mắc cài và răng. Tình trạng này nếu không xử lý và chăm sóc răng miệng cẩn thận sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nên các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng,…

Sử dụng bàn chải vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp loại sạch thức ăn dính vào mắc cài
Sử dụng bàn chải vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp loại sạch thức ăn dính vào mắc cài

Để phòng tránh và xử lý sự cố thức ăn dắt vào mắc cài bạn cần:

  • Hạn chế ăn các loại thức ăn mềm và đồ ăn vặt vì chúng dễ dắt vào răng và khó vệ sinh.
  • Không nên ăn kẹo cao su vì khi nhai kẹo sẽ dính vào răng niềng và gây ra một số tổn thương khó khắc phục.
  • Cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có đường vì đường khi trộn với nước bọt sẽ tạo ra một lớp màng dính (mảng bám) bao phủ răng rất khó làm sạch.
  • Ngoài tránh sử dụng các loại đồ ăn dễ bị bám dính lên răng, khi niềng răng bạn cần phải vệ sinh răng sạch sẽ. Mỗi ngày nên chải răng bằng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải chuyên dụng dành cho răng niềng ít nhất 2 lần.
  • Bên cạnh việc chải răng, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sinh lý để loại bỏ hoàn toàn mảng bám.
  • Trong trường hợp thức ăn dính vào mắc cài gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng cần đến ngay nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ.

Khi sử dụng dây cung niềng răng bạn có thể gặp phải rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống hàng ngày. Chính vì vậy, khi có nhu cầu niềng răng bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện chăm sóc và vệ sinh răng miệng của mình giúp quá trình chỉnh nha nhanh đạt hiệu quả hơn.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo