Bé Bị Viêm Lợi Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Khắc Phục
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Bé bị viêm lợi nhiệt miệng là hiện tượng phổ biến, khiến trẻ đau đớn, sưng đỏ nướu, nhiệt miệng, quấy khóc, biếng ăn,… Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần sớm phát hiện triệu chứng, xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị viêm lợi nhiệt miệng từ sớm.
Triệu chứng của viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ
Bé bị viêm lợi nhiệt miệng là hiện tượng gây phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ. Nếu có những dấu hiệu sau, cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục kịp thời:
- Lợi của bé bị sưng đỏ, sậm màu hơn bình thường.
- Trong miệng của bé xuất hiện những đốm trắng có kích thước đa dạng, từ 1 – 2 mm cho đến những đốm to 8 – 10 mm, trong đó có chứa nhiều nước, mủ.
- Sau một thời gian, các đốm trắng vỡ ra tạo thành các vết loét miệng ở vùng nướu, lưỡi.
- Bé chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc, nhất là khi ăn do thức ăn tiếp xúc với vết loét, gây cảm giác đau, xót.
- Trẻ có biểu hiện chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.
- Nướu răng chảy máu, đặc biệt là khi ăn hoặc khi đánh răng.
Nguyên nhân nào khiến bé bị viêm lợi nhiệt miệng?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng bé bị nhiệt miệng sưng lợi. Việc xác định vì sao trẻ gặp tình trạng này rất quan trọng trong việc tìm hướng xử lý, khắc phục triệt để. Theo các bác sĩ nha khoa, có những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm nướu, nhiệt miệng như sau:
- Sử dụng nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng: Những thức ăn có tính cay nóng, nhiều dầu mỡ là nguyên nhân khiến thân nhiệt của bé tăng cao, phát sinh các nốt viêm, nhiệt miệng. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị trĩ, táo bón,…
- Chế độ vệ sinh răng miệng kém: Khi trẻ làm sạch răng không kỹ, các mảnh thức ăn, mảng bám tích tụ trên răng sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ, phát triển, gây viêm nhiễm nướu. Ngoài ra, điều này còn có thể dẫn đến các bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm tủy răng, mất răng vĩnh viễn.
- Sức đề kháng yếu: Khi hệ miễn dịch của bé hoạt động kém, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ dễ dàng tấn công, gây kích ứng lợi, dẫn đến bệnh viêm lợi nhiệt miệng. Nguyên nhân của điều này có thể xuất phát từ chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, trẻ sinh non, trẻ mắc các bệnh gây suy giảm đề kháng.
- Mọc răng: Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến khiến bé bị viêm lợi nhiệt miệng. Trong quá trình mọc răng, răng đâm xuyên qua nướu có thể gây sưng đau cho bé, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến lở loét, nhiệt miệng.
- Sử dụng bàn chải quá cứng: Việc dùng bàn chải cứng có thể gây rách lợi, tổn thương nướu trong quá trình vệ sinh răng miệng. Các vết rách bị vi khuẩn xâm nhập, trú ngụ và dần phát triển thành viêm lợi, nhiệt miệng.
- Nhiễm khuẩn: Việc khoang miệng của trẻ bị nhiễm khuẩn do thói quen ăn uống không sạch sẽ, gặm tay, gặm đồ vật bẩn, nhiễm vi khuẩn nấm, vi khuẩn kỵ khí, ái khí,… cũng có thể là nguyên nhân sinh ra nhiệt miệng, viêm lợi ở trẻ.
- Thiếu một số hoạt chất: Việc trẻ bị thiếu sắt, vitamin B12 cũng có thể làm gia tăng nguy cơ bị viêm nướu, nhiệt miệng.
- Gặp vấn đề về gan: Gan là bộ phận quan trọng giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, ngăn ngừa các chất độc tích tụ trong khoang miệng gây viêm nhiễm, nhiệt miệng, nổi mụn nhọt. Khi chức năng gan suy giảm, nguy cơ bé bị viêm lợi và nhiệt miệng cũng sẽ cao hơn.
- Do các bệnh lý răng miệng khác: Đôi khi, tình trạng sâu răng, viêm tủy, viêm chóp răng, viêm quanh chân răng,… cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị viêm nướu, nhiệt miệng.
Cách khắc phục viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ
Ngay khi bé bị viêm lợi nhiệt miệng, cha mẹ cần sớm phát hiện và áp dụng các biện pháp khắc phục, xử lý viêm nhiễm sớm, ngăn ngừa tình trạng này tiếp diễn về lâu dài và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới sức khỏe của trẻ. Một số phương pháp các bậc phụ huynh có thể tham khảo như sau:
Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm lợi nhiệt miệng
Sử dụng những nguyên liệu quen thuộc trong dân gian là cách khắc phục viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ em an toàn, hiệu quả. Cụ thể, cha mẹ có thể sử dụng các cách chữa viêm nướu, nhiệt miệng sau:
- Súc miệng nước muối:
Đây chính là cách chữa viêm lợi nhiệt miệng tại nhà vô cùng đơn giản, hiệu quả cao, được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Trong nước muối có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, làm sạch vi khuẩn, mảng bám trên nướu và chữa lành các vết loét ở lợi, lưỡi của trẻ.
Cách thực hiện phương pháp này vô cùng đơn giản, cha mẹ chỉ cần pha nước muối loãng rồi cho trẻ súc miệng 3 lần/ngày. Bạn cũng có thể mua sẵn nước muối sinh lý đã được pha với liều lượng vừa đủ để trẻ súc miệng.
- Dùng dầu dừa chữa viêm lợi nhiệt miệng
Sử dụng dầu dừa cũng là cách trị viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ em khá an toàn, hiệu quả. Trong dầu dừa có chứa các hoạt chất kháng khuẩn, phục hồi niêm mạc, làm lành các vết loét do vi khuẩn gây ra.
Nếu bé bị viêm lợi nhiệt miệng, cha mẹ chỉ cần thoa vài giọt dầu dừa lên vùng niêm mạc đang bị loét, vết thương sẽ nhanh chóng se lại, giảm đáng kể tình trạng đáng kể. Tuy nhiên, phương pháp này không nên sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Sử dụng bột baking soda
Baing soda là loại bột có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm nhẹ triệu chứng viêm nhiễm, loét miệng ở trẻ. Đồng thời, baking soda còn có khả năng trung hòa axit trong các vết loét, cân bằng pH, từ đó giảm đau, giảm khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
Khi bé bị viêm lợi nhiệt miệng, cha mẹ chỉ cần hòa tan baking soda cùng nước theo tỷ lệ 1:1, bôi lên khu vực đang bị viêm nhiễm, các nốt nhiệt miệng khoảng 5 – 10 phút cho tới khi hỗn hợp khô bớt. Sau đó, bạn cho bé súc miệng lại cùng nước sạch, thực hiện phương pháp 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đưa bé đi lấy cao răng, làm sạch khoang miệng
Việc cao răng, mảng bám tích tụ lâu ngày quanh chân răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ. Vì vậy, để giải quyết bệnh triệt để, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến phòng khám nha khoa uy tín và làm sạch mảng bám, cao răng cho bé.
Khi các lớp cao răng, mảng bám quanh chân răng đã bị loại bỏ, vi khuẩn không còn nơi trú ngụ, tình trạng viêm nhiễm sẽ được cải thiện đáng kể. Đồng thời, cha mẹ cũng cần vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ để tránh tích tụ cao răng, phòng ngừa bệnh tái phát.
Điều trị viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ bằng thuốc Tây Y
Trong trường hợp bé bị viêm lợi nhiệt miệng nghiêm trọng, không thể điều trị bằng các mẹo dân gian hoặc phương pháp làm sạch, lấy cao răng thông thường, cha mẹ nên cho bé sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc trị nhiệt miệng theo chỉ dẫn của thầy thuốc để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm, lở loét, làm lành tổn thương trong khoang miệng của bé.
Tùy theo mức độ viêm nhiễm, cân nặng và thể trạng của bé mà các bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ gồm có thuốc kháng sinh, các vitamin C và PP, Kamistad, Xanh methylen, thuốc Ceelin. Mỗi liệu trình có thể kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần.
Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý cho bé uống thuốc khi đã ăn no để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm cũng như ngăn ngừa hiện tượng loạn khuẩn đường ruột, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
Lưu ý khi bé bị nhiệt miệng viêm lợi
Khi phát hiện trẻ có biểu hiện bị viêm lợi nhiệt miệng, cha mẹ cần lưu ý một vài vấn đề sau nếu không muốn tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và sức khỏe của bé.
- Ngay khi phát hiện các dấu hiệu viêm nhiễm, sưng đỏ nướu, nhiệt miệng ở trẻ, cần ngay lập tức đưa bé đến cơ sở nha khoa uy tín thăm khám và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý cho bé dùng thuốc hoặc các cách chữa truyền miệng.
- Bên cạnh việc điều trị viêm lợi nhiệt miệng, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé để tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh.
- Không nên cho bé ăn các thực phẩm cay, nóng, quá mặn hoặc quá ngọt, đồ ăn quá cứng vì có thể khiến tình trạng viêm nhiễm, loét miệng nghiêm trọng, lâu hồi phục hơn.
- Cha mẹ nên động viên trẻ uống nhiều nước để làm sạch miệng, ngăn ngừa mảng bám tích tụ, đồng thời giúp làm dịu vết thương, phòng tránh khô miệng khiến tình trạng viêm loét xấu đi.
- Cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống các loại trà thanh nhiệt, giải độc như trà hoa cúc, trà atiso, trà táo tàu,… để làm dịu vết thương, đào thải độc tố.
Địa chỉ khám, chữa viêm lợi nhiệt miệng cho bé
Để điều trị viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ an toàn, hiệu quả, việc tìm kiếm một địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể tham khảo Trung Tâm Khám & Điều Trị Bệnh Răng Miệng – ViDental Kid. Đây là đơn vị nha khoa có hệ thống trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao sở hữu hệ thống thiết bị hiện đại và được trang bị công nghệ cao, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thăm khám an toàn và hiệu quả nhất.
ViDental Care sở hữu đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, thăm khám và phát hiện nguyên nhân, mức độ viêm lợi nhiệt miệng chính xác ở trẻ. Dựa vào đó, các bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả, đảm bảo an toàn cho bé. Đồng thời, ViDental Kid cũng được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ quá trình thăm khám, điều trị cho trẻ.
Trên đây là những thông tin cha mẹ cần nắm được khi bé bị viêm lợi nhiệt miệng. Để bé có thể ăn ngon, phát triển bình thường, hãy chú ý theo dõi sức khỏe răng miệng của bé và đưa bé đi thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!