Niềng Răng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Nhất? Gợi Ý Từ Chuyên Gia
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam
Chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến quá trình niềng răng. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ đảm bảo niềng răng thuận lợi, nhanh chóng, đạt kết quả cao, tránh rủi ro phát sinh.
- Người niềng răng nên ăn sữa và các chế phẩm từ sữa, các món ăn chế biến từ trứng, ngũ cốc dinh dưỡng, thức ăn nấu chín mềm và rau, củ, quả, vừa bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, vừa tránh ảnh hưởng đến dây cung, mắc cài hay khay niềng [1].
- Cần tránh thực phẩm có hại cho khí cụ niềng răng, cản trở quá trình răng dịch chuyển như đồ ăn dai, dẻo, quá cứng, giòn, món ăn quá nóng hoặc quá lạnh hay thực phẩm nhiều tinh bột [2].
- Lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn với bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra quá trình răng dịch chuyển và xử lý nhanh những vấn đề phát sinh [3].
Khi niềng răng nên ăn gì là tốt nhất?
Niềng răng ăn uống như thế nào để hạn chế những rủi ro không đáng có như bong tuột mắc cài, đứt dây cung, nhiễm ố màu thun buộc là điều cần được quan tâm, chú ý. Điều này góp phần rút ngắn thời gian niềng bởi tình trạng rơi mắc cài thường ảnh hưởng lớn đến lực kéo dịch chuyển răng.
Bên cạnh đó trong thời gian đầu đeo niềng, mắc cài thường cọ xát vào má, nướu, lưỡi và gây ra tình trạng rách loét hoặc gây cảm giác vướng víu. Từ đây, việc lựa chọn thực phẩm đúng cách sẽ giúp hạn chế vướng mắc, giảm tình trạng đau nhức và việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn.
Vậy người niềng răng nên ăn gì là tốt nhất? Theo chia sẻ từ phía các chuyên gia, người mới niềng răng cần phải có chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo hiệu quả của quá trình niềng. Đặc biệt trong tuần đầu tiên sau khi gắn mắc cài và khoảng 3 – 4 ngày sau mỗi lần siết răng định kỳ, răng phải chịu những lực mạnh khiến người niềng cảm thấy đau nhức. Vì vậy, bạn nên ưu tiên một số thực phẩm tốt cụ thể như sau:
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Khi tìm hiểu người mới niềng răng nên ăn gì, sữa và các chế phẩm làm từ sữa như bơ mềm, phô mai, sữa chua… là lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua. Nhóm thực phẩm này có khả năng bổ sung các dưỡng chất cần thiết và năng lượng cho cơ thể. Điều này góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng sụt cân, hóp má khi niềng răng.
Đồng thời, đây cũng là những thực phẩm mềm, lỏng nên người niềng răng có thể sử dụng dễ dàng, không gây tác động mạnh đến mắc cài và răng đang dịch chuyển. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là khi sử dụng các thực phẩm này thường dẫn đến tình trạng nhanh đói. Bởi thế, bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ và sử dụng thêm một số loại đồ ăn khác.
Chọn các món ăn chế biến từ trứng
Tiếp tục khám phá niềng răng ăn gì, các món ăn làm từ trứng sẽ cung cấp hàm lượng vitamin D, protein,… cao cho cơ thể, góp phần tái tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động tốt nhất. Ngoài ra, nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong trứng có chứa hàm lượng cao Fluor và axit amin có khả năng ngấm sâu vào men răng. Từ đây sẽ giúp răng miệng trở nên chắc khỏe hơn.
Ngoài trứng luộc, trứng chiên, bạn có thể sử dụng trứng trong nhiều món ăn như bánh flan, bánh trứng, bánh bông lan…
Ăn nhiều loại ngũ cốc dinh dưỡng
Một số loại thực phẩm mềm xốp được chế biến từ bột mì, ngũ cốc, đậu hũ, bán xốp,… cũng là lựa chọn tốt cho người mới niềng răng. Những món ăn này không chỉ dễ ăn, ngon miệng mà còn giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cơ thể.
Ngoài ra niềng răng nên ăn gì? Bạn cũng có thể ăn thêm những loại bánh cookies mềm, chocolate trong thời gian thực hiện chỉnh nha.
Thức ăn được nấu chín mềm
Sau niềng răng nên ăn gì để giảm cảm giác đau nhức chắc chắn là thắc mắc thường gặp hơn cả. Trong giai đoạn đầu mới niềng, bạn nên chọn các món ăn lỏng dễ nuốt để cơ hàm không phải hoạt động quá nhiều.
Cụ thể, một số món ăn phổ biến hàng ngày đủ dưỡng chất mà không gây ngán bạn có thể đưa vào thực đơn của mình gồm có cơm mềm, thịt băm, bún, phở,…. Bên cạnh đó là một số món ăn được ninh nhừ như thịt hầm, súp.
Giai đoạn niềng răng nên ăn gì? Đừng bỏ qua các loại rau xanh, củ quả
Rau xanh, củ quả tươi là nguồn thực phẩm có khả năng bổ sung chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng chúng để ăn trực tiếp bằng cách chế biến mềm hoặc dùng để tạo thành các loại đồ uống, sinh tố như: Sinh tố bơ, sinh tố xoài, nước ép cam, nước ép ổi, cà rốt, cà chua, cần tây,…
Những thông tin trên đã phần nào giải đáp thắc mắc niềng răng nên ăn như thế nào. Bạn có thể đưa các thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày để giảm thiểu sức nhai của hàm răng cũng như góp phần hạn chế các tác động không tốt đến dây cung, mắc cài.
Sau một thời gian chỉnh nha, khi cảm giác đau nhức khó chịu được giảm thiểu đáng kể, răng bắt đầu ổn định hơn. Lúc này bạn có thể ăn uống với thực đơn như hàng ngày nhưng cần tuân thủ nguyên tắc tránh sử dụng đồ ăn có hại cho răng miệng.
XEM NGAY: Niềng Răng Ở Đâu Uy Tín? Top 10 Địa Chỉ Niềng Tốt Nhất Tại 3 Miền
Khi niềng răng nên kiêng ăn gì?
Cùng với nhóm thực phẩm nên ưu tiên sử dụng, để có được kết quả chỉnh nha hoàn hảo nhất, bạn cũng cần loại bỏ một số thực phẩm dưới đây ra khỏi thực đơn hàng ngày:
- Đồ ăn dẻo, dai: Trong thời gian chỉnh nha, bạn cần tránh sử dụng kẹo cao su, kẹo gummy hay đồ ăn như bánh nếp, bánh dày,… Đây là những món ăn khiến cơ hàm của bạn phải hoạt động nhiều, dễ gây vướng dính trên mắc cài và khó vệ sinh sau khi ăn.
- Món ăn giòn, cứng: Niềng răng không nên ăn gì tiếp theo đó chính là những món ăn cứng, khó nhai và không tốt cho hàm răng như xương sụn, đùi gà, quả ổi, kẹo cứng,… Những thực phẩm này cần được loại bỏ khỏi chế độ ăn hàng ngày. Với những món ăn này, hàm răng cần phải vận động mạnh để nghiền nát thức ăn. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho dây cung bị đứt hoặc mắc cài bị bong ra.
- Các món ăn quá nóng hoặc lạnh: Các món ăn như kem, các đồ uống lạnh, lẩu… là nguyên nhân gây buốt răng, ê ẩm và ảnh hưởng tới lực kéo răng.
- Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Nhiều người lầm tưởng rằng đồ ăn nhiều tinh bột nằm trong danh sách niềng răng nên ăn gì. Tuy nhiên thực tế đây lại là nhóm thực phẩm cần hạn chế do dễ gây sâu răng và các bệnh lý răng miệng không tốt cho quá trình chỉnh nha.
Ngoài ra, bạn cũng cần cẩn thận khi sử dụng cafe, trà,… bởi chúng có chứa nhiều đường và chất tạo màu gây tác gây thun buộc nếu bạn đeo mắc cài kim loại.
Một số lưu ý quan trọng khác cho người mới niềng răng
Sau khi tìm hiểu niềng răng nên ăn gì và niềng răng không được ăn gì, cách thức chăm sóc răng miệng khi đang niềng răng cũng rất quan trọng mà các bạn không nên bỏ qua. Dưới đây là một số kinh nghiệm cho người mới niềng răng trước và sau để các bạn có thể tham khảo:
- Bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn uống bởi điều này sẽ hạn chế thức ăn tích tụ tạo thành mảng bám và gây ra các bệnh lý răng miệng trong thời gian chỉnh nha.
- Nên sử dụng các loại bàn chải có lông mềm, chỉ nha khoa để làm sạch răng. Đồng thời chú ý súc miệng bằng nước muối loãng thường xuyên sau khi ăn để loại bỏ các vi khuẩn gây hại.
- Tuyệt đối không được dùng răng để cắn và mở đồ vật bởi sẽ gây hư hỏng khí cụ hoặc khiến răng bị tổn thương.
- Tuân thủ theo đúng những yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng thời gian quy định.
- Trong trường hợp có những sai lệch niềng răng do ăn uống, bạn cần thăm khám ngay lập tức để có phương pháp khắc phục tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc niềng răng nên ăn gì và kiêng gì? Các bạn có thể tham khảo để từ đây xây dựng được cho mình chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo mang đến kết quả sau niềng tốt nhất.
Chất liệu
Quy trình
Câu hỏi thường gặp
Nhiều người thắc mắc liệu niềng răng có đau không. Câu trả lời là có vì tình trạng đau thường do lực siết từ dây cung gây ra và mức độ đau phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của từng người. Cảm giác đau thường kéo dài trong thời gian ngắn và sẽ giảm dần khi quen với niềng răng [1].
Có 4 giai đoạn gây đau nhất khi chỉnh nha: Giai đoạn tách kẽ, giai đoạn 1 tuần sau khi gắn mắc cài, giai đoạn nhổ răng, giai đoạn siết răng định kỳ [2].
Để giảm đau khi niềng răng, bạn nên ăn thực phẩm mềm, hạn chế thực phẩm cứng, chọn phương pháp niềng phù hợp, chườm đá, súc miệng với nước muối ấm, sử dụng sáp chỉnh nha và thực hiện các bài tập thư giãn cơ hàm [3].
Niềng răng có phải nhổ răng không là chủ đề nhiều khách hàng quan tâm khi chỉnh nha. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng miệng cụ thể để đưa ra phương pháp phù hợp nhất:
- Nhổ răng thường được chỉ định trong các trường hợp răng hô, móm, chen chúc, sai khớp cắn hoặc hàm có quá nhiều răng [1].
- Trường hợp răng thưa, vòm hàm rộng hoặc niềng răng ở trẻ em sẽ không cần phải nhổ răng trong quá trình chỉnh nha [2].
- Các răng thường được nhổ bao gồm răng số 4, số 5 và răng khôn (răng số 8) để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển [3].
Mất răng có niềng răng được không? Thực tế MẤT RĂNG CÓ THỂ NIỀNG RĂNG ĐƯỢC, tuy nhiên còn phụ thuộc vào vị trí, số lượng răng mất cũng như tình trạng răng miệng của từng khách hàng [1].
- Nếu mất răng lâu năm gây tiêu xương hàm, bác sĩ có thể khuyến nghị trồng răng Implant trước khi tiến hành niềng.
- Với răng số 2, 3 và 5 bị mất, quá trình niềng răng vẫn có thể diễn ra nhưng cần đánh giá tình trạng xương hàm.
- Có 2 phương pháp niềng răng cho trường hợp mất răng là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài [2].
Hô hàm có niềng răng được không là chủ đề được nhiều khách hàng quan tâm. Niềng răng là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng hô hàm, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Hô do răng vẫn niềng răng được bình thường và đạt kết quả như mong đợi. Nếu hô do xương hoặc do cả răng và xương cần kết hợp phẫu thuật để xử lý dứt điểm [1].
- Một số phương pháp niềng răng hô hàm là: Niềng răng mắc cài (kim loại và sứ), niềng răng trong suốt [2].
- Bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc ăn uống, vệ sinh tại nhà, thăm khám đúng lịch để đảm bảo hiệu quả niềng răng hô hàm [3].
Răng sâu có niềng được không luôn là vấn đề được khách hàng quan tâm. Trên thực tế RĂNG SÂU HOÀN TOÀN CÓ THỂ NIỀNG ĐƯỢC, nhưng điều quan trọng là phải xử lý triệt để các vấn đề về sâu răng trước khi bắt đầu quá trình chỉnh nha [1].
Tùy vào mức độ sâu răng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp như trám răng, chữa tủy, bọc răng sứ hoặc nhổ răng và trồng răng giả để đảm bảo răng khỏe mạnh trước khi gắn khí cụ niềng [2]. Tốt nhất bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi chăm sóc tại nhà để đảm bảo chỉnh nha an toàn và đạt được kết quả tốt nhất [3].
Niềng răng, là một phương pháp nha khoa sử dụng các khí cụ chuyên dụng để điều chỉnh vị trí của răng và xương hàm, nhằm cải thiện thẩm mỹ và chức năng nhai. Vậy niềng răng bao nhiêu tiền?
Niềng răng lệch lạc là điều nên làm để cải thiện tính thẩm mỹ, sự tự tin trong giao tiếp, đảm bảo chức năng ăn nhai, ngăn ngừa bệnh lý răng miệng và giảm nguy cơ bị rối loạn thái dương hàm [1].
- Có 4 kỹ thuật niềng răng mọc lệch phổ biến là: Niềng mắc cài kim loại, niềng mắc cài thường, niềng răng mặt trong và niềng răng Invisalign [2].
- Chi phí nắn chỉnh răng trong trường hợp này dao động từ 18.000.000 - 55.000.0000 VNĐ (niềng răng mắc cài) và 50.000.000 - 120.000.000 VNĐ (niềng răng Invisalign) [3].
- Thời gian niềng răng lệch lạc mất từ 18 - 36 tháng [4].
Niềng răng bao nhiêu tuổi là tốt nhất? Chuyên gia cho biết độ tuổi lý tưởng để niềng răng là từ 12 - 16 tuổi vì xương hàm và răng đang phát triển, dễ nắn chỉnh. Ngoài ra, bạn vẫn có thể niềng răng cho trẻ em ở độ tuổi 6 - 11 và niềng răng cho người lớn từ 17 - 35 tuổi [1].
Chỉnh nha đúng thời điểm mang đến nhiều lợi ích như: Mang đến hiệu quả tối ưu, cải thiện chức năng ăn nhai và phát âm, đảm bảo thẩm mỹ, ngăn ngừa vấn đề về khớp cắn, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí [2].
Mặc dù không có giới hạn cụ thể cho độ tuổi niềng răng nhưng trường hợp ngoài 50 tuổi khi niềng thường khó đạt được kết quả như mong đợi và quá trình nắn chỉnh răng kéo dài. Vì thế cần thăm khám để bác sĩ tư vấn có nên niềng hay không và lựa chọn phương pháp phù hợp [3].
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!