Trẻ Mọc Răng Sốt Mấy Ngày? Ba Mẹ Cần Làm Gì Cho Bé?
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Trẻ mọc răng bị sốt là tình trạng phổ biến, thường có các biểu hiện như chảy dãi, ngứa răng, thích cho tay vào miệng, cắn đồ có cạnh,... [1] Theo các chuyên gia, đây là hiện tượng sinh lý bình thường và có thể hết sau 3 - 4 ngày sau khi răng nhú lên [2]. Sốt mọc răng là phản xạ có lợi nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Đề giúp bé giảm khó chịu, quấy khóc, bố mẹ hãy lau qua người cho bé bằng khăn ấm, bổ sung nước cho bé, giữ khoang miệng được sạch sẽ nhất [3].
Trẻ sốt mọc răng có biểu hiện gì?
Trẻ sốt mọc răng khác việc trẻ bị sốt thông thường. Đa phần các bé mọc răng số 38 đến 38.5 độ, một số trường hợp trẻ sốt mọc răng 39 độ hoặc trầm trọng hơn bé mọc răng sốt 40 độ. Đi kèm với số, bé có thể bị phát ban, li bì, kèm theo các bệnh nhiễm khuẩn.
Để nhận biết có phải bé đang sốt mọc răng hay không, ba mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu như sau:
- Chảy nước dãi: Tháng thứ 4 là thời điểm bé bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng. Lúc này, bé thường bị chảy dãi quanh miệng. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nên ba mẹ không cần quá lo lắng.
- Nướu, lợi đau đỏ: Khi mọc răng, lợi của bé có thể bị sưng đỏ. Tình trạng sưng đỏ sẽ xuất hiện vài ba ngày trước khi răng mọc.
- Ngứa răng, thích cho tay vào miệng, cắn đồ có cạnh: Mầm răng nhú khiến bé cảm thấy ngứa ngáy ở lợi. Vì thế, bé có xu hướng cho tay vào miệng, cắn mút, gặm những đồ vật có cạnh. Lúc này, ba mẹ cần chuẩn bị các vật dụng chuyên dụng cho bé, tránh để bé tiếp xúc với các vật sắc nhọn nguy hiểm.
- Ho: Một số bé có thể bị ho khi mọc răng mà không bị sốt mọc răng. Nếu bé ho nhiều, có đờm đặc, đờm xanh vàng, bé cố rặn ra ho, mặt đỏ bừng,… ba mẹ cần cho bé đi khám bởi rất có thể vùng lợi của bé gặp phải tình trạng bội nhiễm gây viêm họng.
- Hờn dỗi, quấy khóc: Những ngày đầu mọc răng, bé có thể xuất hiện các biểu hiện như hờn dỗi, quấy khóc, chán ăn.
- Đi ngoài: Bé cũng có thể đi ngoài phân lỏng hoặc phân sống từ 3 – 4 ngày nếu mọc răng.
Chuyên gia giải đáp: Thông thường trẻ mọc răng sốt mấy ngày?
Trẻ mọc răng sốt mấy ngày là câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra. Theo các chuyên gia, đây là hiện tượng sinh lý bình thường và có thể hết sau 3 – 4 ngày sau khi răng nhú lên. Về cơ bản, mọc răng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng sốt mà do nướu răng bị rách, cọ xát, gây đau, ngứa. Điều này khiến trẻ cho tay hay các vật dụng khác vào miệng nhằm giảm cảm giác khó chịu.
Hành động này của bé vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập và gây viêm nhiễm xung quanh. Để chống lại, hệ miễn dịch của bé sẽ phản xạ tự nhiên và gây sốt. Sốt mọc răng ở trẻ được coi cơ chế có lợi. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ sốt mọc răng 39 độ hoặc bé mọc răng sốt 40 độ ba mẹ cần cẩn thận bởi rất có thể bé bị nhiễm bệnh khác.
Theo các bác sĩ, thường khi sốt, trẻ không chỉ mọc 1 răng mà mọc nhiều cái cách đợt, do đó, tình trạng sốt có thể quay lại sau đó vài tuần hoặc 1 tháng.
Lưu ý chăm sóc khi trẻ mọc răng bị sốt
Sốt mọc răng là phản xạ có lợi nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Nếu sốt mọc răng gây khó chịu cho bé, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
- Đo nhiệt độ cho bé, nếu bé sốt dưới 38 độ thì ba mẹ không cần làm gì vì đây là sốt nhẹ. Nếu sốt trên 38 độ, ba mẹ cần hạ sốt cho bé. Trong trường hợp bé sốt trên 39 độ kèm các biểu hiện như co giật, li bì, ba mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để kiểm tra, tránh biến chứng như thiếu oxy não, tổn thương tế bào thần kinh.
- Dùng nước ấm lau người cho bé nhằm thoát nhiệt. Khi lau, không dùng nước quá nóng hay quá lạnh.
- Cho bé bú mẹ thường xuyên, mẹ có thể vắt sữa bón cho bé bằng thìa.
- Bổ sung nước lọc cho bé, nếu bé không uống được, ba mẹ cần dùng bông thấm quanh miệng bé.
- Giữ vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách lau chùi miệng, chải răng, có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng trẻ.
- Không để bé tiếp xúc với các vật dụng sắc nhọn nhằm tránh tình trạng bé đưa lên miệng gây tổn thương nướu.
- Có thể cho bé uống Paracetamol liều 10 – 15mg/1kg nhằm giảm đau, hạ sốt cho bé.
- Bổ sung cho bé canxi, vitamin, khoáng chất nhằm cải thiện sức đề kháng.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc trẻ mọc răng sốt mấy ngày. Có thể nói, hiện tượng sốt ở trẻ mọc răng không đáng lo ngại, ba mẹ chỉ cần chăm sóc bé cẩn thận, vệ sinh răng miệng đầy đủ và bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho bé. Tuy nhiên, nếu bé sốt cao, liên tục, hãy liên hệ với bác sĩ để được trợ giúp kịp thời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!