Trẻ 2 Tháng Mọc Răng: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Chăm Sóc

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Bình thường, trẻ từ 6 tháng tuổi mới bắt đầu mọc răng sữa. Tuy nhiên, nhiều trẻ 2 tháng mọc răng khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy bé 2 tháng tuổi mọc tăng có ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ? 

Dấu hiệu và nguyên nhân trẻ 2 tháng mọc răng

Thông thường, trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6, tuy nhiên tình trạng trẻ 2 tháng mọc răng không phải hiếm. Vậy cách nhận biết dấu hiệu và nguyên nhân nào khiến bé mọc răng ở 2 tháng tuổi?

Trẻ 2 tháng mọc răng được coi là mọc răng sớm
Trẻ 2 tháng mọc răng được coi là mọc răng sớm

Dấu hiệu nhận biết trẻ 2 tuổi mọc răng

Ở bất kỳ độ tuổi nào, trẻ mọc răng đều có những dấu hiệu khác thường trong sinh hoạt hàng ngày. Trẻ 2 tháng tuổi do còn quá nhỏ nên khi xuất hiện những dấu hiệu mọc răng, bé có thể cần nhiều thời gian để thích nghi. Một số dấu hiệu bé 2 tuổi mọc răng cha mẹ có thể quan sát được như: 

  • Bé thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi, không chịu bú
  • Thông thường trẻ mọc răng chảy nhiều nước dãi. Lý do là bé bị đau lợi, khó nuốt nước bọt hoặc vướng không nuốt được.
  • Một số trẻ thường nghiến lợi hay ngậm ngón tay
  • Nhiều trẻ mọc răng bị rối loạn tiêu hóa nhẹ như chảy phân lỏng…
  • Ở một số bé có dấu hiệu sưng lợi, hơi tấy đỏ.
  • Ngoài ra, một số bé thường sốt nhẹ khi mọc răng.

Các dấu hiệu này có thể xuất hiện khoảng 3 – 5 ngày trước khi trẻ 2 tháng mọc răng. Đồng thời, những biểu hiện này cũng tự biến mất sau 3 – 7 ngày.

3 yếu tố ảnh hưởng đến việc mọc răng ở trẻ 2 tháng tuổi

Trẻ 2 tháng tuổi mọc răng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Bé mọc răng sớm tùy thuộc vào một số yếu tố tác động như: 

  • Di truyền: Trẻ 2 tháng tuổi mọc răng có thể do yếu tố gen di truyền. Trong gia đình, bố, mẹ hoặc ông, bà từng mọc răng sớm thì không loại trừ khả năng bé cũng gặp tình trạng tương tự.
  • Vấn đề dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến thời gian mọc răng của trẻ. Nếu bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì trẻ có khả năng mọc răng sớm cao hơn bé khác. Bên cạnh đó, nếu mẹ có nguồn dinh dưỡng tốt, sữa đủ chất thì con cũng sớm mọc răng hơn bình thường.
  • Vitamin D và canxi: Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ chậm mọc răng hay sớm cũng phụ thuộc vào việc có bị thiếu vitamin D và canxi hay không. Trường hợp trẻ sinh thiếu tháng, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thiếu canxi thì răng sẽ mọc chậm hơn bình thường.
Dinh dưỡng và di truyền là yếu tố khiến trẻ 2 tháng tuổi mọc răng
Dinh dưỡng và di truyền là yếu tố khiến trẻ 2 tháng tuổi mọc răng

Trẻ 2 tháng mọc răng có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của bé không?

Thông thường trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi mới bắt đầu mọc răng. Đầu tiên là 2 răng cửa ở hàm dưới, sau đó là 2 răng cửa hàm trên, rồi lần lượt đến răng cửa và răng hàm còn lại. Khi bé được khoảng 25 – 33 tháng thì hàm răng sẽ hoàn thiện với 20 răng. Do đó, bé 2 tháng tuổi mọc răng được coi là mọc răng sớm.

Hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra lo lắng khi bé 2 tuổi mọc răng, thậm chí có mẹ còn hoảng sợ vì nghĩ con đang gặp vấn đề gì đó trái với phát triển tự nhiên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia và bác sĩ giàu kinh nghiệm, trẻ 2 tháng mọc răng không phải vấn đề đáng ngại. Trẻ mọc răng sớm hay muộn hoàn toàn bình thường. Đó là vấn đề bẩm sinh của mỗi trẻ. Trẻ mọc răng sớm không gây nguy hiểm cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. 

Thời điểm trẻ sơ sinh mọc răng không có tính cố định. Song, tỷ lệ mọc răng trong độ tuổi 6 – 7 tháng cao hơn. Thậm chí, y học từng nhiều lần ghi nhận trường hợp trẻ mới sinh ra đã mọc răng. Trái lại, trên thế giới cũng có nhiều bé hơn 1 tuổi mới nhú những chiếc răng đầu tiên.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ 2 tháng mọc răng? 

Khi trẻ mọc răng, đặc biệt là trẻ 2 tháng tuổi mọc răng, bố mẹ không nên quá lo lắng. Thay vào đó, ba mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc tốt nhất cho bé. 

Phân biệt trẻ 2 tháng mọc răng sớm và mọc nanh sữa thế nào?

Một số trẻ chỉ 1 – 2 tháng đã nhú nanh sữa nhưng bố mẹ lại tưởng đó là bé mọc răng sớm. Vì vậy, ba mẹ cần biết cách phân biệt 2 hiện tượng này để có cách chăm sóc răng miệng cho bé tốt nhất. 

Nanh nữa là các nốt nhú lên ỏ lợi, thường là những đốm trắng hoặc vàng nhạt nhỏ khoảng 2 – 3 mm, cũng có trường hợp nanh sữa to khoảng 1 cm. Theo các bác sĩ, nanh sữa là tổn thương lành tính thường hợp ở niêm mặc của trẻ sơ sinh trong thời gian ngắn. Trẻ mọc nanh sữa thường quấy khóc và biếng ăn. 

Nếu trẻ mọc nanh sữa, cha mẹ cần xem các nốt có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ hay không. Trường hợp nanh sữa lành tính, trẻ chỉ quấy khóc và không có dấu hiệu nào khác, cha mẹ chỉ cần cần vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé. Các nốt nanh sẽ biến mất trong khoảng 1 – 2 tuần.

Trong khi đó, nếu nanh sữa làm bé quấy khóc nhiều, bỏ bú, sốt cao thì có thể nanh sữa bị nhiễm khuẩn. Lúc này, cha mẹ cần đưa con đến khám tại các cơ sở nha khoa uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Cha mẹ cần phân biệt trẻ mọc răng sớm và nanh sữa
Cha mẹ cần phân biệt trẻ mọc răng sớm và nanh sữa

Lưu ý cách chăm sóc trẻ mọc răng sớm

Các chuyên gia nha khoa cho biết, bé 2 tháng mọc răng cũng là điều hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng lúc này là cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng cho bé. 

  • Để bé đỡ ngứa lợi hoặc rớt rãi, ba mẹ cho bé ngậm một số vật mềm, an toàn như ti giả hay vòng mọc răng.
  • Khi bé chảy nước dãi, cha mẹ lấy khăn mềm lau sạch xung quanh miệng. 
  • Nếu bé bị sốt nhẹ do mọc răng, ba mẹ có thể lau người cho bé bằng nước ấm hoặc dùng khăn ấm đắp lên trán, nách, vùng bẹn…
  • Trường hợp trẻ sốt mọc răng cao trên 38,5 có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol với liều lượng phù hợp, từ 10 – 15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Cho bé nằm ở phòng thông thoáng, kín gió và mặc quần áo thoải mái.
  • Mẹ nên cho trẻ bé nhiều lần hơn mỗi ngày. Mỗi lần bú nên cho bé bú no hơn một chút để tăng cường lượng nước, tránh trường hợp bị mất nước.
  • Hàng ngày, ba mẹ sử dụng khăn vải mềm hoặc bông gạc sạch nhúng nước ấm hoặc nước muối loãng lau sạch lợi và mặt lưỡi của trẻ. Nên thực hiện 2 lần mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé.
Khi bé 2 tháng mọc răng, cha mẹ cần chú ý đền việc chăm sóc cho trẻ
Khi bé 2 tháng mọc răng, cha mẹ cần chú ý đền việc chăm sóc cho trẻ

Đưa trẻ đi khám kha khoa khi có triệu chứng nặng

Khi trẻ 2 tuổi có dấu hiệu trẻ mọc răng bất thường, muộn hoặc sớm, xuất hiện triệu chứng sốt cao, nếu bé uống hạ sốt 30 phút mà không giảm thì ba mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để kiểm tra. Ngoài ra, nếu bé có biểu hiện quấy khóc, hay bỏ bú thì cũng nên đưa con tới khám tại chuyên khoa răng hàm mặt để kịp thời xử lý. 

Nếu chưa thực sự yên tâm về tình trạng răng miệng của bé, cha mẹ có thể đến khám bệnh tại Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid để được bác sĩ tư vấn và có hướng điều trị phù hợp nhất. Đây là địa chỉ nha khoa trực thuộc của Hệ sinh thái ViDental – Viện Nghiên Cứu & Ứng Dụng Công Nghệ Nha Khoa Việt Nam, tọa lạc tại LK 53 – Đường số 23 – Khu đô thị Thành phố Giao lưu – quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội. 

ViDental Kid là địa chỉ khám nha khoa uy tín cho trẻ 
ViDental Kid là địa chỉ khám nha khoa uy tín cho trẻ

Đội ngũ y bác sĩ tại ViDental Kid không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa trẻ em. Do đó, khi có bất kỳ vấn đề gì về nha khoa trẻ em, hãy liên hệ ngay hoặc đưa trẻ đến trực tiếp tại ViDental Kid để các chuyên gia đầu ngành khám, chẩn đoán chính xác.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: LK 53, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
  • Hotline: 098 793 3309.
  • Fanpage: https://www.facebook.com/videntalkid/.
  • Website: https://videntalkid.net/.
  • Chỉ đường: https://goo.gl/maps/trR1WJ9RodvgW3KH6.

Trên đây là những thông tin cần thiết ba mẹ cần biết về hiện tượng trẻ 2 tháng mọc răng. Nếu bé mọc răng sớm, cha me không nên quá lo lắng. Thay vào đó là chú ý tới các dấu hiệu và có cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ. 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo