Quy Trình Niềng Răng Có Bao Nhiêu Bước? Diễn Ra Thế Nào?

Quy Trình Niềng Răng

Trẻ được bác sĩ thăm khám trước khi thực hiện trám răng
Bước 1
Khám lâm sàng - chụp X- quang
BS QUANG ANH (4)
Bước 2
Lên phác đồ điều trị
Niềng răng trainer đang trở thành cơn sốt chỉnh nha những ngày vừa qua
Bước 3
Thiết kế mắc cài phù hợp
Niềng Răng Mắc Cài Có Lợi Ích Gì? Phân Loại, Bảng Giá Chi Tiết
Bước 4
Tiền hành gắn mắc cài vào răng
Niềng răng mắc cài mặt trong có tính thẩm mỹ cao
Bước 5
Tái khám định kỳ hàng tháng theo chỉ định
Hàm duy trì cố định thường được làm từ chất liệu thép không gỉ với dạng sợi dài
Bước 6
Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha được đánh giá an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này được nhiều khách hàng lựa chọn vì không gây tác dụng phụ hay để lại di chứng sau thời gian điều trị. Nếu đang có dự định niềng răng, bạn cần tìm hiểu quá trình niềng răng diễn ra như thế nào, cần lưu ý những gì nhằm đảm bảo an toàn cũng như đạt kết quả tốt nhất.

Quá trình niềng răng tiêu chuẩn

Quá trình niềng răng như thế nào? Một quá trình niềng răng chuẩn có thể bao gồm 6 bước, lộ trình này dài hay ngắn còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người.

Khám lâm sàng – chụp X- quang

Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quá trình niềng răng được bác sĩ trực tiếp thực hiện. Khi đó các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát, chụp X- quang rồi đưa dữ liệu vào máy để phân tích tình trạng hiện tại của răng và xương hàm.

Thăm thám tổng quát là bước đầu tiên trong quá trình niềng răng
Thăm thám tổng quát là bước đầu tiên trong quá trình niềng răng

Sau khi đã có những hình ảnh chuyên sâu, bác sĩ sẽ đánh giá, phân tích tình trạng thực tế để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp giải quyết hiệu quả và phù hợp nhất với khả năng tài chính của bệnh nhân.

TÌM HIỂU: Các Loại Niềng Răng Phổ biến và Được đánh giá cao nhất hiện nay.

Lên phác đồ điều trị

Sau khi đã lựa chọn được phương pháp niềng răng thích hợp, các bác sĩ sẽ hội chẩn phác đồ điều trị chi tiết. Lúc này, lộ trình điều trị được phân tích và tính toán kỹ lưỡng từ lúc di chuyển răng tới kết quả dự kiến sau khi niềng. Cụ thể:

  • Đưa ra lựa chọn khí cụ thích hợp với mỗi bệnh nhân.
  • Dự tính thời gian điều trị và tiên lượng về sự thay đổi của răng hàm mặt sau khi niềng.
  • Cung cấp giá niềng răng chi tiết (bao gồm các phụ phí phát sinh).

Bên cạnh đó bạn cũng sẽ được thông báo về việc có cần thiết phải nhổ bỏ răng thừa hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm và chuẩn bị bước thiết kế mắc cài tương thích.

GIẢI ĐÁP: Niềng Răng Có Phải Nhổ Răng Khôn Không?

Thiết kế mắc cài phù hợp

Sau khi tiến hành lấy dấu hàm, bản mẫu này sẽ được chuyển đến bộ phận thiết kế mắc cài và hoàn thiện sản phẩm (thời gian hoàn thiện khoảng 1 tuần).

Lấy dấu hàm để thiết kế mắc cài răng phù hợp
Lấy dấu hàm để thiết kế mắc cài răng phù hợp

Có nhiều loại mắc cài khác biệt như mắc thường buộc chun, mắc tự buộc, mắc cài thẩm mỹ… nhưng đều cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Chế tác mắc cài với độ chính xác cao: Mắc cài rất nhỏ và có nhiều chi tiết trên đó, vì vậy các chi tiết có độ chính chính xác càng cao thì càng ít biến chứng xảy ra sau này.
  • Đế mắc cài chắc chắn: Phần đế mắc cài được xử lý kỹ, chế tác chắc chắn sẽ hạn chế việc bong mối dán khi sử dụng. Thiết kế mỏng, đồng đều cũng giúp hiệu quả chỉnh nha tốt hơn, không bị hiện tượng răng lệch cung khi tháo.
  • Rãnh mắc cài chi tiết chính xác: Rãnh mắc cài là nơi dây cung niềng răng luồn vào để tác động lực di chuyển răng, chính vì vậy rãnh mắc cài phải chế tác chắc chắn và có độ chính xác cao, nếu không dễ gây biến chứng trong quá trình điều trị.
  • Vật liệu mắc cài: Mắc cài chất lượng thì khi sử dụng sẽ ít bị hư hại. Ngoài ra, sự đồng bộ về hệ thống vật liệu, gia công chính xác giúp cơ chế trượt lý tưởng hơn, giảm được ma sát bất lợi trong quá trình nha sĩ kích hoạt lực.

KHÁM PHÁ: Mắc Cài Tự Buộc Và Mắc Cài Thường – Nên Lựa Chọn Loại Nào?

Tiền hành gắn mắc cài vào răng

Khi mắc cài đã hoàn thiện, bạn cần quay lại nha khoa để tiến hành gắn mắc cài lên răng. Cùng với các bước trong quy trình niềng răng, gắn mắc cài được thực hiện như sau:

  • Bác sĩ làm sạch bề mặt trên răng, đánh dấu vị trí gắn mắc cài chính xác.
  • Dùng dụng cụ nha khoa để cố định miệng trong tư thế mở và tiến hành gắn mắc cài lên vị trí đã đánh dấu.
  • Tiếp theo đó, sử dụng keo dán nha khoa trên bề mặt răng nhằm gắn cố định mắc cài lên từng chiếc răng.
  • Cuối cùng, dùng dây cung luồn qua các rãnh mắc cài để tạo lực siết trên bề mặt răng.
Trong quá trình niềng răng nha sĩ sẽ gắn mắc cài vào vị trí được đánh dấu
Trong quá trình niềng răng nha sĩ sẽ gắn mắc cài vào vị trí được đánh dấu

Khoảng thời gian đầu khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ chỉ tác động nhẹ để răng quen dần với lực siết từ khí cụ trong miệng. Sau khi răng đã thích ứng dần với khí cụ, lúc này bác sĩ sẽ thêm một số thủ thuật và tác động mạnh hơn đưa răng về đúng vị trí.

XEM THÊM: Niềng Răng Thay Đổi Khuôn Mặt Như thế nào?

Tái khám định kỳ hàng tháng theo chỉ định

Thông thường, khoảng 1 tháng bệnh nhân cần quay lại tái khám 1 lần để điều chỉnh dây cung, mắc cài hay tiến hành một số thủ thuật cơ bản như:

  • Kiểm tra lại độ đàn hồi của thun: Sau một thời gian sử dụng dây thun có thể bị mất, bị mài mòn hoặc tạo cảm giác bất thường cho bệnh nhân khi đeo. Do đó, bác sĩ sẽ phải điều chỉnh hoặc thay thế thun mới.
  • Nâng khớp cắn: Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo, hỗ trợ quá trình niềng răng thuận lợi đồng thời giảm bớt áp lực lên hàm răng dưới.
  • Nhổ răng: Nhổ bớt răng được áp dụng cho trường hợp khung hàm nhỏ, không đủ chỗ cho tất cả các răng, khiến răng bị chen chúc nhau. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cần nhổ bớt vài chiếc răng để tạo khoảng trống di chuyển răng về vị trí mong muốn.

GIẢI ĐÁP: Có Nên Nhổ Răng Số 4 Để Niềng Không?

Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Đây là bước hoàn thiện trong quá trình niềng răng, bạn cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất. Sau khi tháo niềng, hàm răng đã về đúng vị trí và đạt tỷ lệ tương quan khớp cắn chuẩn nhưng chưa chắc khỏe và ổn định. Cần đeo hàm duy trì thêm một thời gian mới đảm bảo răng được cố định và đều đẹp.

Sau khi tháo niềng và đeo hàm duy trì là đã hoàn thành quá trình niềng răng
Sau khi tháo niềng và đeo hàm duy trì là đã hoàn thành quá trình niềng răng

Như vậy tới đây là hoàn thành các bước trong quá trình niềng răng, lúc này bạn sẽ sở hữu cho mình hàm răng lý tưởng.

XEM NGAY: Trước Và Sau Khi Niềng Răng Thay Đổi Như Thế Nào?

Một số lưu ý điều cần biết trong quá trình niềng răng

Niềng răng là phương pháp yêu cầu sự kiên trì của người thực hiện với thời gian khá dài. Để mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian bệnh nhân cần biết một số lưu ý sau:

Độ tuổi phù hợp để niềng răng

Theo các chuyên gia nhận định, độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng là từ 12 – 17 tuổi.  Lúc này răng vĩnh viễn đã mọc thay thế răng sữa, vị trí các răng đã ổn định và hàm vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Chính vì thế, niềng răng ở độ tuổi này sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn và tiết kiệm được thời gian.

ĐỌC THÊM: Độ Tuổi Niềng Răng Thích hợp nhất.

Từ 12 đến 17 tuổi là thích hợp nhất để bắt đầu quá trình niềng răng
Từ 12 đến 17 tuổi là thích hợp nhất để bắt đầu quá trình niềng răng

Ngoài ra, những trường hợp trên độ tuổi vẫn có thể niềng răng bình thường nhưng thời gian sẽ kéo dài hơn vì xương hàm đã dừng phát triển và khá cứng.

Lựa chọn nha khoa uy tín, an toàn

Tay nghề bác sĩ thực hiện và trang thiết bị hỗ trợ chính là những yếu tố quyết định thành công của mỗi ca điều trị. Do đó, khi tiến hành niềng răng nên ưu tiên lựa chọn nha khoa sở hữu những yếu tố như:

  • Đội ngũ chuyên viên ưu tú: Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao được đào tạo bài bản sẽ đánh giá chính xác tình trạng răng và đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp với nhiều trường hợp khác nhau. Hơn nữa, với các bác sĩ có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm thì thao tác niềng răng sẽ chuyên nghiệp và thành thạo hơn, hạn chế gây đau đớn cho bệnh nhân, xử lý nhanh chóng các biến chứng có thể gặp trong quá trình niềng răng.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, an toàn: Cơ sở vật chất chính là tiền đề để có thể mang đến cho khách hàng một dịch vụ hiệu quả trong suốt quá trình điều trị. Một địa chỉ niềng răng uy tín cần được trang bị hệ thống trang thiết bị đảm bảo, hệ thống máy chụp X-Quang hiện đại nhằm mang đến sự an toàn, thoải mái cho khách hàng.
  • Chính sách bảo hành nhiều ưu đãi: Đây được coi là yếu tố cam kết góp phần tạo dựng niềm tin cho khách hàng về dịch vụ của nha khoa. Tại các nha khoa uy tín thì thời gian bảo hành niềng răng sẽ kéo dài hơn.
  • Mức giá niềng răng hợp lý: Mức giá điều trị phù hợp cũng là điều cần cân nhắc khi lựa chọn đơn vị niềng răng uy tín. Theo đó, nên lựa chọn niềng răng tại những địa chỉ được báo giá công khai, minh bạch.

GỢI Ý:

Hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để quá trình niềng răng diễn ra an toàn
Hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để quá trình niềng răng diễn ra an toàn

Ăn uống, vệ sinh răng miệng

Ăn gì và kiêng gì sau niềng răng cũng là mấu chốt giữ gìn sức khỏe răng miệng và không gây ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha.

Mọi người hãy kiên trì ăn thức chín, mềm và tránh đồ ăn cứng trong những ngày đầu sau khi niềng răng là có thể bảo vệ được sức khỏe răng miệng. Đồng thời ăn nhiều rau củ và hoa quả bổ sung chất xơ, vitamin để tăng sức đề kháng giúp răng luôn chắc khỏe.

Cùng với đó, việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cần được quan tâm. Bởi trong và sau quá trình niềng răng các mảng bám và thức ăn thừa hay bị mắc kẹt ở dây cung và khu vực thun buộc, dễ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hình thành.

Cách chăm sóc răng sau khi niềng rất đơn giản, bạn chỉ cần quan tâm tới những điều sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày vào sáng và tối sau mỗi bữa ăn.
  • Sử dụng bàn chải mềm, bàn chải chuyên dụng để đánh răng nhằm hạn chế những tổn thương cho răng.
  • Chải răng theo chiều dọc từ trên xuống dưới, theo chiều từ trong ra ngoài tránh chải răng theo chiều ngang.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa trong khoang miệng.

XEM NGAY: Niềng Răng Nên Ăn Gì và Kiêng ăn gì?

Ăn các sản phẩm từ trứng, sữa và rau củ để răng khỏe mạnh
Ăn các sản phẩm từ trứng, sữa và rau củ để răng khỏe mạnh

Thăm khám đúng lịch sau khi kết thúc liệu trình

Thăm khám đúng lịch sau khi kết thúc liệu trình rất quan trọng, dù răng sau khi tháo niềng vẫn phát triển thuận lợi và ăn nhai tốt. Việc này giúp bác sĩ kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn, điều chỉnh lực nhai sau quá trình niềng.

Sau khi thực hiện phương pháp niềng răng, nếu có bất cứ vấn đề nào như cảm giác ê, vướng khi cắn hai hàm răng lại với nhau, xuất hiện cảm giác đau… mọi người cần liên hệ với bác sĩ điều trị của mình để được theo dõi và xử lý kịp thời.

Bài viết trên đã giúp độc giả giải đáp được câu hỏi về quá trình niềng răng và những lưu ý nha khoa cần thiết. Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp mọi người nắm rõ hơn về phương pháp này và có lựa chọn đúng đắn nhất trước khi quyết định niềng răng.

ĐỌC THÊM:

Tại sao chọn ViDental Kid để niềng răng?

bs-thuyanh

Bác sĩ Thùy Anh

  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Bác sĩ được đánh giá là một trong những bác sĩ nha khoa giỏi hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chỉnh nha và sở hữu trong tay nhiều chứng chỉ nha khoa cao cấp như: Chứng chỉ chỉnh nha Invisalign do Invisalign Hoa kỳ cấp, Chứng chỉ cấy ghép răng Implant nha khoa.

bs-thai

Dr Thái Nguyễn Smile

  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam

Bác sĩ Nguyễn Thị Thái sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa và từng có cơ hội học hỏi kiến thức từ các chuyên gia hàng đầu thế giới. Không những thế, trong lĩnh vực chỉnh nha tại Việt Nam hiện nay, bác sĩ Thái được đánh giá cao về khả năng nhận định chính xác tình trạng răng.

<

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo