Trẻ Sốt Mọc Răng Hàm: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Trẻ sốt mọc răng hàm là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ trong giai đoạn mọc răng với những biểu hiện riêng nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn so với sốt bệnh. Ba mẹ cần hết sức lưu ý và nắm bắt được cách xử lý phù hợp để giúp con dễ dàng vượt qua khủng hoảng thời kỳ mọc răng.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ sốt mọc răng hàm
Không ít ba mẹ thắc mắc trẻ mọc răng hàm có sốt không và sốt mọc răng có biểu hiện gì khác so với sốt bệnh thông thường. Trường hợp nhầm lẫn tình trạng trẻ sốt mọc răng hàm dễ khiến phụ huynh chủ quan khiến bệnh tình của con thêm trầm trọng và có thể để lại những di chứng nguy hiểm.
Đối với vấn đề này các chuyên gia sức khỏe răng miệng trẻ em cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt ở trẻ và mọc răng cũng không ngoại lệ, đặc biệt là răng hàm. Đó là bởi răng hàm có kích thước lớn hơn so với các răng khác nên khi nướu lợi bị nứt để răng trồi lên trẻ sẽ bị đau nhiều hơn, các cơn sốt kéo dài hơn so với bình thường.
Bên cạnh đó, khi trẻ sốt mọc răng hàm, còn có một số biểu hiện khác dễ nhận biết như:
- Nướu răng hàm bị sưng đỏ, có mầm trắng (chính là phần răng chuẩn bị nhô ra ngoài).
- Các cơn sốt nhẹ từ 38 – 38.5 độ bắt đầu xuất hiện khi nướu răng bị sưng đỏ và răng sắp nhú ra.
- Trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi nhiều hơn, sau khi sốt có thể bị phát ban nhẹ.
- Lười ăn, sợ bú, thích nhai núm vú hoặc đưa các đồ vật và miệng do cảm giác ngứa vùng lợi xung quanh vị trí răng sắp mọc.
Bé sốt mọc răng hàm thường không quá cao, trường hợp thấy con sốt liên tục trên 38 độ kèm theo các biểu hiện khác như tiêu chảy, đổ mồ hôi liên tục thì rất có thể con bị nhiễm khuẩn hay do tác dụng phụ của các kỳ tiêm vacxin. Tùy theo điều kiện ngoại cảnh thực tế mà ba mẹ đưa ra kết luận cụ thể, tốt nhất vẫn nên đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám, đảo bảo an toàn.
Trẻ sốt mọc răng hàm kéo dài trong bao lâu thì hết?
Trong trường hợp sốt mọc răng, trẻ thường bắt đầu phát sốt từ 2 – 4 ngày trước khi răng nhú ra khỏi lợi, các cơn sốt nhẹ và ngắt quãng. Sau khi nứt lợi, các cơn sốt rải rác xuất hiện trong khoảng 1 tuần sau đó. Các triệu chứng của sốt mọc răng có thể lên đến 10 ngày hoặc lâu hơn.
Như vậy, nếu trẻ sốt quá 4 ngày mà chưa thấy răng hàm nhú ra khỏi lợi thì đây cũng là lúc bố mẹ cần xem xét lại đâu là nguyên nhân khiến con bị sốt để kịp thời có phương án xử lý, đặc biệt là với những trường hợp sốt cao trên 39 độ.
Bé mọc răng hàm bị sốt ba mẹ nên làm gì?
Khi trẻ mọc răng sẽ cảm thấy rất khó chịu và có sự xáo trộn về nề nếp sinh hoạt thường ngày, ba mẹ cần theo dõi sát sao để giúp con nhanh chóng bước qua giai đoạn mọc răng một cách an toàn, không quá áp lực. Riêng đối với trường hợp trẻ sốt mọc răng hàm trên hoặc hàm dưới các chuyên gia khuyên mẹ cần lưu ý:
Tìm cách hạ sốt cho con
Khi trẻ mọc răng hàm số 6 bị sốt không quá 38.5 độ thì mẹ chị cần dùng khăn chườm mát cho con để hạ sốt. Tuy nhiên, không nên dùng nước quá lạnh bởi trong cơn sốt sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn có thể gây co mạch ngoại vi đột ngột.
Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian như dùng lá hẹ giã nát hoặc bột đậu xanh nấu chín xay nhuyễn để rơ lợi cho con. Các mẹo này vừa kích thích răng nhanh mọc, vừa góp phần giúp con hạ sốt nhanh chóng.
Nếu trẻ sốt mọc răng hàm nhiệt độ cao kéo dài, mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên môn và cho con uống thuốc hạ sốt phù hợp với trẻ nhỏ như Paracetamol và Ibuprofen. Thuốc sẽ có tác dụng sau 25 – 30 phút, mẹ chú ý sử dụng theo đúng liều lượng quy định, có thể kết hợp dùng thuốc với chườm khăn mát để cơn sốt mau hạ hơn.
Áp dụng các biện pháp giảm đau cho con
Khi trẻ mọc răng hàm, bên cạnh sốt trẻ còn bị đau và vô cùng khó chịu, với trẻ chưa biết nói sẽ thể hiện ra ngoài bằng cách quấy khóc nhiều hơn, không ti mẹ… Khi đó mẹ cần chú ý quan sát và áp dụng các biện pháp phù hợp với tình trạng thực tế để giúp con giảm đau, cảm thấy dễ chịu hơn như:
- Massage nướu lợi cho con: Mẹ dùng ngón tay trỏ lót gạc vô trùng sau đó massage nhẹ nhàng xung quanh vùng nướu lợi sắp mọc răng cho bé. Phương pháp này giúp các mạch máu lưu thông, giảm đau, ngứa và kích thích răng mọc nhanh hơn.
- Cho trẻ ăn đồ mát: Một số thực phẩm mát như sữa chua, hoa quả để ngăn mát có tác dụng giúp trẻ sốt mọc răng hàm cảm thấy dễ chịu hơn.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Acetaminophen (Tylenol) là thuốc giảm đau có thể sử dụng cho trẻ nhỏ, tuy nhiên ba mẹ không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Đưa con đi bệnh viện và nha khoa khi cần thiết
Thông thường, khi mọc răng trẻ sẽ không sốt quá cao, tuy nhiên trong trường hợp con sốt liên tục với mức nhiệt trên 39 độ kèm theo một số triệu chứng như: Tiêu chảy nhiều hơn 2 lần/ngày, vùng nướu răng lở loét mưng mủ, thời gian sốt nhiều hơn 5 ngày,… thì ba mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên cho con đến các trung tâm nha khoa uy tín như Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid thăm khám khi con mọc những chiếc răng đầu tiên, đặc biệt là răng hàm. Tại đây, bác sĩ chuyên môn sẽ kiểm tra tình trạng răng hàm của trẻ có mọc đúng vị trí hay không hoặc tư vấn cho ba mẹ các giải pháp kích răng hàm mọc theo đúng lịch trình.
Thông tin liên hệ nha khoa Vidental Kid cho các mẹ tham khảo:
- Địa chỉ: LK 53, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Hotline: 098 793 3309.
- Fanpage: https://www.facebook.com/videntalkid/.
- Website: https://videntalkid.net/.
- Chỉ đường: https://goo.gl/maps/trR1WJ9RodvgW3KH6.
Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ sốt mọc răng hàm
Nhiều bà mẹ phát trầm cảm, lo lắng khi con mọc răng biếng ăn, quấy khóc, sốt triền miên. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ đưa ra một số lời khuyên, ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng để giúp con cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu khi mọc răng:
- Cho trẻ nhai, cắn các loại trái cây ướp lạnh có độ giòn, cứng vừa phải, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cách làm này có thể giúp làm giảm đau khi trẻ mọc răng.
- Hạn chế cho con đeo các đồ trang sức quanh cổ hoặc tay như vòng bạc, vòng hổ phách…hoặc tiếp xúc với đồ vật cứng. Khi mọc răng con hay cho tay vào miệng hoặc ngậm, cắn các đồ vật, điều này gây tổn thương lợi và các mầm răng mới nhú.
- Bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bé những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C để tăng sức đề kháng tự nhiên, thực phẩm chứa nhiều canxi tốt cho quá trình mọc răng…
- Chế biến các món ăn dạng mềm như súp, cháo, canh hầm để trẻ dễ ăn và hấp thụ dinh dưỡng, đồng thời chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Trong các món ăn có thể cho thêm rau gia vị có tác dụng kháng viêm, hạ sốt như hành lá, hẹ, tía tô…
- Trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt ba mẹ nên cho con uống nhiều nước bởi khi sốt cơ thể dễ bị mất nước dẫn tới suy nhược. Có thể thay nước lọc bằng dung dịch bù điện giải cho trẻ nhỏ, nước ép rau củ, trái cây để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ, khi thấy có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám ngay để hạn chế tối đa những rủi ro ngoài ý muốn.
Giai đoạn trẻ sốt mọc răng hàm sẽ qua đi nhanh chóng, ba mẹ không cần quá lo lắng. Quan trọng nhất là khi con bị sốt ba mẹ cần xác định nguyên nhân chính xác đồng thời áp dụng các biện pháp giúp con hạ sốt sớm nhất. Việc sốt cao liên tục vừa khiến cơ thể bé mỏi mệt, quấy khóc nhiều hơn vừa ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!