Trẻ Sốt Mọc Răng Chân Tay Lạnh: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Trong giai đoạn mọc răng, nhiều trẻ thường bị sốt và kèm theo triệu chứng như chân tay lạnh khiến ba mẹ lo lắng. Vậy trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh có nguy hiểm không và cách xử lý thế nào cho an toàn?
Vì sao trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh? Triệu chứng ra sao?
Khi trẻ bị sốt mọc răng, nhiệt độ cơ thể tăng cao nhưng chân tay lại rất lạnh. Hiện tượng này xảy ra thường do 2 nguyên nhân chính là sốt hoặc siêu vi. Phụ huynh cần phát hiện sớm triệu chứng bệnh để xử lý kịp thời.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh
Cụ thể, theo các bác sĩ, trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh thường do:
- Chân tay lạnh là hệ quả của sốt: Theo các bác sĩ, hầu hết trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh đều nằm trong nguyên nhân này. Trong quá trình mọc răng, nướu sẽ tách ra cho răng trồi lên. Lúc này, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi xâm nhập vào vết nứt ở nướu gây viêm nhiễm. Cơ thể bé phản ứng lại bằng cơ chế gây sốt. Khi bé bị sốt, hệ miễn dịch sẽ phóng thích một số chất khiến mạch má ở chân và tay co lại, khiến máu được vận chuyển về đây ít hơn, gây ra hiện tượng chân tay lạnh. Tuy nhiên, khi trẻ hạ sốt, mạch máu sẽ giãn ra, chân tay bé hồng hào hơn và không còn lạnh nữa.
- Hệ quả của siêu vi: Một số trường hợp sốt cao chân tay lạnh là do trẻ bị nhiễm siêu vi. Virus tấn công và não và mạch máu nhỏ ở tay chân của bé, gây rối loạn trung tâm điều nhiệt khiến chân tay lạnh. Đáng lưu ý, đây là một tình trang nghiêm trọng, trẻ có thể bị nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não.
Dấu hiệu cho thấy bé sốt cao chân tay lạnh
Theo các các bác sĩ, trẻ sốt chân tay lạnh thường có một số triệu chứng như sau:
- Bé sốt cao liên tục trên 39 độ C nhưng không có dấu hiệu giảm sốt dù đã uống hạ sốt. Một số bé sau khi uống hạ sốt thì toát mồ hôi.
- Trẻ quấy khóc, mặt tím tái và ra nhiều mồ hôi trộm.
- Môi và má của bé hồng hơn bình thường.
- Tay chân bé bị lạnh trong nhiều giờ.
- Bé mệt mỏi, li bì và có thể xuất hiện những cơn co lạnh run.
Mức độ nguy hiểm và cách xử lý khi bé sốt mọc răng chân tay lạnh
Có nhiều nguyên nhân, bệnh lý có thể khiến trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh. Khi thấy bé có những dấu hiệu bệnh, cha mẹ cần chú ý tìm cách hạ sốt cho bé hoặc đưa trẻ đến khám bác sĩ, tránh tình trạng chuyển xấu.
Tình trạng trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh có nguy hiểm không?
Hầu hết trẻ bị sốt là do virus hoặc vi khuẩn tấn công như siêu vi gây bệnh cúm, thủy đậu, sốt xuất huyết… Một số nguyên nhân khác cũng gây sốt ở trẻ như mọc răng, tiêm phòng, cảm nắng.
Các chuyên gia cho rằng, trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào các triệu chứng kèm theo. Nếu trẻ sốt nhẹ dưới 39 độ C, màu da bình thường, trẻ vẫn cười, nói và sinh hoạt bình thường thì cha mẹ không phải quá lo lắng. Ba mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ tại nhà bằng các biện pháp hạ sốt thông thường. Trẻ sẽ khỏi sốt trong thời gian từ 2 – 3 ngày.
Trái lại, nếu trẻ sốt trên 39 độ C, da xanh xao, nhợt nhạt, không nói cười, khóc nhiều, nằm im hoặc ngủ li bì… cha mẹ cần đưa con đến khám bác sĩ sớm nhất để được điều trị kịp thời. Nếu ba mẹ để bé sốt chân tay lạnh kéo dài mà không có có biện pháp xử lý kịp thời có thể gây biến chứng như mất nước kéo dài, suy hô hấp, thậm chí để lại di chứng não.
Khi nào cần đưa trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh đến bệnh viện?
Trẻ sốt chân tay lạnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có những dấu hiệu dưới đây:
- Bé dưới 2 tháng tuổi sốt trên 38 độ C, lừ đừ, li bì hoặc khó đánh thức.
- Bé dưới 6 tháng tuổi sốt cao liên tục trên 39 độ C.
- Da bé nhợt nhạt, xanh xao hoặc tím tái.
- Trẻ bỏ bú, chán ăn hoặc buồn nôn tất cả mọi thứ.
- Trẻ xuất hiện những cơn sốt cao kèm rét run .
- Môi và lưỡi của trẻ bị khô, mắt trũng.
- Khi trẻ thở kèm theo triệu chứng bụng phình, ngực lõm.
- Cổ bé cứng.
- Trên da bé xuất hiện mụn nước, chấm đỏ, chảy máu cam hoặc chảy máu lợi.
Ngoài các bệnh viện, ba mẹ có thể tham khảo địa chỉ nha khoa uy tín như Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid. Vidental Kid nằm trong Hệ sinh thái Nha khoa phức hợp Vidental và sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu tại Việt Nam. Không chỉ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm, các bác sĩ tại đây còn rất nhiệt tình với bệnh nhân.
Một yếu tố nữa giúp Vidental Kid trở thành địa chỉ nha khoa uy tín của nhiều ba mẹ đó là cơ sở vật chất hiện đại, có các phòng khoa riêng biệt, đảm bảo mọi quá trình điều trị an toàn.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: LK 53, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Hotline: 098 793 3309.
- Fanpage: https://www.facebook.com/videntalkid/.
- Website: https://videntalkid.net/.
- Chỉ đường: https://goo.gl/maps/trR1WJ9RodvgW3KH6.
Lưu ý cách chăm sóc trẻ sốt chân tay lạnh tại nhà
Khi nhận thấy trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh, cha mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời ngay tại nhà. Tùy vào tình trạng sốt của trẻ mà ba mẹ có phương pháp chăm sóc phù hợp:
- Với trẻ sốt dưới 38 độ C: Ba mẹ không cần dùng thuốc hạ sốt mà chỉ cần giữ cơ thể bé sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể lau người cho bé bằng khăn ấm, nhất là các vị trí như nách, cổ, bẹn…Chườm ấm giúp mạch máu dưới da giãn ra làm răng lưu thông tuần hoàn máu. Nhờ đó, trẻ vừa hạ sốt nhanh, vừa giảm trình trạng chân tay lạnh.
- Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ C: Khi trẻ sốt cao, bố mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng khuyến cáo kết hợp lau người bằng nước ấm. Hai loại thuốc hạ sốt cho trẻ em được dùng phổ biến hiện nay là Paracetamol (Hapacol) và Ibuprofen. Trong đó, Paracetamol có thể dùng cách nhau 4 – 6 giờ (và không quá 5 lần trong 24h). Còn Ibuprofen sử dụng sau mỗi 6 – 8 giờ. Lưu ý, không sử dụng Ibuprofen cho trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ nặng dưới 5 kg.
- Uống nhiều nước: Trẻ bị sốt thường mất nước nên cha mẹ cần bổ sung nước cho trẻ thường xuyên. Mẹ có thể cho con uống nhiều nước ấm hoặc các loại sữa bao gồm sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi…Ngoài ra, ba mẹ có thể bù điện giải bằng dung dịch bù nước oresol.
- Không mặc quần áo, đeo tất quá dày: Khi trẻ bị sốt kèm chân tay lạnh, nhiều mẹ cho rằng cần phải đeo fawng tay dày, tất dày. Thế nhưng, việc làm này sẽ khiến bé khó thoát nhiệt, làm bít tuyến mồ hôi và có thể khiến bé sốt cao hơn.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng: Trong thời gian bé bị sốt, cha mẹ nên cho con ăn loại thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa. Thực đơn hàng ngày cho trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, ba mẹ nên bổ sung nhiều trái cây và rau xanh cho trẻ. Có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày để bé dễ tiêu hóa và không chán ăn.
- Không lau người bằng nước lạnh: Ba mẹ lưu ý không dùng nước lạnh lau người cho bé vì có thể khiến tình trạng của bé nghiêm trọng hơn hoặc có thể bị sốc nhiệt.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Trong thời gian bé bị sốt, cha mẹ đừng quên vệ sinh răng miệng cho con. Việc làm sạch nướu, lưỡi giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và sốt mọc răng và mọc răng bất thường ở trẻ em.
Trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh có thể gây nhiều khó chịu. Vì thế, cha mẹ cần lưu ý cách chăm sóc phù hợp, giúp bé hạ sốt và giảm bớt mệt mỏi. Nếu tình trạng sốt không giảm, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!