Trẻ Mọc Răng Sốt Về Đêm: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Trẻ mọc răng sốt về đêm là một hiện tượng thường thấy trong giai đoạn mọc, thay răng ở trẻ nhỏ kèm triệu chứng quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ. Tuy nhiên, phụ huynh không nên thiếu cảnh giác bởi tình trạng sốt cao kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, gây biến chứng nghiêm trọng. Hãy tìm hiểu ngay về hiện tượng này và cách xử lý an toàn nhất trong bài viết sau.
Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ mọc răng bị sốt về đêm
Tình trạng mọc răng ở trẻ nhỏ thường bắt đầu từ tháng tuổi thứ 6 và có thể kéo dài cho đến tháng tuổi thứ 30 mới hàm răng sữa gồm 20 chiếc hoàn chỉnh. Mỗi chiếc răng sữa của bé thường mất từ 7 – 10 ngày để mọc, trong đó cần ít nhất 4 ngày mọc khỏi phần nướu và tiếp tục ít nhất 3 ngày sau đó.
Giai đoạn mọc răng là quá trình phát triển thông thường của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của bé trong giai đoạn này dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân môi trường và sự thay đổi từ bên trong. Trẻ mọc răng sẽ có những triệu chứng phổ biến như: Đau nhức nướu lợi, chảy máu chân răng, chảy nước dãi, thích cắn, biếng ăn,… Ngoài ra, tình trạng trẻ mọc răng sốt về đêm cũng được ghi nhận ở nhiều bé.
Theo các chuyên gia và nghiên cứu y khoa về quá trình mọc răng của bé, triệu chứng sốt về đêm có thể gây ra bởi một số nguyên nhân sau:
- Tổn thương phần nướu: Để răng mọc lên, răng của bé sẽ tách phần nướu ra, gây sưng đau, thậm chí kèm triệu chứng chảy máu chân răng. Tổn thương ở vùng nướu lợi này tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, từ đó gây nhiễm trùng kéo theo phản ứng viêm của cơ thể, trong đó có phản ứng sốt cao về đêm.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Cơ thể bé trong giai đoạn mọc răng có nhiều sự thay đổi về bên trong kèm sự giảm sút sức đề kháng. Nếu nhiễm bệnh, cảm cúm hoặc bị nhiễm khuẩn trong giai đoạn này, trẻ có thể bị sốt về đêm.
- Kích thích dạ dày: Một số triệu chứng phổ biến của trẻ nhỏ trong quá trình mọc răng là biếng ăn, quấy khóc, nôn trớ. Những triệu chứng này gây khó chịu cho trẻ, đồng thời kích thích dạ dày cũng như ảnh hưởng hệ tiêu hóa, từ đó khiến bé dễ sốt cao hơn.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Một số trẻ nhỏ khi mọc răng còn gặp tình trạng vi khuẩn tấn công hệ hô hấp, gây sổ mũi, ngạt mũi và các hiện tượng nhiễm khuẩn đường hô hấp khác. Với tình trạng này, trẻ thường có triệu chứng sốt cao về chiều và đêm tối.
Bên cạnh đó, sốt là triệu chứng phổ biến khi mọc răng không chỉ ở trẻ nhỏ mà còn ở người lớn. Đặc biệt, càng về đêm khuya, nhiệt độ giảm thấp càng khiến cơ thể suy yếu, dễ cảm lạnh hơn, đồng thời đây là thời điểm cơ thể giảm tiết Cortisol (chất ức chế miễn dịch, chống viêm). Những yếu tố này cũng khiến cơ thể trẻ nhỏ dễ sốt cao về ban đêm khi bước vào giai đoạn mọc răng hơn.
Phân biệt triệu chứng sốt về đêm do mọc răng và các loại sốt khác
Tình trạng sốt ở trẻ nhỏ rất phổ biến và có thể gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau. Việc không xác định đúng nguyên nhân và tình trạng sốt của bé có thể khiến cha mẹ không có cách chăm sóc phù hợp, từ đó gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Theo các bác sĩ, phụ huynh cần phân biệt trẻ mọc răng sốt về đêm và hiện tượng sốt ốm thông thường khác để có cách xử lý kịp thời, hạn chế biến chứng và nguy hiểm cho bé.
Hiện tượng trẻ sốt về đêm do mọc răng
Trong giai đoạn tiền mọc răng và suốt quá trình răng mọc lên khỏi nướu, nhiều trẻ nhỏ xuất hiện triệu chứng sốt âm ít và sốt cao về chiều tối, buổi đêm. Tình trạng sốt này thường kéo dài từ 2 – 3 ngày, tối đa bằng thời gian răng mọc hoàn thiện. Lúc này, nhiệt độ của bé thường trên 38 độ C, sốt âm ỉ, có thể tăng lên trên 38.5 độ C vào ban đêm.
Đặc biệt, để phân biệt trẻ sốt do mọc răng với các trường hợp sốt do nguyên nhân khác, phụ huynh cần xác định liệu bé có các triệu chứng khác của việc mọc răng không. Một số triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ trong giai đoạn mọc, thay răng ngoài hiện tượng sốt về đêm gồm:
- Phần nướu lợi sưng đỏ, thậm chí xuất hiện triệu chứng chảy máu chân răng.
- Trẻ chảy nước dãi nhiều, thích cắn các loại đồ vật xung quanh.
- Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ,…
Trong quá trình trẻ mọc răng, một số triệu chứng khác có thể xảy ra như nôn trớ, phát ban, ho, sổ mũi, tiêu chảy,… Thực tế đây không phải triệu chứng gây ra bởi quá trình mọc răng mà thường bởi các tác nhân vi khuẩn, mầm bệnh xâm nhập khi cơ thể suy giảm sức đề kháng.
Hiện tượng trẻ sốt thông thường
Trẻ nhỏ thường dễ ốm vặt và có hiện tượng sốt, đặc biệt là vào chiều tối và ban đêm. Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng sốt trên 38 độ C ở trẻ như: Cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm khuẩn đường hô hấp, kích thích dạ dày, sốt virus,…
Tùy theo các triệu chứng như nổi phát ban, ho, sổ mũi, ngạt mũi, rét run, đổ mồ hôi trộm, nôn ói, chảy máu mũi,… mà phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định bệnh lý cũng như nguyên nhân sốt ở trẻ. Triệu chứng sốt này thường kéo dài nhiều ngày và có thể sốt cao đến 39 độ C, cần được điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng nặng.
Bên cạnh đó, khi trẻ sốt cao kéo dài do vi khuẩn, virus xâm nhập, bệnh lý nguy hiểm, trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc hoặc xuất hiện hiện tượng mất nước nhanh chóng,…
Một số nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng trẻ sốt về đêm nhưng không phải do mọc răng gồm:
- Sốt virus: Trẻ bị sốt virus thường có thân nhiệt tăng lên trên 38.5 độ C, thậm chí lên đến 41 độ C, cùng một số triệu chứng khác như đau đầu hoặc đau toàn thân, sổ và ngạt mũi, họng sưng đỏ, nôn ói,…
- Bệnh lý hệ thần kinh: Một số căn bệnh liên quan đến chứng rối loạn hệ thần kinh trung ương điều nhiệt cũng gây nên hiện tượng sốt cao về đêm ở trẻ nhỏ.
- Nhiễm lạnh: Nếu trẻ chơi đùa nhiều trong thời tiết nóng, đổ mồ hôi qua các lỗ chân lông đã giãn to lại đi tắm rửa ngay khiến cơ thể bị nhiễm lạnh cũng gây nên triệu chứng sốt về đêm.
- Yếu tố khách quan: Ngoài bệnh lý, một số tác động từ bên ngoài cũng có thể gây nên hiện tượng trẻ sốt về đêm như thay đổi thời tiết thất thường khiến sức đề kháng của các bé bị yếu đi.
Lưu ý: Khi không thể xác định chính xác nguyên nhân gây sốt về đêm, sốt cao ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Đồng thời, tùy theo từng trường hợp, bệnh lý mà cha mẹ cần có cách chăm sóc, kiểm soát triệu chứng phù hợp.
Trẻ mọc răng sốt về đêm có nguy hiểm không?
Hiện tượng sốt về đêm ở trẻ nhỏ trong quá trình mọc, thay răng thường không quá nguy hiểm. Bé thường bị sốt nhẹ, không quá 39 độ C và chỉ kéo dài trên dưới 3 đêm và sẽ tự khỏi khi răng mọc hoàn thiện.
Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện các triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc nha khoa sốt:
- Sốt kéo dài trên 3 ngày.
- Sốt cao trên 39 độ C, không thể hạ nhiệt độ sau khi sử dụng các biện pháp làm mát vật lý hoặc cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tiêu chảy, nôn trớ liên tục.
- Khó thở và thậm chí xuất hiện biểu hiện co giật.
- Xuất hiện các triệu chứng không thường thấy khi trẻ nhỏ mọc răng.
Nếu trẻ mọc răng sốt cao về đêm không được chăm sóc đúng cách, không thể hạ nhiệt độ sau khi áp dụng các biện pháp an toàn cho trẻ nhỏ hoặc cha mẹ không thể xác định nguyên nhân chính xác gây nên sốt, phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở y tế, nha khoa uy tín.
Nếu những bất thường không được phát hiện đúng lúc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, sức khỏe của trẻ nhỏ, gây nên biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của bé. Do đó, phụ huynh cần cực kỳ cẩn trọng để xử lý kịp thời.
Cách chăm sóc khi bé mọc răng sốt về đêm
Tình trạng trẻ mọc răng sốt về đêm thông thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên bé vẫn cảm thấy khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ và bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Do đó, cha mẹ cần có cách chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng này, đặc biệt giúp bé hạ sốt nhanh khi xuất hiện triệu chứng.
Dưới đây là một số cách chăm sóc phụ huynh cần kết hợp để hỗ trợ hạ sốt nhanh chóng cho trẻ cùng phương pháp phòng ngừa hiệu quả:
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé sốt mọc răng về đêm
Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp hạ nhiệt nào, quan trọng nhất chính là việc theo dõi nhiệt độ và tình trạng sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần đo thân nhiệt của bé 2 lần/ngày để có cách kiểm soát, hạ nhiệt khi trẻ sốt lên cao trên 39 độ C.
Cần cẩn trọng phòng tránh trẻ sốt li bì và có thể chuyển thành hôn mê, tình trạng mất nước hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường khác của cơ thể bé.
Bổ sung nước cho trẻ
Trẻ sốt thường đi kèm với hiện tượng cơ thể mất nước nhanh. Do đó, cha mẹ cần chú ý bổ sung nước cho trẻ sốt mọc răng về đêm. Đối với trẻ còn thuộc giai đoạn bú sữa mẹ, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường.
Phụ huynh cần đưa trẻ đi cấp cứu nếu bé xuất hiện dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như môi khô hoặc dính lại, khóc không có nước mắt, thóp trước sờ lõm, da khô lạnh, mắt trũng,… Với trường hợp sốt cao gây mất nước nặng mà không thể bổ sung theo đường uống, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp chuyền nước.
Tạo không gian và mặc quần áo thoáng mát cho bé khi ngủ
Khi bé sốt về đêm do mọc răng, để giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon và hạn chế thân nhiệt tăng cao, phụ huynh cần cho trẻ ở tại phòng thoáng mát có không khí lưu thông tốt, có thể sử dụng điều hòa nhưng không để nhiệt độ quá thấp.
Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thông thoáng, có thể bớt quần áo hoặc tã lót đi. Phụ huynh cũng không nên đắp chăn dày cho trẻ mà chỉ nên sử dụng chăn mỏng vừa đủ để giữ ấm cơ thể bé..
Lau chườm cơ thể để hạ sốt cho bé sốt mọc răng về đêm
Lau hoặc chườm cơ thể là một phương pháp hạ sốt vật lý hiệu quả mà không mang đến những tác dụng phụ như thuốc. Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, phụ huynh nên dùng kết hợp phương pháp nỳ cùng thuốc hạ sốt để mang đến tác dụng tốt hơn.
Nếu bé sốt nhẹ dưới 39 độ C, cha mẹ cần chỉ cần dùng khăn sạch thấm nước mát để lau hoặc chườm trán, nách và hai bên bẹn của trẻ sẽ giúp hạ nhiệt nhanh chóng. Cách áp dụng an toàn như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một khăn mềm, sạch cùng 1 chậu nước mát (30 – 35 độ C).
- Bước 2: Nhúng khăn vào nước cho thấm đẫm nước rồi vắt ráo.
- Bước 3: Lau khắp cơ thể bé, đặc biệt là nách, hai bẹn, lưng và trán có thể chườm từ 1 – 2 phút.
- Bước 4: Sau 5 – 7 phút thì giặt khăn một lần, sau đó tiếp tục lặp lại các thao tác trên.
Thông thường, nếu bé sốt nhẹ về đêm do mọc răng, cha mẹ chỉ cần thực hiện lau chườm cơ thể trong khoảng 20 phút sẽ hạ được khoảng 0.5 độ C. Ngoài ra, phụ huynh có thể ra hiệu thuốc mua khăn hạ sốt chuyên dụng được cấp phép bởi Bộ Y tế để lau chườm toàn thân cho trẻ, mang lại hiệu quả cao hơn.
Sử dụng miếng dán hạ sốt trẻ em
Một phương pháp hạ nhiệt khác cũng được áp dụng an toàn cho trẻ mọc răng sốt về đêm chính là sử dụng các miếng dán hạ sốt. Đây là một sản phẩm có thành phần chủ yếu là Hydrogel – các polymer dạng chuỗi, không tan được trong nước nhưng có khả năng hút một lượng lớn nước ở vùng da trên cơ thể sau khi được dán lên.
Miếng dán hạ sốt hoạt động dựa trên cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể bé và phân tán nhiệt ở vùng da bên ngoài sau khi dán lên. Do đó, sau khi dán miếng hạ sốt, bé sẽ được hạ nhiệt, cảm giác dễ chịu một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, do không chứa thuốc hạ sốt trong thành phần nên miếng dán này không có tác dụng hạ sốt cho toàn bộ cơ thể của trẻ, hiệu quả hạ sốt chỉ phù hợp khi bé sốt nhẹ dưới 38.5 độ C.
Dùng thuốc hạ sốt nhanh chóng cho bé
Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ, kéo dài và đã xác định do nguyên nhân mọc răng thì phụ huynh có thể sử dụng thuốc hạ sốt dưới sự chỉ dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc hạ sốt với dạng bào chế đa dạng để sử dụng cho trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể chọn dạng siro để bé dễ uống hơn.
Hai loại thuốc có công dụng hạ sốt được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em là Paracetamol và Ibuprofen với cách dùng, liệu lượng sử dụng như sau:
Thuốc Paracetamol:
- Trẻ sơ sinh: 10 – 15mg/kg cân nặng/liều, sử dụng cách 6 – 8 giờ mỗi lần.
- Trẻ lớn trên 7 tuổi: 10 – 15mg/kg cân nặng/liều, sử dụng cách 4 – 6 giờ mỗi lần, không quá 5 lần uống trong vòng 24 giờ.
Thuốc Ibuprofen:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Chống chỉ định.
- Trẻ từ 3 – 11 tháng tuổi: Liều 2.5ml dạng siro, tối đa 3 – 4 lần trong vòng 24 giờ.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Liều 5ml, tối đa 3 lần trong vòng 24 giờ.
- Trẻ từ 3 – 7 tuổi: Liều 7.5ml dạng siro hoặc 200 – 300mg dạng viên nén, tối đa 3 lần trong vòng 24 giờ
- Trẻ từ 7 – 17 tháng tuổi: Dùng 10 – 15ml dạng siro hoặc 200 – 400mg dạng viên nén mỗi liều, tối đa 3 – 4 lần trong 24 giờ.
Lưu ý sử dụng đúng liều và tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào cho bé.
Khám, điều trị nha khoa trẻ em UY TÍN tại ViDental Kid
Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, kéo dài, không thể hạ nhiệt tại nhà dù đã sử dụng thuốc hoặc xuất hiện các triệu chứng mất nước nghiêm trọng, co giật, nôn liên tục,… cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất. Bên cạnh đó, để phòng ngừa các tình trạng này xảy ra cũng như theo dõi dấu hiệu mọc răng của trẻ, cha mẹ nên cho bé đi khám nha khoa định kỳ.
Cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín khi thăm khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ bởi đây là đối tượng nhạy cảm, dễ tổn thương và tình trạng phát triển của răng sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác về sức khỏe, ngoại hình của trẻ trong tương lai.
Nếu phụ huynh còn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn địa chỉ nha khoa nào uy tín, an toàn khi khám định kỳ cũng như điều trị các vấn đề răng miệng cho bé, hãy liên hệ ngay Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid. Đây là đơn vị chuyên về nha khoa trẻ nhỏ bao gồm các dịch vụ tổng quan, điều trị và thẩm mỹ phù hợp cho lứa tuổi trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
Trực thuộc Hệ sinh thái Nha khoa phức hợp ViDental – nơi được biết đến là hệ thống chăm sóc sức khỏe TOÀN DIỆN nhất Việt Nam hiện nay, ViDental Kid mang đến những dịch vụ nha khoa chất lượng cao, trải nghiệm thoải mái nhất cho các bé. Đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có HƠN 20 NĂM KINH NGHIỆM trong nghề sẽ trực tiếp thăm khám, điều trị, thực hiện thủ thuật nha khoa cho các khách hàng nhí.
Là một hệ thống nha khoa lớn, ViDental sở hữu nhiều trung tâm, phòng khám liên kết có mặt trên khắp toàn quốc. Do đó, việc đưa bé đi thăm khám nha khoa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mỗi phòng khám đều được trang bị những máy móc, thiết bị y tế, khí cụ nha khoa CHUẨN QUỐC TẾ, được kiểm định bởi BỘ Y TẾ.
Đặt sức khỏe và nhu cầu của bệnh nhân lên hàng đầu, đội ngũ ViDental luôn theo sát tình trạng răng miệng của bệnh nhân, hạn chế tối đa biến chứng khi điều trị, đặc biệt hạn chế xâm lấn răng của trẻ nhỏ. Nhờ đó, các khách hàng nhí sẽ cảm thấy thoải mái và hoàn toàn không còn nỗi lo sợ khám răng.
Nếu cha mẹ đang lo lắng khi con trẻ bước sang giai đoạn mọc răng, không biết nên xử lý ra sao với các tình huống bé mọc răng sốt về đêm, hãy liên hệ ngay với ViDental để được tư vấn chi tiết:
- Địa chỉ: LK 53, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Hotline: 098 793 3309.
- Fanpage: https://www.facebook.com/videntalkid/.
- Website: https://videntalkid.net/.
- Chỉ đường: https://goo.gl/maps/trR1WJ9RodvgW3KH6.
Lưu ý khác cho cha mẹ có con mọc răng
Giai đoạn mọc răng của trẻ cần được chú ý nghiêm ngặt để có cách chăm sóc, xử lý kịp thời khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt về đêm, nôn trớ, phát ban,… Đồng thời, đây là cơ hội cho vi khuẩn, mầm bệnh xâm nhập, tấn công cơ thể của con, do đó cha mẹ cần phòng ngừa và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách.
Dưới đây là một số khuyến nghị của chuyên gia cho phụ huynh có con nhỏ sắp hoặc đang mọc răng:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ: Cha mẹ luôn cần chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày. Đối với bé sơ sinh hoặc còn bú sữa, mẹ nên cho con uống nước lọc sau khi bú. Đối với độ tuổi lớn hơn, cha mẹ có thể dạy con súc miệng bằng nước lọc, nước muối sinh lý hoặc sản phẩm hỗ trợ phù hợp, an toàn cho trẻ nhỏ.
- Vệ sinh sạch mũi, họng của trẻ: Sức khỏe răng miệng luôn có sự liên quan mật thiết với tình trạng mũi, họng của bé. Do đó, cha mẹ cần chú ý làm sạch khoang mũi, họng của bé mỗi ngày, đặc biệt khi trẻ sắp hay đang mọc răng. Khi sức khỏe của bé suy giảm do các thay đổi của cơ thể trong giai đoạn này, nguy cơ vi khuẩn, virus tấn công mũi, họng, gây nên các bệnh liên quan đường hô hấp sẽ tăng cao. Cha mẹ nên dùng phương pháp hút mũi, kết hợp dung dịch muối sinh lý trẻ em để rửa mũi, họng cho bé.
- Uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng khoa học: Cha mẹ cần cho con uống nước hoặc bú sữa đủ lượng, đặc biệt cần nhiều thêm nếu trẻ bị sốt. Ngoài nước sữa, cha mẹ có thể cho bé uống thêm nước ép hoa quả, rau củ hoặc bổ sung Oresol. Bên cạnh đó, hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ các nhóm chất nếu bé đã ăn được thức ăn.
- Hạ sốt an toàn cho trẻ: Tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ khi áp dụng các phương pháp hạ sốt cho trẻ nhỏ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.
- Vệ sinh sạch môi trường xung quanh: Phụ huynh cũng cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh trẻ nhỏ để hạn chế các mầm bệnh. Đặc biệt đối với trẻ sắp hoặc đang mọc răng, xuất hiện triệu chứng thích cắn các đồ vật xung quanh, cha mẹ cần làm sạch các đồ chơi bằng cách đun sôi hoặc sử dụng máy khử khuẩn để đảm bảo an toàn.
- Cách giảm đau nhức khó chịu cho bé mọc răng: Khi trẻ mọc răng sốt thường kèm thêm những cơn đau nhức vùng nướu, răng. Để giúp bé dễ dịu hơn, ngủ ngon hơn, từ đó hạn chế sốt cao, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp như massage nướu, thu hút trẻ vào một hoạt động hoặc trò chơi yêu thích, cho ăn thức ăn lỏng được chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày,…
Trẻ mọc răng sốt về đêm là triệu chứng có thể xảy ra, thường không gây nguy hiểm nhưng vẫn cần được chú ý chăm sóc để cơ thể bé nhanh chóng phục hồi, hạn chế biến chứng nguy hiểm. Phụ huynh cần cảnh giác trước các dấu hiệu bé mọc răng hoặc những cơn sốt bất thường ở trẻ nhỏ để xử lý đúng cách, kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!