Răng Khấp Khểnh Nhiều Có Bọc Sứ Được Không?

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc lên sai hướng hoặc sai vị trí so với răng bình thường. Tình trạng này làm mất thẩm mỹ khuôn mặt, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng và suy giảm chức năng ăn nhai [1]. Phương pháp bọc răng sứ thường được áp dụng cho những người có tình trạng răng khấp khểnh ở mức độ nhẹ [2]. Hơn hết, bạn nên đến các nha khoa uy tín để được thăm khám và tiến hành bọc sứ chuẩn y khoa, mang lại hiệu quả cao nhất [3].

Răng khấp khểnh gây những bất tiện gì?

Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi răng khấp khểnh nhiều có bọc sứ được không chúng ta cần biết những bất tiện khi có hàm răng khấp khểnh. Răng lệch lạc, khấp khểnh sẽ đi liền với tình trạng khớp cắn bị lệch hàm. Điều này gây ra nhiều bất tiện, cụ thể như:

Răng khấp khểnh, lộn xộn khiến khuôn mặt mất đi tính thẩm mỹ
Răng khấp khểnh, lộn xộn khiến khuôn mặt mất đi tính thẩm mỹ

Giảm tính thẩm mỹ khuôn mặt

Các cụ xưa thường nói “hàm răng mái tóc là vóc con người” cho thấy răng là bộ phận quan trọng. Nó quyết định đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Một hàm răng khấp khểnh, lộn xộn, khớp cắn sai khiến khuôn mặt không hài hòa, mất đi sự cân đối. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, khiến bạn cảm thấy tự ti, ít khi cười với mọi người.

Tăng nguy cơ bị bệnh lý răng miệng

Khi răng cung hàm bị lộn xộn không chỉ khiến việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn mà con còn khiến thức ăn thừa dễ bị mắc kẹt ở kẽ răng. Điều đó sẽ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, hình thành và gây ra các bệnh lý về đường răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm lợi, viêm nha chu,… 

Suy giảm chức năng nhai

Răng khấp khểnh, khớp cắn bị lệch nên lực nhai sẽ giảm. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến thức ăn không được nhai kỹ, tăng áp lực cho hệ tiêu hóa. Điều này có thể sẽ gây ra một số bệnh lý ở đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày,…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Răng Mọc Lệch Có Bọc Sứ Được Không?

Vậy tình trạng răng khấp khểnh nhiều có bọc sứ được không?

Thực tế, bọc răng sứ hiện nay đang rất phổ biến và nó còn được chú ý hơn cả đối với người đang có hàm răng lộn xộn, khấp khểnh. Tuy nhiên, nó thường được áp dụng cho những người có tình trạng răng khấp khểnh ở mức độ nhẹ. 

Vậy khi răng khấp khểnh nhiều có bọc sứ được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, thực tế phương pháp bọc răng sứ chưa thực sự được ưu tiên bởi vì:

  • Đây là kỹ thuật đòi hỏi phải mài răng ở cả 5 mặt để tạo thành trụ. Việc làm này khiến cấu trúc của răng dễ bị tổn thương và không còn được khỏe mạnh như trước nữa.
  • Răng sứ có tuổi thọ không cao như răng thật, nếu sau hết thời gian bảo hành thì sẽ xuất hiện những tổn hại đáng kể.
  • Sau khi bọc răng sứ thì vẫn có thể gặp những biến chứng như đau răng, mẻ răng, rơi mão sứ, hoặc viêm nhiễm nướu thậm chí có những trường hợp bị mất răng.
  • Việc chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ cần phải hết sức cẩn thận nếu không sẽ rất dễ gây ra các bệnh lý răng miệng.

Có thể thấy, bọc răng sứ là phương pháp phục hình mang tính thẩm mỹ cao được nhiều người lựa chọn mang lại nụ cười rạng rỡ. Cho nên, bạn hãy cân nhắc thật kỹ xác định răng khấp khểnh nhiều có bọc sứ được không.

Tùy vào mức độ khấp khểnh nặng hay nhẹ của bạn mà các bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn giải pháp cụ thể. Với những trường hợp nặng không bọc được răng sứ thì nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp khác đạt hiệu quả hơn nhằm hạn chế rủi ro.

Quy trình bọc răng sứ cho người có hàm răng lộn xộn

Từ những thông tin trên có thể thấy, răng khấp khểnh vẫn có thể bọc răng sứ nhưng nó thực sự không phải là phương pháp tối ưu. Nếu thực sự vẫn muốn làm dịch vụ này, bạn cần tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao. 

Quy trình bọc răng sứ cho hàm răng lộn xộn được thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ khám tổng quát, kiểm tra sức khỏe cho bạn

Đầu tiên, bác sĩ cần kiểm tra tổng quát xem bạn có gặp các vấn đề về sức khỏe hay không. Đặc biệt, với những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp thì cần phải hết sức cẩn trọng khi thực hiện dịch vụ này.

Nếu đủ sức khỏe, bạn sẽ được tư vấn về việc bọc răng sứ. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT cho bạn để kiểm tra tình hình răng miệng. Kết quả chụp sẽ cho biết mức độ lộn xộn của răng, các bệnh lý cần điều trị. Sau đó, họ sẽ tư vấn cho bạn về phương pháp và phác đồ điều trị tốt nhất.

  • Bước 2: Mài cùi răng, khiếp tra khớp cắn

Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng sau đó gây tê cho bạn để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn và giảm đau. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa chuyên biệt để sửa soạn hàm răng cho bạn. Sau đó, họ sẽ tiến hành mài răng lộn xộn, khấp khểnh theo đúng tỉ lệ.

XEM THÊM: Mài Răng Bọc Sứ Có Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Không?

Bọc sứ dành cho trường hợp răng khấp khểnh ít
Bọc sứ dành cho trường hợp răng khấp khểnh nhẹ
  • Bước 3: Lấy dấu răng, đưa về phòng Labo

Tiếp đến, bác sĩ sẽ lấy dấu răng bằng vật liệu tổng hợp chuyên dụng. Khi đã lấy dấu răng xong, khay dấu răng sẽ được gửi về phòng Labo riêng để tiến hành bước tiếp theo là chế tác răng sứ cho phù hợp với từng tình trạng.

  • Bước 4: Kiểm tra răng mài, so sánh, gắn răng sứ

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình trụ răng, lắp thử mão răng sứ lên trên. Nếu răng sứ không bị cộm, khách hàng hài lòng với hình dáng, màu sắc răng thì bác sĩ sẽ tiến hành gắn sứ cố định lên hàm.

CẢNH BÁO: Hậu Quả Bọc Răng Sứ Sai Kỹ Thuật Có Thể Gặp Phải

Trên đây là đáp án câu hỏi răng khấp khểnh nhiều có bọc sứ được không. Có thể thấy, người có hàm răng lộn xộn, khấp khểnh chưa được khuyến khích bọc sứ. Thay vào đó bạn có thể áp dụng phương pháp hiệu quả hơn như niềng răng. Nếu thực sự muốn bọc sứ, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ, lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện nhằm mang tới hiệu quả cao nhất.

GỢI Ý BÀI VIẾT:

Chất liệu

Quy trình

Câu hỏi thường gặp

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không. Trên thực tế, tùy từng trường hợp và giai đoạn phát triển mà răng sâu có thể mọc lại hoặc không.

  • Răng hàm bị sâu trước khi thay răng sữa vẫn mọc lại được vì răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên sâu răng có thể ảnh hưởng đến quá trình thay răng về sau.
  • Răng hàm bị sâu sau khi thay răng sữa không thể mọc lại, chỉ có thể điều trị sâu và lựa chọn biện pháp phục hình tùy vào mức độ sâu cũng như tình trạng răng miệng của bé [1].
  • Khi trẻ bị sâu răng, phụ huynh có thể xử lý tại nhà bằng mẹo dân gian như dùng mật ong, ngâm nước muối, sử dụng lá trà xanh hoặc điều trị tại nha khoa với các phương pháp như trám răng, nhổ răng, trồng răng giả [2].
  • Chú ý phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ bằng cách tạo thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học, lấy cao răng và thăm khám định kỳ [3].
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo