Trẻ Bị Đau Răng: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách Khắc Phục

bs-quanganh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Quang Anh
  • Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
  • Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM

Khi trẻ bị đau răng, bạn có thể thực hiện các bước sau để giúp giảm đau và xử lý tình trạng:

  1. Giảm đau tạm thời: Có thể dùng thuốc giảm đau trẻ em theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tránh dùng thuốc không được chỉ định cho trẻ.
  2. Duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đảm bảo trẻ chải răng ít nhất hai lần một ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng phù hợp. Nếu trẻ đủ tuổi, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch giữa các răng.
  3. Thăm khám bác sĩ: Nếu cơn đau không giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng như sưng lớn, sốt hoặc đau kéo dài, hãy đưa trẻ đến nha sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
  4. Điều chỉnh chế độ ăn uống: Trẻ nên tránh thực phẩm cứng, dẻo hoặc ngọt có thể làm tăng cơn đau và làm tình trạng xấu hơn.

Dấu hiệu điển hình khi trẻ bị đau nhức răng 

Theo thống kê từ Viện Răng Hàm Mặt quốc gia cho biết, đa số trẻ em thường gặp các vấn đề liên quan đến răng miệng, tỷ lệ sâu răng ngày càng tăng trong những năm gần đây. Có đến 80% trẻ từ 4 – 8 tuổi mắc bệnh lý răng miệng. Trong đó biểu hiện đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là tình trạng đau nhức răng kéo dài.

Trẻ bị đau răng
Trẻ bị đau răng

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị đau nhức răng mà phụ huynh không nên bỏ qua: 

  • Sưng to một bên má. 
  • Xị mặt, quấy khóc, bé không chịu chơi hoặc vui đùa như thường ngày. 
  • Biếng ăn, chán ăn. 
  • Ôm má khi nhai thức ăn. 
  • Mệt mỏi kèm theo triệu chứng đau đầu, sốt cao, nổi hạch. 

Trẻ bị đau răng do đâu?

Các chuyên gia nhận định, tỷ lệ trẻ em bị sâu răng thường cao hơn người lớn do thói quen ăn uống độc hại cộng thêm việc vệ sinh răng miệng sai cách. Tất cả đều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công và phá vỡ cấu trúc răng. Từ đó gây đau nhức dữ dội kèm triệu chứng sốt cao, viêm tai giữa, nổi hạch,…. Đây là những dấu hiệu đáng báo động cho thấy sức khỏe của bé đang gặp vấn đề mà phụ huynh không nên chủ quan. Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau nhức răng ở trẻ bao gồm: 

  • Vệ sinh răng miệng kém

 Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị đau nhức răng thường xuyên. Các bé nhỏ tuổi thường không có thói quen đánh răng 2 lần/ngày kết hợp với nước súc miệng. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng gây nên bệnh lý nha khoa nguy hiểm, điển hình là tình trạng sâu răng. Mặt khác, do tâm lý chủ quan của bố mẹ cho rằng sau này trẻ sẽ thay răng vĩnh viễn nên không quá chú ý đến sức khỏe răng miệng. 

  • Ăn nhiều đồ ngọt

Trẻ em dễ bị thu hút bởi các loại bánh kẹo ngọt, đặc biệt là kem, kẹo dẻo và cả nước ngọt có ga. Những loại đồ ăn này đều chứa lượng đường rất cao, khoảng từ 3 – 10 muỗng cà phê tùy từng loại. Nếu nạp lượng lớn vào cơ thể, chúng có thể làm mòn men răng, từ đó dẫn đến tình trạng sâu răng hoặc nhiễm trùng răng miệng. 

Đau nhức răng do ăn nhiều đồ ngọt
Đau nhức răng do ăn nhiều đồ ngọt
  • Bé bị sâu răng

Sâu răng là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng đau nhức răng ở trẻ. Vấn đề này cũng xuất phát do thói quen ăn đồ ngọt quá nhiều lần trong ngày cộng thêm việc vệ sinh không đảm bảo, từ đó hình thành nên vi khuẩn gây hại. Sâu răng gồm giai đoạn với mức độ đau nhức theo tầng. 

Nếu răng sâu ở giai đoạn đầu, vi khuẩn mới phá hủy lớp men răng và ngà răng, trẻ chỉ cảm thấy đau nhức nhẹ trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, khi vi khuẩn tấn công vào phần tủy răng làm chết tủy hoặc thối tủy, các bé sẽ cảm nhận rõ các cơn đau dữ dội, tái phát liên tục trong nhiều ngày, kể cả ban đêm khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. 

  • Chấn thương răng

Đau răng cũng xuất phát do tác động từ môi trường bên ngoài. Trong lúc trẻ đùa nghịch cùng bạn bè không thể tránh khỏi những va đập hoặc chấn thường lên vùng răng, hàm, mặt. Điều này gây áp lực mạnh lên cung hàm khiến trẻ bị đau nhức răng, thậm chí nhiều trường hợp chấn thương nặng dẫn đến chảy máu, sứt răng hoặc gãy răng.

Trẻ bị chấn thương răng gây đau nhức
Trẻ bị chấn thương răng gây đau nhức

Nếu bé trong độ tuổi chưa thay răng sữa thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, đối với các bé lớn tuổi hơn, khi răng vĩnh viễn đã dần hoàn thiện, tình trạng gãy răng sẽ không thể khôi phục lại. Lúc này, nha sĩ buộc phải tìm giải pháp tạm thời cho đến khi trẻ đủ trưởng thành để trồng răng giả. 

  • Do thiếu fluoride

Fluoride là một khoáng chất cần thiết cho men răng và ngà răng. Chúng tồn tại nhiều trong các loại thực phẩm và nước với công dụng chính là bảo vệ men răng và phục hồi răng sau tổn thương. 

Fluoride thường được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm chăm sóc răng miệng, điển hình là kem đánh răng và nước súc miệng. Khoáng chất lượng cũng được chuyên gia khuyến khích sử dụng cho trẻ em nhằm tăng cường sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên cần chú ý đến hàm lượng Fluoride, nếu dùng quá nhiều sẽ gây bào mòn men răng. 

Trẻ bị thiếu fluoride
Trẻ bị thiếu fluoride

Thực tế, những trẻ vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng không chứa Fluoride thường có nguy cơ sâu răng cao hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị đau nhức răng thường xuyên. 

  • Mọc răng 

Răng sữa chồi lên trên cung hàm sẽ khiến lợi sưng đỏ gây đau nhức, khó chịu cho trẻ. Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên mọc sẽ khiến trẻ đau nhất, thường quấy khóc hoặc đưa tay ngậm vào miệng. Bố mẹ nên chú ý vấn đề này, tránh tình trạng nhiễm trùng. 

  • Viêm lợi, áp xe răng

Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm lợi là tình trạng chảy máu và đau nhức nhẹ. Một số trường hợp còn bị sưng má, hôi miệng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng hoặc áp xe răng. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất liên quan đến vấn đề răng miệng. Lúc này, bé sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội, thậm chí không thể mở miệng ăn nhai hoặc giao tiếp kèm theo triệu chứng sốt cao, xuất hiện túi mủ trên nướu răng. 

Trẻ bị đau răng có sao không? Biến chứng thường gặp

Trẻ bị đau răng là vấn đề khá phổ biến nên bố mẹ thường chủ quan, không cho bé điều trị sớm dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Dưới đây là tác hại do đau nhức răng gây ra: 

Ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Đau răng sẽ làm thay đổi chế độ ăn nhai và thói quen sinh hoạt thường ngày của bé. Khi đó, bé sẽ cảm thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi, thậm chí cơn đau có thể bùng phát vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tất cả những điều này đều tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể trạng của bé. 

Đau răng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc
Đau răng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc

Tình trạng biếng ăn kéo dài, cơ thể không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất dẫn đến suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và một số bệnh lý khác. Về lâu dài sẽ khiến trẻ chậm lớn, thấp bé, nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn. 

Bên cạnh đó, cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung không còn đủ năng lượng cho các hoạt động vui chơi và học tập hằng ngày. Về lâu dài có thể khiến trẻ bị tự ti, ngại giao tiếp hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm. 

Gây ra biến chứng khó lường  

Trẻ bị đau răng nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường như:

  • Thối tủy, nhiễm trùng, áp xe răng đều là những hệ quả nghiêm trọng do đau răng viêm tủy gây ra. 
  • Tăng nguy cơ bị viêm hạch, viêm tủy xương, viêm mô tế bào khiến trẻ bị nhiễm trùng miệng, sốt xuất huyết, nghiêm trọng nhất là viêm màng não dẫn đến tử vong.  
  • Sâu răng nặng gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh với triệu chứng thường gặp là đau đầu, mỏi cổ, rối loạn khớp thái xương hàm,… 
  • Răng bị sâu răng gây mùi hôi khó chịu,khiến bé tự ti khi giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa. 
Đau răng gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Đau răng gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Xử lý vấn đề đau nhức răng ở trẻ 

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, các thông tin được cập nhật nhanh chóng, chính xác trên các nền tảng mạng xã hội. Do đó bố mẹ có thể dễ dàng tiếp cận kiến thức về sức khỏe răng miệng cho trẻ, từ đó có kế hoạch điều trị khi bé bị đau nhức răng hoặc mắc các bệnh lý về răng miệng. 

Tình trạng đau răng ở trẻ sẽ chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Nếu trẻ bị đau răng nhẹ, vẫn có thể ăn nhai, mẹ có thể cho bé dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc áp dụng một số mẹo dân gian để giảm nhanh cơn đau. Ngược lại, đối với trường hợp bé bị đau nhức dữ dội, quấy khóc liên tục, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra. Cụ thể từng phương pháp xử lý vấn đề đau nhức răng ở trẻ như sau: 

Mẹo dân gian 

Cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để trị đau răng ở trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây hại đến sức khỏe, cụ thể như sau: 

  • Nước muối: Súc miệng bằng nước muối giúp giảm cơn đau răng nhanh chóng nhờ đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn cực tốt. Mẹ chỉ cần pha loãng một chút muối với nước ấm, sau đó cho bé ngậm khoảng 5 – 10- phút, thực hiện liên tục 2 ngày/ lần trong vòng 3 ngày, cơn đau sẽ được cải thiện rõ rệt. 
  • Dầu đinh hương: Đinh hương từ lâu đã được biết đến là một loại dược liệu có tính kháng viêm tốt. Nhờ đó mà chúng thường được dùng để bào chế nước súc miệng thảo mộc dành cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Tinh dầu đinh hương cũng giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu, mang lại hơi thở thơm mát cho bé. Cách sử dụng như sau: Mẹ cần pha loãng tinh dầu đinh hương với dầu dừa hoặc dầu oliu. Tiếp đến là dùng bông gòn thấm vào dung dịch vào thoa đều lên vùng răng trẻ bị đau nhức. Mỗi ngày 1 lần, cơn đau sẽ giảm rõ rệt. 
Dùng tinh dầu đinh hương để trị đau răng ở trẻ
Dùng tinh dầu đinh hương để trị đau răng ở trẻ
  • Lá trầu không: Lá trầu không cũng là một trong những nguyên liệu chữa đau răng hiệu quả. Các thực hiện cũng vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần lấy 2 – 3 lá trầu không giã nát với một chút muối và đắp lên vùng răng bị đau khoảng 5 phút là khỏi. 
  • Trà bạc hà: Các hoạt chất có trong trà  bạc hà giúp giảm nhanh cơn đau nhức và cải thiện mùi hôi miệng khó chịu. Sử dụng một ít lá bạc hà đun sôi với nước, sau đó để nguội và cho bé súc miệng hằng ngày. Sau 3 ngày, mẹ sẽ thấy cơn đau nhức răng ở trẻ được cải thiện rõ rệt. 

Xem thêm: Tổng Hợp Các Cách Chữa Đau Răng Theo Từng Cấp Độ Bệnh Chi Tiết

Sử dụng thuốc Tây y 

Đa số phụ huynh thường sử dụng thuốc Tây y để điều trị đau răng cho bé, bởi chúng có tác dụng nhanh chóng, tiện lợi. Hiện nay trên thị trường có vô vàn các loại thuốc giảm đau răng khác nhau nên mẹ có thể dễ dàng lựa chọn.

Cho bé uống thuốc giảm đau răng
Cho bé uống thuốc Tây y giảm đau răng

Tuy nhiên, uống thuốc giảm đau sai cách hoặc quá liều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Do đó, để đảm bảo an toàn và tránh tác dụng phụ, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp với thể trạng và độ tuổi của trẻ. Một số loại thuốc Tây y được nha sĩ khuyến khích sử dụng bao gồm: 

  • Paracetamol: Sử dụng cho trẻ từ 6 – 13 tuổi trở lên, uống mỗi lần 1 viên, mỗi ngày 2 lần sau ăn. 
  • Ibuprofen: Dùng cho trẻ trên 6 tuổi, mỗi ngày uống 1 viên và không sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày. 
  • Rodogyl: Đây là thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp trẻ bị đau răng do nhiễm khuẩn, viêm nướu,…. Trẻ em từ 6 tuổi uống mỗi lần 1 viên sau ăn, mỗi ngày tối đa 2 viên. 

Chữa đau răng chuyên sâu cho trẻ tại nha khoa 

Nếu dùng thuốc hoặc áp dụng mẹo dân gian không hiệu quả, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị triệt để. Lúc này, mầm bệnh đã chuyển biến nặng, bác sĩ bắt buộc phải can thiệp biện pháp y khoa để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại, cụ thể như sau: 

  • Điều trị tủy và hàn răng sâu: Nếu bé trẻ bị đau nhức do sâu răng, bác sĩ phải vệ sinh và làm sạch phần tủy hư, tiếp đến là trám bít lỗ sâu để ngăn chặn ổ viêm lây lan. Đối với trường hợp sâu nặng, nhiễm trùng hoặc thối tủy, nha sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ để đảm bảo an toàn cho bé. 
  • Chữa áp xe răng: Với các bé bị đau răng do áp xe răng gây ra, bác sĩ sẽ trích rạch phần chân răng để làm sạch mủ. Tiếp đến là xử lý vết thương, tránh vi khuẩn xâm nhập. Kết hợp uống thuốc giảm đau và kháng viêm cùng nước súc miệng diệt khuẩn để đẩy nhanh tốc độ lành vết thương. 
  • Điều trị bằng fluoride: Kỹ thuật này được áp dụng trong giai đoạn đầu trẻ bị sâu răng nhằm khắc phục tổn thương trên thân răng. Nha sĩ sẽ tiến hành bôi một lớp fluoride dưới dạng gel lên răng để phủ các lỗ hổng li ti, đồng thời cung cấp khoáng chất cần thiết giúp răng phục hồi về trạng thái ban đầu. 
Đưa bé đến phòng khám nha khoa để điều trị đau răng
Đưa bé đến phòng khám nha khoa để điều trị đau răng

Biện pháp phòng tránh trẻ em bị đau răng 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau nhức răng ở trẻ là thói quen ăn uống không lành mạnh cộng thêm việc chăm sóc răng miệng không đúng tiêu chuẩn. Đây đều là những tác động mà con người hoàn toàn có thể kiểm soát được. Để hạn chế tình trạng trẻ bị đau răng, phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau: 

  • Đối với trẻ em sơ sinh, mẹ nên dùng gạc hoặc dụng cụ rơ lưỡi để vệ sinh răng cho trẻ. Điều này cũng giúp quá trình mọc răng sữa diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn. 
  • Không để trẻ vừa bú bình vừa ngủ, tránh tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. 
  • Với những trẻ lớn hơn, phụ huynh nên tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách theo tiêu chuẩn Y khoa. Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm dành cho trẻ em cùng kem đánh răng chứa fluoride để tăng cường sức khỏe răng miệng. 
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường gây sâu răng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 
  • Mẹ nên đưa bé đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần theo chỉ định của bác sĩ và không chủ quan trước các vấn đề mà trẻ đang gặp phải. 

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản bao gồm triệu chứng, nguyên nhân, tác hại, cách xử lý và biện pháp phòng ngừa trẻ bị đau răng. Hy vọng, qua bài viết trên mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe răng miệng, từ đó lên kế hoạch chăm sóc răng cho bé thật tốt. 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo