Trẻ Mọc Răng Bất Thường Có Nguy Hiểm? Cách Điều Trị Ra Sao
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Quá trình mọc răng của trẻ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bởi thế, sẽ khó tránh khỏi việc trẻ mọc răng bất thường. Vậy liệu tình trạng mọc răng này ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào?
Dấu hiệu cho thấy trẻ mọc răng bất thường
Thông thường, trẻ em từ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng. Những chiếc răng sữa sẽ mọc trong thời gian từ 6 – 33 tháng tuổi. Sau đó, răng sữa sẽ dần rụng đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, quá trình mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ mọc răng bất thường ba cần chú ý:
- Mọc răng chậm: Trẻ được cho là mọc răng chậm khi răng mọc muộn hơn nhiều so với thời gian mọc của hầu hết trẻ em khác. Một số trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng có thể gặp hiện tượng mọc răng chậm.
- Mọc răng sớm: Nhiều trẻ khi sinh ra vài tuần đã có những chiếc răng mọc sớm, được gọi là “răng sơ sinh”. Đó có thể là răng dư hoặc răng sữa mọc sớm.
- Mọc thừa răng: Thông thường, bộ răng sữa của trẻ em gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Khi trưởng thành, bộ răng vĩnh viễn bao gồm 32 chiếc, trong đó 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới. Răng thừa (hay còn gọi răng dư) là răng mọc thêm ngoài bộ răng kể trên.
- Thiếu răng: Mọc thiếu răng là một trong những hiện tượng bất thường trong quá trình mọc răng của trẻ. Răng mọc thiếu có thể là một hoặc nhiều răng trên cung hàm.
- Răng trong răng: Răng trong răng là hiện tượng bất thường hiếm gặp. Nó thể hiện bằng một hố lưỡi sâu, có thể đến tận chóp răng.
- Răng mọc lệch: Răng mọc lệch là tình trạng răng mọc không thẳng hàng. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ có thể gặp những vấn đề về răng miệng khá nghiêm trọng như cắn chéo, hô, móm, hở khớp răng cửa.
- Răng ngầm: Răng ngầm bao gồm các răng ngừng mọc do cản trở vật lý, mọc nghiêng lệch. Sau thời gian mọc thông thường, những chiếc răng ngầm vẫn còn lại trong xương hàm.
Trẻ mọc răng bất thường có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, độ nguy hiểm của hiện tượng mọc răng bất thường ở trẻ phụ thuộc vào tình trạng mọc bất thường của trẻ. Với trường hợp mọc răng chậm hoặc mọc răng sớm thì không có gì đáng lo ngại. Trẻ chậm mọc răng có thể do thiếu canxi, ba mẹ cần chú ý bổ sung thêm canxi và vitamin D cho trẻ.
Ở trẻ em, loại răng thừa thường gặp nhất là răng thừa mọc giữa hai răng cửa hàm trên. Răng có hình dạng bất thường, có thể mọc chen giữa 2 răng cửa, hoặc lệch vào trong hay ra ngoài.
Răng thừa xuất hiện trên cung hàm khiến hàm răng mất cân đối, gây tình trạng răng mọc chen chúc, hở kẽ răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đôi khi, sự xuất hiện của răng thừa có thể gây ra một số bệnh lý răng miệng như nhiễm trùng áp xe, viêm nướu… Mặt khác, trẻ mọc thiếu răng sữa có thể khiến răng vĩnh viễn mọc lệch, gây tổn thương đến răng, xương hàm và tác động không tốt đến khả năng nhai sau này.
Răng sữa sẽ tự rụng để thay thế bằng răng vĩnh viễn. Vì vậy, răng sữa mọc lệch không phải vấn đề quá nghiêm trọng, nhất là khi hàm răng của trẻ chưa mọc đầy đủ. Trong khi đó, răng mọc ngầm được xem là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của hàm răng. Các răng mọc ngầm sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý nhiễm trùng hoặc phá hủy các răng bên cạnh.
Cách điều trị khi trẻ mọc răng bất thường
Các chuyên gia cho rằng, trẻ mọc răng bất thường là hiện tượng phổ biến, hầu hết đều không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần chú ý theo dõi để có cách chăm sóc phù hợp. Khi thấy có triệu chứng nặng hơn hoặc khác thường cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở nha uy tín để được khám và tư vấn cách điều trị tốt nhất, tránh những biến chứng không mong muốn.
Nếu trẻ sơ sinh mọc răng sớm, các bác sĩ có thể nhổ bỏ trường hợp nó gây cản trở việc trẻ bú. Nếu ngoài 12 tháng tuổi mà răng sữa chưa mọc, cha mẹ cần đưa con đến gặp nha sĩ để thăm khám và can thiệp kịp thời.
Với tình trang mọc răng thừa ở trẻ em, đa số các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ, nhất là khi những chiếc răng đó đã gây đau nhức và biến chứng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp răng thừa không thể nhổ mà phải giữ lại để theo dõi như: Răng thừa mọc cùng răng vĩnh viễn, răng thừa không gây viêm nướu, không liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào…
Trường hợp răng trẻ mọc lệch, răng ngầm, răng trong răng…việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và sức khỏe của trẻ. Việc điều trị cũng có thể thực hiện theo từng giai đoạn, bao gồm: nhổ răng, phẫu thuật hàm, đeo khí cụ….
Việc điều trị răng bất thường ở trẻ em cần phải được thực hiện an toàn, đảm bảo sức khỏe. Do đó, ba mẹ cần lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín như Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid. Vidental Kid là Trung tâm Nha khoa trẻ em hội tụ đầy đủ các dịch vụ nha khoa trẻ em. Tất cả đều được đầu tư toàn diện, chuẩn mực với trang thiết bị, máy móc tiên tiến nhất trên thế giới. Ngoài ra, Vidental Kid còn có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh việc nha khoa trẻ em.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: LK 53, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Hotline: 098 793 3309.
- Fanpage: https://www.facebook.com/videntalkid/.
- Website: https://videntalkid.net/.
- Chỉ đường: https://goo.gl/maps/trR1WJ9RodvgW3KH6.
Biện pháp phòng tránh răng mọc bất thường ở trẻ
Trẻ mọc răng bất thường không quá nghiêm trọng nhưng cha mẹ cần lưu ý đến các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Ngay từ khi chưa mọc răng, cha mẹ nên duy trì việc vệ sinh nướu cho trẻ bằng gạc mềm. Khi trẻ bắt đầu mọc răng, nên tập cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng diệt khuẩn nhằm làm sạch khoang miệng.
- Chải răng đều đặn: Ngoài súc miệng nước muối, cha mẹ hướng dẫn con đánh răng đúng cách 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng kem đánh răng có chứa flour phù hợp với độ tuổi. Lưu ý cho trẻ chải răng bằng bàn chải lông mềm. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể cho trẻ dùng chỉ nha khoa lấy hết các mảng bám thức ăn trong kẽ răng mà bản chải không thể làm sạch.
- Loại bỏ thói quen xấu: Ba mẹ nên dần loại bỏ những thói quen xấu của trẻ như mút ngón tay, cắn gậm đồ vật và ngưng cho trẻ ngậm ti giả trước 2 tuổi.
- Hạn chế đồ ăn có đường: Để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng nói chung, phụ huynh hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nướt ngọt…Làm sạch răng miệng ngay sau khi ăn, tuyệt đối không ăn ngọt về đêm.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: Để răng trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D….Nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Tăng cường rau xanh và trái cây, bởi chất xơ giúp làm sạch các mảng bám trên răng.
- Uống nhiều nước: Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày để tránh khô miệng. Việc cung cấp đầy đủ nước sẽ giúp tăng tiết nước bọt, bảo vệ cả mô cứng và mô mềm trong khoang miệng.
- Khám răng định kỳ: Việc đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ 5 – 6 tháng/lần rất quan trọng. Các các sĩ sẽ khám và phát hiện các bệnh lý cũng như tình trạng răng mọc bất thường kịp thời. Từ đó, nha sẽ có chỉ định phù hợp để khắc phục.
Trên đây là một số trường hợp cho thấy trẻ mọc răng bất thường mà ba mệ cần lưu ý. Nhận biết biết sẽ giúp phụ huynh có cách phòng ngừa và khắc phục những bất thường này một cách hiệu quả và triệt để nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!