Niềng Răng Có Phải Nhổ Răng Khôn Không? Chuyên Gia Giải Đáp
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
Niềng răng có phải nhổ răng khôn không là băn khoăn của rất nhiều khách hàng. Về bản chất, răng khôn không đảm nhiệm chức năng ăn nhai hay tính thẩm mỹ cho gương mặt nhưng có thể cân bằng cấu trúc xương hàm và khuôn mặt. Trong khi đó răng khôn mọc lên sau cùng nên có thể mọc ngầm, mọc lệch gây ra nhiều tác hại [1].
- Với trường hợp răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng đến các răng kế cận hay không gây hại cho sức khỏe thì có thể giữ lại.
- Nếu răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây đau nhức, răng mọc chen chúc, bị hô, móm hoặc hàm không đủ khoảng trống thì cần nhổ bỏ khi niềng răng. Nhổ răng số 8 lúc này có thể ngăn ngừa bệnh răng miệng, giúp quá trình chỉnh nha thuận lợi [2].
- Khi nhổ răng khôn cần chú ý thăm khám kỹ để loại bỏ những trường hợp có bệnh lý nền, ngoài ra cần chăm sóc răng miệng đúng cách, loại bỏ thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt [3].
Niềng răng có phải nhổ răng khôn không?
Răng khôn có nhất thiết phải nhổ khi niềng răng hay không là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực tế, theo các chuyên gia, niềng răng có thể nhổ răng khôn hoặc không đều được tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng và thế mọc của răng khôn như thế nào. Dựa vào đó mới đưa ra quyết định có nên loại bỏ chúng hay không.
Với các trường hợp răng khôn mọc thẳng, không làm ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm hoặc không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào quá lớn đến sức khỏe của bạn thì hoàn toàn có thể giữ lại chúng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên nhổ bỏ răng khôn khi niềng răng để có đủ khoảng trống khi dịch chuyển các răng trên khung hàm.
Các trường hợp nên nhổ răng khôn khi niềng răng và lợi ích của chúng
Khi thực hiện niềng răng, có ba trường hợp mà bác sĩ chỉ định niềng răng bắt buộc phải nhổ răng khôn sau:
- Răng khôn mọc thế nằm ngang, mọc lệch ra má
Nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc chéo đâm vào má hoặc mọc ngang xiên vào răng số 7 làm xô đẩy hàm và gây cản trở khi niềng răng. Vì vậy, để đảm bảo tình trạng này không xảy ra thì tốt nhất là bạn nên nhổ răng khôn trước khi tiến hành niềng răng chỉnh nha.
- Không có khoảng trống trên cung hàm để thực hiện niềng răng
Với các trường hợp răng mọc thẳng, nhưng trên khung hàm không đủ khoảng trống để dịch chuyển các răng khi niềng. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định bắt buộc phải nhổ răng số 8 để tạo khoảng trống hỗ trợ công tác niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất.
- Răng mọc chen chúc, răng bị hô hoặc móm nặng
Với các trường hợp này khung xương hàm nhỏ nên khi niềng không có không gian để có thể kéo dịch chuyển các răng về đúng vị trí của chúng. Vì vậy bạn cũng phải nhổ bỏ răng khôn để có đủ không gian thực hiện niềng răng.
TÌM HIỂU: Răng Khấp Khểnh Có Niềng Được Không? Thực hiện như thế nào?
Việc nhổ răng khôn đem lại nhiều lợi ích cho quá trình chỉnh nha, đồng thời đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất. Các lợi ích của việc nhổ răng số 8 khi niềng răng có thể kể đến như:
- Tạo khoảng trống trên cung hàm giúp răng dịch chuyển khi niềng chính xác hơn
Niềng răng là phương pháp dịch chuyển các răng về đúng vị trí của chúng, trong khi đó răng khôn lại là chiếc răng hàm chiếm diện tích lớn trên cung hàm. Tuy nhiên nếu không có khoảng trống để dịch chuyển thì việc nhổ răng khôn là cần thiết. Vậy “niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không” thì câu trả lời đó là tùy theo tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp phù hợp và thông thường sẽ là có.
XEM THÊM: Niềng Răng Trong Suốt – Giải đáp chi tiết mọi thắc mắc.
- Làm giảm biến chứng răng khôn và phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng một cách hiệu quả
Răng khôn thường mọc trong cùng hàm răng nên việc vệ sinh rất khó khăn, đặc biệt các răng mới mọc có thể gây nhiễm trùng, sâu răng, u nang răng khi răng mọc ngầm, các bệnh về nướu… Vì vậy nên nhổ răng khôn để giúp niềng răng hiệu quả hơn và ngăn ngừa các bệnh về răng cùng các biến chứng nguy hiểm.
- Làm giảm nguy cơ xô lệch hàm và đem lại hiệu quả cao khi niềng răng
Nẹp răng có phải nhổ răng không, các chuyên gia nha khoa cho biết hầu hết các trường hợp nên thực hiện nhổ răng, đặc biệt là răng số 8. Răng khôn mọc lệch gây ra tình trạng xô lệch răng, lệch khớp cắn thậm chí là gãy chân răng. Khi nó mọc trong hoặc sau khi niềng răng cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến quá trình niềng răng.
Như vậy có thể thấy, nhổ răng khôn là điều vô cùng cần thiết khi nẹp – niềng răng. Tuy nhiên để quyết định có nên nhổ bỏ răng khôn hay không, bạn nên tham khảo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện, cơ sở nha khoa uy tín.
Lưu ý chăm sóc răng miệng trước và sau khi nhổ răng khôn để niềng răng
Khi quyết định nhổ răng khôn bạn cần lưu ý một số vấn đề chăm sóc răng miệng trước, sau khi nhổ răng và lưu ý khi niềng răng như sau:
Các lưu ý chăm sóc răng miệng hữu ích cho việc nhổ răng khôn
Trước và sau khi nhổ răng khôn, chúng ta cần:
- Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi nhổ răng để kết quả nhổ răng được như ý.
- Nếu bạn có tiền sử bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, phụ nữ đang có thai, cho con bú, hoặc bị dị ứng với loại thành phần nào của thuốc,… cần nói cho bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có khi thực hiện nhổ răng khôn.
- Chăm sóc răng miệng sạch sẽ bằng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa Fluor, sử dụng kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch mảng bám còn sót lại.
Các lưu khi niềng răng
Trong quá trình niềng răng, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý:
- Cần loại bỏ các thói quen xấu như cắn móng tay, xé vỏ bao bì, xé mác quần áo, mở nắp chai, nhai đầu bút…. để tránh gây tác động xấu đến niềng răng làm lệch mắc cài, bung dây cung, gãy hỏng khí cụ niềng răng.
- Hạn chế hoạt động mạnh đặc biệt là chơi thể thao vận động mạnh.
- Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bổ sung omega, trái cây như nho, táo,…
- Thay vì ăn các thức ăn quá nóng, lạnh, dai, cứng nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, được cắt nhỏ, để tránh gây vỡ dây, khung của nẹp và sự tấn công của axit, vi khuẩn có hại.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải chuyên dụng, súc miệng bằng nước muối loãng và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên….
- Tái khám răng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ ít nhất 2 lần/năm để phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh lý về răng miệng cũng như biến chứng sau niềng răng.
Như vậy, các chuyên gia đã giúp chúng ta giải đáp câu hỏi “niềng răng có phải nhổ răng khôn không?”. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên đến trực tiếp các địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và tham khảo các tư vấn từ các bác sĩ.
Dịch vụ
Chất liệu
Quy trình
Câu hỏi thường gặp
Nhiều người thắc mắc liệu niềng răng có đau không. Câu trả lời là có vì tình trạng đau thường do lực siết từ dây cung gây ra và mức độ đau phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của từng người. Cảm giác đau thường kéo dài trong thời gian ngắn và sẽ giảm dần khi quen với niềng răng [1].
Có 4 giai đoạn gây đau nhất khi chỉnh nha: Giai đoạn tách kẽ, giai đoạn 1 tuần sau khi gắn mắc cài, giai đoạn nhổ răng, giai đoạn siết răng định kỳ [2].
Để giảm đau khi niềng răng, bạn nên ăn thực phẩm mềm, hạn chế thực phẩm cứng, chọn phương pháp niềng phù hợp, chườm đá, súc miệng với nước muối ấm, sử dụng sáp chỉnh nha và thực hiện các bài tập thư giãn cơ hàm [3].
Niềng răng có phải nhổ răng không là chủ đề nhiều khách hàng quan tâm khi chỉnh nha. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng miệng cụ thể để đưa ra phương pháp phù hợp nhất:
- Nhổ răng thường được chỉ định trong các trường hợp răng hô, móm, chen chúc, sai khớp cắn hoặc hàm có quá nhiều răng [1].
- Trường hợp răng thưa, vòm hàm rộng hoặc niềng răng ở trẻ em sẽ không cần phải nhổ răng trong quá trình chỉnh nha [2].
- Các răng thường được nhổ bao gồm răng số 4, số 5 và răng khôn (răng số 8) để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển [3].
Mất răng có niềng răng được không? Thực tế MẤT RĂNG CÓ THỂ NIỀNG RĂNG ĐƯỢC, tuy nhiên còn phụ thuộc vào vị trí, số lượng răng mất cũng như tình trạng răng miệng của từng khách hàng [1].
- Nếu mất răng lâu năm gây tiêu xương hàm, bác sĩ có thể khuyến nghị trồng răng Implant trước khi tiến hành niềng.
- Với răng số 2, 3 và 5 bị mất, quá trình niềng răng vẫn có thể diễn ra nhưng cần đánh giá tình trạng xương hàm.
- Có 2 phương pháp niềng răng cho trường hợp mất răng là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài [2].
Hô hàm có niềng răng được không là chủ đề được nhiều khách hàng quan tâm. Niềng răng là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng hô hàm, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Hô do răng vẫn niềng răng được bình thường và đạt kết quả như mong đợi. Nếu hô do xương hoặc do cả răng và xương cần kết hợp phẫu thuật để xử lý dứt điểm [1].
- Một số phương pháp niềng răng hô hàm là: Niềng răng mắc cài (kim loại và sứ), niềng răng trong suốt [2].
- Bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc ăn uống, vệ sinh tại nhà, thăm khám đúng lịch để đảm bảo hiệu quả niềng răng hô hàm [3].
Răng sâu có niềng được không luôn là vấn đề được khách hàng quan tâm. Trên thực tế RĂNG SÂU HOÀN TOÀN CÓ THỂ NIỀNG ĐƯỢC, nhưng điều quan trọng là phải xử lý triệt để các vấn đề về sâu răng trước khi bắt đầu quá trình chỉnh nha [1].
Tùy vào mức độ sâu răng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp như trám răng, chữa tủy, bọc răng sứ hoặc nhổ răng và trồng răng giả để đảm bảo răng khỏe mạnh trước khi gắn khí cụ niềng [2]. Tốt nhất bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi chăm sóc tại nhà để đảm bảo chỉnh nha an toàn và đạt được kết quả tốt nhất [3].
Đánh lún răng là một phương pháp trong nha khoa được sử dụng để điều chỉnh vị trí của răng. Phương pháp này thường được áp dụng để điều chỉnh sự lún hoặc nâng răng trong các tình huống cụ thể. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về đánh lún răng:
Mục Đích: Đánh lún răng thường được thực hiện để điều chỉnh sự lún hoặc nâng của răng, nhằm cải thiện khớp cắn và sự cân đối của hàm răng.
Kỹ Thuật: Phương pháp này có thể bao gồm việc sử dụng các công cụ nha khoa chuyên dụng để tạo ra lực ảnh hưởng đến răng, giúp di chuyển chúng vào vị trí mong muốn. Đây có thể là một phần của kế hoạch điều trị chỉnh nha hoặc phục hình răng miệng.
Chỉ Định:
- Khớp Cắn: Điều chỉnh khớp cắn để cải thiện sự tương quan giữa các răng trên và dưới.
- Điều Trị Răng: Sử dụng trong điều trị các vấn đề liên quan đến sự lún hoặc nâng của răng.
Kết Quả: Sau khi thực hiện, răng có thể thay đổi vị trí theo mong muốn của bác sĩ nha khoa, giúp cải thiện chức năng và thẩm mỹ của hàm răng.
Lưu Ý: Quy trình này cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm để đảm bảo hiệu quả và an toàn, tránh gây tổn thương cho răng hoặc mô xung quanh.
Niềng răng, là một phương pháp nha khoa sử dụng các khí cụ chuyên dụng để điều chỉnh vị trí của răng và xương hàm, nhằm cải thiện thẩm mỹ và chức năng nhai. Vậy niềng răng bao nhiêu tiền?
Niềng răng bị hóp má không phải hiện tượng hiếm gặp, thường do các nguyên nhân như: Tiêu xương ổ răng, kỹ thuật chỉnh nha không đúng, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học,... [1]
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chọn địa chỉ niềng răng uy tín, có bác sĩ giỏi, tuân thủ đúng chỉ định về chế độ ăn uống, sinh hoạt, đặc biệt có thể thực hiện các bài tập cơ mặt [2].
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!