Trẻ Mới Mọc Răng Đã Bị Vàng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Trẻ mới mọc răng đã bị vàng là vấn đề thường gặp ở nhiều trẻ em. Đâu là nguyên nhân gây vàng răng ở trẻ và cách xử lý ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây đê tìm hiểu kỹ về tình trạng nha khoa này ở trẻ nhỏ, từ đó có sự chăm sóc, phòng ngừa đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng, mức độ cho thấy răng trẻ bị ố vàng
Bình thường bề mặt răng được bao phủ bởi lớp men răng do sự canxi hoa tạo nên. Lớp này có màu trắng sữa (hay màu trắng ngà). Trong khi đó, răng trẻ bị ố vàng, xỉn màu là tình trạng răng của bé chuyển từ màu trắng ngà sang nâu vàng hoặc màu đen.
Răng trẻ bị ố vàng có thể dễ dàng phát hiện bằng cách quan sát. Tuy nhiên, các biểu hiện răng bị ố vàng ở trẻ khá đa dạng và phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Ba mẹ cũng có thể nhận biết tình trạng này thông qua một số dấu hiệu sau:
- Trên răng có các vết bẩn màu nâu. Tình trạng này có thể do trẻ ăn, uống các thực phẩm màu tối hay một số loại chấn thương.
- Răng của trẻ xuất hiện màu đỏ hoặc tím do chấn thương hoặc ăn nhiều thực phẩm có màu tối. Khi răng của bé xuất hiện các mảng ố vàng hay chuyển hết sang màu vàng sẫm thì rất có thể răng bé đang gặp vấn đề.
Vì sao trẻ mới mọc răng đã bị vàng? 4 nguyên nhân phổ biến
Răng trẻ bị vàng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, thậm chí ngay cả ở trẻ vừa mới mọc răng sữa. Tình trạng trẻ mới mọc răng đã bị vàng, xỉn màu gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, song có một số nguyên nhân chính có thể kể đến gồm:
- Di truyền: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ gặp tình trạng vàng răng thì đứa con sinh ra cũng có nguy cơ bị mắc. Ngoài ra, trẻ bị thiếu men răng bẩm sinh do di truyền từ bố hoặc mẹ cũng dẫn đến răng của trẻ không trắng ngà, thay vào đó là sạm màu, ố vàng ngay từ khi mới mọc.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nếu trẻ thường xuyên vệ sinh răng miệng không đúng cách thì sẽ hình thành các mảng bám. Các mảng bám này lâu dần tích tụ nhiều trong khoang miệng dẫn đến răng bị ố vàng.
- Do nhiễm màu fluor: Mặc dù flour được chứng minh là tốt cho răng, giúp tăng cường độ chắc khỏe cho răng, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây hại cho men răng. Việc sử dụng một lượng lớn fluor sẽ làm hỏng các tế bào tạo men răng, khiến răng bị đổi màu.
- Do bệnh lý: Trẻ mắc một số bệnh lý về gan, thận cũng có thể gây xỉn màu, ố vàng cho răng. Đặc biệt là các vấn đề viêm gan hoặc vàng da. Nếu nhận thấy trẻ bị vàng răng kèm một số biểu hiện khác lạ của cơ thể thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Phương pháp điều trị tình trạng trẻ mới mọc răng đã bị vàng
Không ít phụ huynh cho rằng răng sữa mới mọc bị vàng rồi cũng sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn nên không cần điều trị. Thế nhưng, thực tế cho thấy, răng sữa của trẻ gặp bất cứ vấn đề gì thì cũng sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này. Vì vậy, ngay khi phát hiện răng trẻ bị ố vàng, ba mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời.
Cải thiện tình trạng răng ố vàng bằng phương pháp dân gian
Các biện pháp dân gian cũng là một trong những cách được nhiều cha mẹ lựa chọn nhằm cải thiện tình trạng răng bị ố vàng ở trẻ. Phương pháp này dễ thực hiện lại rất an toàn cho sức khỏe của bé, cụ thể:
- Hỗ trợ làm trắng răng bằng cà chua: Một vài nghiên cứu cho thấy, cà chua có thể giúp hàm răng trắng sáng hơn. Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần rửa sạch cà chua rồi xay thật mịn. Sau đó lấy nước cốt chanh trộn cùng cà chua. Cho bé dùng bàn chải chà hỗn hợp này lên răng trong thời gian khoảng 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
- Cải thiện răng ố vàng bằng banking soda: Baking soda cũng có tác dụng làm răng trắng sáng hiệu quả. Mẹ hãy rắc một ít bột banking soda lên kem đánh răng của bé. Sau đó chải răng bé theo chiều dọc cả mặt ngoài lẫn bên trong rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
- Cải thiện răng ố vàng bằng nước vo gạo: Ngoài tác dụng làm đẹp, nước vo gạo còn có khả năng khử mùi hôi, loại bỏ mảng bám ố vàng trên răng, làm chắc chân răng. Sau khi cho bé đánh răng bằng kem đánh răng thông thường, mẹ cho bé nhúng bàn chải vào nước vo gạo và đánh răng thêm lần nữa và súc miệng bằng nước sạch.
Điều trị răng ố vàng cho trẻ nhỏ bằng nha khoa hiện đại
Khi các biện pháp dân gian hỗ trợ cải thiện răng bé mới mọc bị vàng tại nhà an toàn không hiệu quả, ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở nha kha uy tín như Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn cùng hệ thống máy móc tân tiến của Trung tâm ViDental Kid sẽ có những chỉ định và hướng dẫn phù hợp với từng bé.
Loại bỏ tình trạng răng bị ố vàng bằng nha khoa hiện đại có nhiều hình thức khác nhau. Tùy theo độ tuổi và giai đoạn phát triển răng của trẻ mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp, cụ thể:
- Với trẻ từ 0 – 5 tuổi, các bác sĩ khuyên không nên áp dụng phương pháp làm trắng nào bởi bé còn quá nhỏ. Cha mẹ chỉ nên vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách cho bé.
- Thông thường, trẻ từ 5 tuổi trở lên bị ố vàng răng sẽ được chỉ định lấy cao răng. Phương pháp này giúp loại bỏ các mảng bám trên răng. Răng bé sẽ sạch sẽ và tráng sáng hơn.
- Với trẻ trên 10 tuổi, khi phần lớn răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ, các bác sĩ có thể thực hiện tẩy trắng răng cho bé. 13 – 14 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để tẩy trắng răng. Thời gian tẩy trắng răng tại các cơ sở nha khoa là từ 1 – 2 tiếng.
- Nếu trẻ mọc răng vĩnh viễn bị vàng do nguyên nhân từ Tetracycline thì tẩy trắng răng không có hiệu quả. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện dán răng sứ cho trẻ nếu cần thiết.
- Khi trẻ đã bước qua bị thành niên, răng đã mọc đầy đủ với kích thước chuẩn, bác sĩ có thể chỉ định bọc răng sứ.
Lưu ý các biện pháp ngăn ngừa răng bị ố vàng ở trẻ nhỏ
Để hạn chế nguy cơ trẻ mới mọc răng đã bị vàng, xỉn màu, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc răng miệng cho bé thường xuyên và đúng cách. Dưới đây là những việc mà nha sĩ khuyên cha mẹ thường xuyên làm để bé có hàm răng chắc khỏe, không bị ố vàng:
- Bảo vệ răng cho trẻ từ trong bụng mẹ: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, chế độ dinh dưỡng của mẹ khi nang thai ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nen răng của trẻ sau này, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, để tránh tình trạng răng mới mọc bị vàng, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học từ khi còn mang bầu.
- Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học cho trẻ: Trẻ thường thích ăn những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, đồ uống có gas…nhưng đây lại là thứ gây hại cho men răng, khiến răng bị ố vàng. Thay vào đó, ba mẹ cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất như canxi, magiê, các loại vitamin A, B…bằng nhiều loại thực phẩm như tôm, thịt, hoa quả, rau xanh…
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Cha mẹ nên hướng dẫn con thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày và đúng cách, chải răng từ trên xuống, từ mặt ngoài vào trong. Kem đánh răng cho trẻ phải phù hợp với răng sữa và răng vĩnh viễn theo độ tuổi, đặc biệt chú ý thành phần flour.
- Khám nha khoa định kỳ: Cha mẹ nên cho con đi khám nha khoa định kỳ để phát hiện mọi bất thường trên răng nhằm ngăn ngừa tối đa các bệnh lý về răng. Ba mẹ cũng cho bé lấy cao răng định kỳ theo lịch hẹn của nha sĩ để loại bỏ hiệu quả tình trạng răng bị ố vàng.
Trẻ mới mọc răng đã bị vàng làm mất đi hàm răng trắng đẹp vốn có, lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra và phát hiện sớm để có hướng điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!