Niềng Răng Thay Đổi Khuôn Mặt Thật Không? Nguyên Nhân Do Đâu?
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
Niềng răng có thể dẫn đến một số thay đổi về khuôn mặt, chủ yếu là do sự cải thiện trong cấu trúc răng và hàm. Tuy nhiên, mức độ thay đổi phụ thuộc vào tình trạng ban đầu, tuổi tác, và mục tiêu điều trị. Các thay đổi khuôn mặt thường là kết quả phụ của quá trình điều trị nhằm cải thiện sức khỏe răng miệng và không phải là mục tiêu chính.
- Tác động của niềng răng đến khuôn mặt
- Thay đổi cấu trúc rrăng: Niềng răng giúp điều chỉnh sự sắp xếp của răng, từ đó có thể ảnh hưởng đến các đặc điểm khuôn mặt như tỷ lệ giữa hàm trên và hàm dưới.
- Tăng cường đường viền khuôn mặt: Khi răng được căn chỉnh đúng cách, nó có thể làm cho đường viền của hàm trở nên rõ ràng hơn, ảnh hưởng tích cực đến hình dáng khuôn mặt.
- Ảnh hưởng lâu dài
- Điều chỉnh hàm: Niềng răng có thể cải thiện sự khớp cắn, làm cho hàm trên và hàm dưới khớp với nhau tốt hơn, từ đó có thể thay đổi cách khuôn mặt nhìn chung.
- Thay đổi từ từ: Những thay đổi về khuôn mặt thường không rõ rệt ngay lập tức mà diễn ra từ từ trong suốt quá trình điều trị và sau khi hoàn thành.
Niềng răng thay đổi khuôn mặt thật hay giả?
Thông thường, nếu khuôn hàm gặp phải tình trạng như răng bị hô, móm, lệch lạc, răng mọc thưa, sai khớp cắn,… sẽ khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối, hài hòa. và niềng răng chính là một trong những phương pháp khắc phục khuyết điểm răng miệng được nhiều người lựa chọn. Nhưng liệu rằng, niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt hay không?
Giải đáp cho vấn đề niềng răng làm thay đổi khuôn mặt, các chuyên gia nha khoa chỉnh hình chuyên sâu về niềng răng nhận định rằng, trên thực tế niềng răng sẽ không tác động đến khung xương mặt. Phương pháp này chỉ có tác dụng nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên khuôn hàm, giúp hàm răng trông thẳng, đều và đẹp hơn. Và chính việc khuôn mặt “trông có vẻ” cân đối hơn này đã khiến nhiều người nghĩ rằng phương pháp này có thể làm thay đổi cơ, xương mặt.
Như vậy, phải khẳng định lại một lần rằng niềng răng không làm thay đổi cấu trúc xương mặt (không ảnh hưởng ở bên trong). Nó chỉ giúp khuôn miệng đẹp và cân đối hơn, tạo cảm giác hài hòa, thon gọn hơn cho khuôn mặt (chỉ tác động thay đổi bề ngoài). Do đó, nếu có nhu cầu niềng răng, mọi người hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn với hệ xương. Bên cạnh đó, khuôn mặt có thể được thay đổi trở nên đẹp, cân đối và thon gọn hơn.
XEM THÊM: Niềng Răng Có Ảnh Hưởng Gì Không?
Nguyên nhân khiến niềng răng thay đổi khuôn mặt?
Trong quá trình niềng răng, răng sẽ dần dần thay đổi vị trí. Mọi người sẽ bắt đầu nhận ra sự thay đổi ở khuôn mặt của mình. Lúc này, nhiều người sẽ cảm thấy răng mình đang bị hô thêm. Tuy nhiên, mọi người không cần quá lo lắng, bởi đây chỉ là hiện tượng thời. Các giai đoạn sau, nha sĩ sẽ chỉnh hình dần và đưa hàm răng của trở nên đẹp hơn.
Lý giải nguyên nhân của vấn đề này, các bác sĩ chỉ gia 3 nhóm tác nhân chính, bao gồm:
- Do mắc cài: Ngay khi gắn mắc cài, cảm giác hàm răng hơi hô ra là điều không tránh khỏi. Tình trạng này phát sinh là do mắc cài dán lên mặt ngoài răng, làm lợi bị cộm và đội vào môi, má khiến môi trở nên nhọn và hô.
- Do quá trình chỉnh nha của bác sĩ: Hàm răng ban đầu khấp khểnh, lệch lạc sẽ cần trải qua quá trình làm đều răng trước như nong dây cung niềng răng, nong cung hàm, kéo răng nanh hay điều trị bù trừ khớp cắn ngược, móm. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kéo đóng điều chỉnh răng. Quá trình làm đều răng ban đầu có thể khiến trục răng cửa bị nghiêng ra ngoài quá mức và làm cho người niềng có cảm giác bị hô răng.
- Do giảm cân, hóp má, hóp thái dương: Đây là vấn đề rất phổ biến khi niềng răng. Thời gian đầu sau khi niềng răng sẽ bị đau làm cho việc ăn nhai gặp khó khăn. Việc ăn uống không đảm bảo, cân nặng tụt giảm sẽ khiến má hóp gầy lại, trong khi răng và xương hàm không thay đổi. Từ đó tạo cảm giác như răng, xương bị nhô ra quá mức. Tình trạng này rõ ràng nhất là ở những người có khuôn mặt trái xoan hay vốn đã gầy gò trước khi niềng.
THAM KHẢO: Niềng Răng Xong Bị Móm Khắc phục được không?
Quá trình thay đổi khuôn mặt khi niềng răng
Khi niềng răng, hai hàm sẽ về tương quan đúng vị trí, các cơ mặt nhờ đó sẽ được giải phóng khỏi điểm cản trở cũ. Do đó khuôn mặt của người sau khi niềng răng sẽ thư giãn hơn, nhẹ nhàng hơn và cân đối hơn. Vậy, quá trình niềng răng thay đổi khuôn mặt như thế nào?
Giai đoạn 1
Vào giai đoạn đầu tiên sau khi niềng, khuôn mặt người niềng răng hoàn toàn có thể biến xấu hơn so với lúc trước. Chẳng hạn như tình trạng vẩu hàm do độ cộm của niềng hoặc sự mất ổn định ban đầu của chân răng khiến hàm chìa ra.
Ngoài ra, tình trạng sụt cân, hóp má, hóp thái dương khiến khuôn mặt và cơ thể mất cân đối hơn cũng có thể xảy ra vào đoạn này. Do việc đeo mắc cài công kênh, răng bị đau nhức khiến việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn…
TÌM HIỂU: Tại sao Niềng Răng Bị Hóp Má?
Giai đoạn 2
Trái lại, nếu trải qua giai đoạn thách thức này và bước sang giai đoạn hoàn thiện, cơ thể cũng như hàm răng sẽ dần ổn định và đi vào khuôn khổ điều trị. Cụ thể, quá trình thay đổi của từng bộ phận trên khuôn mặt sau khi niềng răng như sau:
- Với mũi: Trong quá trình niềng răng, góc mũi cũng sẽ thay đổi. Ví dụ răng đang bị vẩu, thì khi niềng môi trên được thu gọn vào trong. Nhờ đó, mũi có vẻ cao hơn, thon gọn hơn. Kỳ thật, bản thân chiếc mũi cao phải do sự phát triển của xương sụn, cánh mũi và điều đó không liên quan đến khuôn xương răng hay xương hàm. Nhưng niềng răng có tác dụng làm cho răng thay đổi đẹp hơn, khiến khuôn hài hòa nên đem lại cảm giác chiếc mũi cao hơn lúc chưa niềng.
- Với môi: Với các trường hợp răng móm, vẩu thường đem lại cảm giác môi dày, môi trề ra ngoài xấu xí. Tuy nhiên, trải qua quá trình niềng, khi răng đã gọn và đều đặn, môi cũng sẽ được thu gọn vào trong. Từ đó thay đổi góc môi trực diện, khi nhìn vào sẽ thấy bờ môi đầy đặn thì vì trề ra như trước.
- Với cằm: Tương tự đối với cằm, những trường hợp kéo lùi hàm dưới ra sau, hay dàn đều các răng hàm dưới sau khi niềng sẽ mang lại cảm thon gọn hơn cho cằm. Đôi khi, sư thon gọn của khuôn mặt sau khi niềng sẽ tăng cảm giác cằm được kéo dài ra và có Vline.
- Với miệng và mô lợi: Niềng răng khiến răng đều đặn, dễ làm sạch hơn nên giúp mô lợi săn chắc, hồng hào, hạn chế viêm nhiễm. Nhờ đó khuôn miệng mới vừa đẹp, vừa khỏe mạnh, nụ cười thu hút hơn.
- Với gò má, góc nghiêng khuôn mặt: Niềng răng giúp cho chân răng và ổ xương răng trở về vị trí khớp cắn hoàn hảo như mong muốn. Do đó, khuôn mặt khi nhìn trực tiếp hay nhìn bên sườn đều đem lại cảm giác cao, thon gọn hơn trước, đem lại ấn tượng thay đổi rõ rệt nhất cho khuôn mặt trước và sau niềng răng.
XEM THÊM: Trước và Sau Khi Niềng Răng Thay Đổi Như Thế Nào?
Các biến chứng có thể gặp phải khi niềng răng
Bất cứ quá trình điều trị y khoa nào đều tồn tại những biến chứng rủi ro bên cạnh những lợi ích. Niềng răng cũng vậy. Nhiều trường hợp niềng răng xong vẫn xấu, sau khi kết thúc liệu trình không những không làm khuôn mặt đẹp lên mà còn làm tổn hại đến khuôn mặt.
- Sâu răng và viêm lợi: Khi đeo niềng, răng và mô lợi gần các vùng dây cung, mắc cài rất khó vệ sinh sạch sẽ. Do đó, nếu không có chế độ vệ sinh hợp lý, các mảnh vụn thức ăn có thể lưu lại trên răng, tạo điều kiện để sâu răng, viêm lợi phát triển.
- Dị ứng: Dị ứng khi đeo niềng rất hiếm gặp, nhưng khá nguy hiểm. Nếu bị dị ứng với các thành phần trong niềng răng, nhất là niken hoặc cao su, mọi người cần thông báo ngay với nha sĩ để khắc phục.
- Xước mô mềm gây nhiệt miệng: Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến khi niềng răng do các mô mềm trong miệng như môi, lưỡi, má, lợi dễ dàng bị trầy xước, đau rát khi tiếp xúc với vật liệu cứng như mắc cài và dây cung.
- Tiêu chân răng: Đây là hiện tượng chân răng bị tiêu ngắn lại do chân răng bị tụt xuống hoặc chóp chân răng bị cùn đi do niềng răng. Hiện tượng này sẽ làm mất cân bằng chiều dài thân và chân răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tuổi thọ răng về sau.
- Mất kiểm soát bề mặt men răng: Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách trong quá trình đeo niềng sẽ khiến lớp khoáng bề mặt men răng bị hao tổn nghiêm trọng. Biểu hiện của tình trạng này đó là xuất hiện những đốm trắng trên răng. Các đốm trắng này rất dễ tích tụ mảng bám gây ra các bệnh về răng miệng nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách.
- Răng không thể di chuyển do cứng khớp: Đây là biến chứng niềng răng rất hiếm gặp, thường xảy ra với những răng có tiền sử chấn thương hoặc từng cấy chuyển tự thân. Dính khớp (cứng khớp) răng tạo một lực cản rất lớn khiến răng không thể di chuyển đến vị trí mong muốn được. Kết quả là hàm răng sau khi niềng không thể hoàn toàn thẳng, đều được.
- Chân răng bị bật ra khỏi xương hàm: Biến chứng này xảy ra khi nha sĩ sử dụng lực quá mạnh để tác động lên răng. Đồng thời di chuyển răng quá nhanh trong một thời gian ngắn. hoặc hệ thống đặt lực sai khiến chân răng di chuyển sai so với dự định.
- Rối loạn khớp thái dương hàm: Bệnh lý về khớp thái dương hàm chiếm tỷ lệ rất cao trong tỉ lệ biến chứng của niềng răng, nhất là đối tượng nữ giới. Các rối loạn về khớp xương hàm khi niềng răng hoàn toàn có thể làm khuôn mặt biến dạng theo chiều hướng xấu đi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ sau chỉnh nha.
- Tái phát sau niềng răng: Tái phát sau niềng răng là tình trạng răng di chuyển, nghiêng răng sau một thời gian tháo niềng. Biến chứng này thường xảy ra khi thời gian đeo niềng chưa đủ mà đã tháo hoặc khớp cắn chưa ổn định. Đôi khi, sự di chuyển răng sau khi niềng cũng xuất hiện do thay đổi sinh lý theo tuổi ở người niềng răng quá sớm.
So với các can thiệp thẩm mỹ nha khoa khác, niềng răng là giải pháp hữu hiệu nhất giúp bảo tồn răng gốc mà vẫn sở hữu được hàm răng đều đẹp như ý. Niềng răng thay đổi khuôn mặt theo hướng tích cực nếu mọi người lựa chọn chính xác địa chỉ nha khoa uy tín và chăm sóc đúng cách. Do đó, hãy đưa ra các quyết định sáng suốt khi niềng răng để nhanh chóng sở hữu hàm răng đẹp như mơ ước.
ĐỌC THÊM:
- Niềng Răng Xong Xấu Hơn Xử Lý Như Thế Nào?
- Có Nên Nhổ Răng Số 4 Để Niềng Không?
Dịch vụ
Chất liệu
Quy trình
Câu hỏi thường gặp
Đánh lún răng là một phương pháp trong nha khoa được sử dụng để điều chỉnh vị trí của răng. Phương pháp này thường được áp dụng để điều chỉnh sự lún hoặc nâng răng trong các tình huống cụ thể. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về đánh lún răng:
Mục Đích: Đánh lún răng thường được thực hiện để điều chỉnh sự lún hoặc nâng của răng, nhằm cải thiện khớp cắn và sự cân đối của hàm răng.
Kỹ Thuật: Phương pháp này có thể bao gồm việc sử dụng các công cụ nha khoa chuyên dụng để tạo ra lực ảnh hưởng đến răng, giúp di chuyển chúng vào vị trí mong muốn. Đây có thể là một phần của kế hoạch điều trị chỉnh nha hoặc phục hình răng miệng.
Chỉ Định:
- Khớp Cắn: Điều chỉnh khớp cắn để cải thiện sự tương quan giữa các răng trên và dưới.
- Điều Trị Răng: Sử dụng trong điều trị các vấn đề liên quan đến sự lún hoặc nâng của răng.
Kết Quả: Sau khi thực hiện, răng có thể thay đổi vị trí theo mong muốn của bác sĩ nha khoa, giúp cải thiện chức năng và thẩm mỹ của hàm răng.
Lưu Ý: Quy trình này cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm để đảm bảo hiệu quả và an toàn, tránh gây tổn thương cho răng hoặc mô xung quanh.
Niềng răng, là một phương pháp nha khoa sử dụng các khí cụ chuyên dụng để điều chỉnh vị trí của răng và xương hàm, nhằm cải thiện thẩm mỹ và chức năng nhai. Vậy niềng răng bao nhiêu tiền?
Niềng răng tháo lắp, còn được gọi là niềng răng không mắc cài, là một phương pháp chỉnh nha đang nhận được sự quan tâm rất lớn.
- Phương pháp này có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, giúp răng nhanh chóng về lại vị trí mong muốn trên cung hàm [1].
- Các phương pháp niềng phổ biến có thể kể tới như khí cụ Trainer, Headgear, Activator, 3D Clear, Ecligner, Invisalign [2].
- Giá niềng răng tháo lắp hiện đang dao động trong khoảng 15.000.000 - 25.000.000 VNĐ [3].
Niềng răng bị hóp má không phải hiện tượng hiếm gặp, thường do các nguyên nhân như: Tiêu xương ổ răng, kỹ thuật chỉnh nha không đúng, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học,... [1]
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chọn địa chỉ niềng răng uy tín, có bác sĩ giỏi, tuân thủ đúng chỉ định về chế độ ăn uống, sinh hoạt, đặc biệt có thể thực hiện các bài tập cơ mặt [2].
Các loại niềng răng trong suốt là một phương pháp chỉnh nha sử dụng các khay niềng trong suốt để điều chỉnh răng. Phương pháp này ngày càng phổ biến nhờ vào tính thẩm mỹ và sự thoải mái mà nó mang lại. Dưới đây là các loại niềng răng trong suốt phổ biến:
- Niềng răng Invisalign: Khay nhựa trong suốt, thẩm mỹ cao, dễ tháo ra, điều chỉnh hiệu quả cho nhiều tình trạng răng miệng.
- Niềng răng Ecligner: Khay niềng trong suốt với thiết kế cá nhân hóa, tập trung vào cải thiện tình trạng răng nhẹ đến trung bình, ít gây khó chịu.
- Niềng răng 3D Clear: Khay trong suốt, sử dụng công nghệ mô phỏng 3D để dự đoán kết quả và lên kế hoạch điều trị chính xác, phù hợp với các vấn đề chỉnh nha nhẹ đến trung bình.
- Niềng răng Zenyum: Khay niềng trong suốt với chi phí phải chăng, điều trị qua dịch vụ trực tuyến, phù hợp cho các vấn đề chỉnh nha đơn giản.
Niềng răng bao nhiêu tuổi là tốt nhất? Chuyên gia cho biết độ tuổi lý tưởng để niềng răng là từ 12 - 16 tuổi vì xương hàm và răng đang phát triển, dễ nắn chỉnh. Ngoài ra, bạn vẫn có thể niềng răng cho trẻ em ở độ tuổi 6 - 11 và niềng răng cho người lớn từ 17 - 35 tuổi [1].
Chỉnh nha đúng thời điểm mang đến nhiều lợi ích như: Mang đến hiệu quả tối ưu, cải thiện chức năng ăn nhai và phát âm, đảm bảo thẩm mỹ, ngăn ngừa vấn đề về khớp cắn, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí [2].
Mặc dù không có giới hạn cụ thể cho độ tuổi niềng răng nhưng trường hợp ngoài 50 tuổi khi niềng thường khó đạt được kết quả như mong đợi và quá trình nắn chỉnh răng kéo dài. Vì thế cần thăm khám để bác sĩ tư vấn có nên niềng hay không và lựa chọn phương pháp phù hợp [3].
Niềng răng có phải nhổ răng khôn không là băn khoăn của rất nhiều khách hàng. Về bản chất, răng khôn không đảm nhiệm chức năng ăn nhai hay tính thẩm mỹ cho gương mặt nhưng có thể cân bằng cấu trúc xương hàm và khuôn mặt. Trong khi đó răng khôn mọc lên sau cùng nên có thể mọc ngầm, mọc lệch gây ra nhiều tác hại [1].
- Với trường hợp răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng đến các răng kế cận hay không gây hại cho sức khỏe thì có thể giữ lại.
- Nếu răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây đau nhức, răng mọc chen chúc, bị hô, móm hoặc hàm không đủ khoảng trống thì cần nhổ bỏ khi niềng răng. Nhổ răng số 8 lúc này có thể ngăn ngừa bệnh răng miệng, giúp quá trình chỉnh nha thuận lợi [2].
- Khi nhổ răng khôn cần chú ý thăm khám kỹ để loại bỏ những trường hợp có bệnh lý nền, ngoài ra cần chăm sóc răng miệng đúng cách, loại bỏ thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt [3].
Thời gian niềng răng mất bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi niềng, tình trạng răng, thói quen vệ sinh và chế độ ăn uống, cụ thể thể như sau:
- Trẻ em có thời gian niềng dao động trong khoảng 6 tháng - 1 năm do không cần nhổ răng cũng như đeo thêm khí cụ phức tạp.
- Trung bình thời gian của một ca niềng răng cần điều trị trong khoảng 18 – 24 tháng. Tuy nhiên, con số này là không có định vì đối với các trường hợp khung răng hoặc xương hàm gặp tình trạng nghiêm trọng, thời gian có thể sẽ kéo dài lên đến 3 năm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!