Viêm Lợi Ở Trẻ Sơ Sinh: Phân Loại, Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị An Toàn
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Viêm lợi ở trẻ sơ sinh xuất hiện không báo trước, có thể để lại nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của bé. Hãy cùng ViDental Kid tìm hiểu về nguyên nhân, các dạng viêm lợi và cách chữa trị kịp thời để bé nhanh chóng khỏe mạnh trong bài viết dưới đây.
Bệnh lý viêm lợi ở trẻ sơ sinh là gì? Các dạng thường gặp
Bệnh viêm nướu ở trẻ sơ sinh là tình trạng vi khuẩn hoạt động gây sưng đỏ, đau nhức vùng nướu nhưng không ảnh hưởng đến nha chu. Nướu răng trẻ sơ sinh khá nhạy cảm, khi bị viêm sẽ có một số biểu hiện như chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ ửng hay xanh xám, nướu hơi sưng…
Tuy nhiên, các dấu hiệu khi mới khởi phát của bệnh viêm lợi ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng. Đến khi có những biểu hiện rõ ràng thì viêm lợi đã chuyển biến nặng và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi vệ sinh răng miệng cho bé, bố mẹ nên chú ý quan sát để sớm phát hiện và điều trị cho bé.
Có nhiều dạng sưng lợi ở trẻ sơ sinh, tên gọi của các dạng viêm lợi tùy theo nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:
- Viêm lợi thông thường: Dạng phổ biến và chỉ có tính chất tạm thời, có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh các thói quen xấu thì rất dễ tái phát và chuyển sang cấp độ nặng hơn.
- Trẻ sơ sinh bị viêm lợi do mắc bệnh về máu: Nướu lợi là các mô mềm bao quanh khung hàm và có chứa rất nhiều mạch máu. Chính vì vậy khi trẻ mắc các bệnh liên quan đến mày như nhiễm trùng huyết, xuất huyết, bạch cầu… cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nướu lợi. Khi đó, bạch cầu trung tính trong máu giảm khiến nướu lợi bị sưng viêm.
- Trẻ sơ sinh bị sưng lợi do vi khuẩn: Vi khuẩn Herpes là một trong những loại vi khuẩn hoạt động mạnh gây ra các bệnh lý về răng miệng trong đó có viêm nướu lợi. Herpes phá vỡ rào miễn dịch ở những trẻ có sức đề kháng yếu, nếu không chữa trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Trẻ sơ sinh bị sưng nướu răng do tác dụng phụ của thuốc Tây: Một số trường hợp bất khả kháng khiến bé phải sử dụng thuốc Tây sớm như Phenytoine 50%, Cyclosrorin 30% khiến miệng bé bị khô và làm tăng nguy cơ viêm lợi.
- Viêm lợi loét hoại tử lở loét: Dạng bệnh lý do virus xâm nhập, phá hủy các mô mềm và gây lở loét kèm theo các ổ mủ hôi khó chịu.
Cười Hở Lợi Là Gì? Tổng Hợp Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
8 nguyên nhân phổ biến gây viêm lợi ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng lợi ở trẻ sơ sinh, cơ địa khác nhau sẽ có những tác nhân gây bệnh khác nhau. Theo thông tin từ các chuyên gia y tế, bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ thương do 8 nguyên nhân chính sau:
- Vệ sinh răng miệng không tốt khiến vi khuẩn tích tụ lại trong khoang miệng, tấn công các mô mềm gây viêm lợi. Đặc biệt, thức ăn thừa và mảng bám dưới chân răng chính là nơi trú ngụ tuyệt vời cho vi khuẩn.
- Bạch cầu trung tính giảm do bé mắc các bệnh liên quan đến máu khiến vùng lợi bị tổn thương nghiêm trọng.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây như thuốc chống động kinh, thuốc ức chế miễn dịch, Nifedipine… gây khô miệng và làm tăng nguy cơ viêm lợi.
- Rất nhiều trường hợp trẻ bị viêm lợi do vi khuẩn Herpes gây ra nhiễm trùng cấp tính khiến lợi bị sưng và phồng rộp.
- Bé bị sưng lợi kèm theo các đường viền tối màu ở nướu là do vô tình tiếp xúc với kim loại nặng như chì hay Bismuth.
- Những rối loạn trong cơ thể như thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết khiến chức năng miễn dịch suy giảm cũng là nguyên nhân gây viêm lợi.
- Ngoài ra, một số bệnh lý khác như tiểu đường, loét áp-tơ niêm mạc miệng, viêm niêm mạc miệng cấp do tưa lưỡi cũng có thể khiến lợi của bé bị sưng đỏ.
- Khi bước vào tháng thứ 6, trẻ bắt đầu mọc răng sữa, khi mọc răng trẻ cũng sẽ có các dấu hiệu như sưng đỏ lợi, quấy khóc… Nếu trong giai đoạn này bố mẹ cần quan sát kỹ hơn để biết được nguyên nhân chính xác gây sưng lợi.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm lợi
Để nhận biết trẻ sơ sinh có bị viêm lợi hay không bố mẹ có thể dựa trên những dấu hiệu cụ thể như sau:
- Có vùng lợi bị sưng đỏ bất thường, viền sưng đậm hơn càng vào trung tâm màu sắc sẽ càng nhạt. Giai đoạn nặng hơn có xuất hiện cả những ổ mủ màu trắng ngà.
- Trẻ thường xuyên cáu gắt, quấy khóc, bỏ bú do lợi bị sưng đau.
- Miệng bé có mùi hôi dù mẹ đã vệ sinh rất kỹ, thi thoảng mẹ có thể cảm nhận được mùi hôi trên đầu vú sau khi bé ngậm ti.
- Sau 6 tháng tuổi nếu trẻ đã mọc răng, chân răng có dấu hiệu chảy máu tự nhiên hoặc khi đánh răng. Một số trường hợp viêm lợi khiến chân răng yếu, răng bị lung lay, xô lệch khỏi hàm.
Chữa viêm lợi ở trẻ nhỏ với Nha Chu Tán – Giải pháp được chuyên gia công nhận
Trẻ sơ sinh bị sưng nướu răng có nguy hiểm không?
Rất nhiều phụ huynh thắc mắc không biết rằng trẻ sơ sinh bị sưng lợi có nguy hiểm hay không? Các chuyên gia chăm sóc răng miệng cho biết: Mức độ nguy hiểm của viêm lợi tùy theo nguyên nhân và tiến trình phát triển của bệnh.
Khi mới khởi phát viêm lợi dễ dàng chữa khỏi, nếu bệnh tái phát nhiều lần và không được xử lý kịp thời khiến bé bị đau nhiều, bỏ ăn, cáu gắt… Thậm chí nhiều trường hợp viêm lợi ở trẻ sơ sinh còn dẫn đến viêm nha chu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Khi mới nhận thấy các dấu hiệu bệnh, bố mẹ nên đưa bé đi thăm khám và điều trị dứt điểm ngay để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.
3 phương pháp điều trị viêm lợi ở trẻ an toàn, hiệu quả nhất
Bệnh viêm lợi ở trẻ sơ sinh nếu được phát hiện sớm bố mẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ngày, cho trẻ súc miệng nước muối là có thể tự khỏi. Trong trường hợp sau 3 – 5 ngày bệnh lý không có dấu hiệu thuyên giảm bố mẹ nên đưa bé đi thăm khám. Dựa trên nguyên nhân và tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ tư vấn một số giải pháp, cụ thể:
Cải thiện triệu chứng viêm nướu ở trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian
Trong dân gian có nhiều mẹo giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm lợi an toàn bằng các nguyên liệu tự nhiên, áp dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu thấy con bị viêm lợi nhẹ, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên môn và thử các mẹo sau:
- Sử dụng lá trầu không rửa sạch giã nát rồi đun sôi với 1 bát nước trong 10 – 15 phút. Sử dụng nước thu được để rơ miệng cho bé 2 – 3 lần/ngày.
- Pha 1 – 2 giọt tinh dầu xả với nước ấm sau đó dùng dơ miệng cho bé 2 – 3 lần/ngày trong vòng 30 giây. Trước khi dơ mẹ nên thử nước xem có bị cay không, tránh gây khó chịu cho bé khi dơ lưỡi.
- Lấy 7 – 10 búp ổi tàu đun cùng 1 bát nước sau đó chắt lấy nước cốt để dư miệng cho bé trong ngày, mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để có kết quả tốt nhất.
Xem thêm: Thuốc nam chữa viêm nha chu – Top 11 bài thuốc đơn giản hiệu quả nhất hiện nay
Chữa viêm lợi ở trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây
Việc sử dụng các loại thuốc Tây cho trẻ sơ sinh có tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phụ huynh cần làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm lợi nặng, sau khi thực hiện vệ sinh, loại bỏ ổ mủ sẽ cần sử dụng thêm kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Tùy theo tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cùng với nước súc miệng có chứa thành phần Hydrogen peroxide, Xylocaine hoặc nước muối.
Điều trị viêm lợi bằng phương pháp nha khoa hiện đại
Nếu diễn tiến bệnh nguy hiểm bố mẹ nên đưa bé đến các trung tâm uy tín như Vindental Kid để thăm khám và điều trị. Tại đây, đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân, loại viêm lợi từ đó đưa ra phác đồ trị liệu hợp lý. Một số cách chữa viêm lợi có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh gồm có:
- Lấy cao răng: Cao răng là nơi ẩn chứa của rất nhiều vi khuẩn gây sưng lợi, vì vậy bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng, khử trùng khoang miệng. Đối với những trường hợp viêm lợi thông thường, phương pháp này có thể cải thiện đến 90% các triệu chứng.
- Phẫu thuật chỉnh nha: Một số trường hợp bé bị sưng nướu nghiêm trọng, có ổ viêm lớn quanh chân răng và gây ảnh hưởng đến hệ thống nha chu sẽ cần phẫu thuật. Phương pháp này giúp loại bỏ ổ viêm, tái tạo mô mềm quanh chân răng, ngăn ngừa tình trạng tụt nướu, chân răng yếu…
- Ghép nướu: Với những bé bị viêm lợi hoại tử lở loét, các phương pháp khác không mang lại hiệu quả thì bé cần được phẫu thuật ghép nướu. Sử dụng các mô khỏe mạnh ghép vào vị trí nướu bị hoại tử để tái tạo mô, cái thiện các triệu chứng tụt lợi, hoại tử…
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm lợi tái phát ở trẻ nhỏ
Tình trạng viêm lợi ở trẻ sơ sinh càng ngày càng có xu hướng tăng cao, không ít trường hợp để lại những rủi ro ngoài ý muốn, tác động đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bé. Để hạn chế tối đa nguy khiến trẻ sơ sinh bị sưng lợi, bố mẹ cần lưu ý:
- Tập cho trẻ thói quen đánh răng mỗi ngày 2 lần, súc miệng sau khi ăn để loại bỏ mảng bám trên răng. Khi đánh răng sử dụng bàn chải lông mềm, có đầu nhỏ để tránh gây tổn thương đến các mô mềm xung quanh.
- Nếu trẻ còn nhỏ, bố mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ 2 lần/ngày bằng gạc vô trùng, có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước đun sôi để nguội.
- Không nên để bé bú bình, ngậm ti giả qua đêm, núm vú cứng có thể gây tổn thương lợi của bé.
- Hạn chế cho bé sử dụng các món ăn có chứa nhiều đường, nước ngọt có ga… Nếu không vệ sinh kỹ đường sẽ bám lại trong khoang miệng và làm tăng nguy cơ viêm lợi.
- Bổ sung các món ăn chứa nhiều canxi, vitamin và khoáng chất giúp bé tăng khả năng miễn dịch, ngăn cản vi khuẩn xâm nhập gây hại.
- Cho bé đi khám nha khoa đều đặn 3 – 6 tháng/lần để sớm phát hiện các vấn đề gây ảnh hưởng đến nướu lợi và có phương án xử lý kịp thời.
Tình trạng viêm lợi ở trẻ sơ sinh khá phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến bé gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bé bố mẹ nên chủ động trau dồi kiến thức liên quan để biết cách phòng ngừa và xử lý tốt nhất khi bé bị viêm nướu lợi.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
- Hình Ảnh Viêm Lợi Ở Trẻ Em Cảnh Báo Triệu Chứng Và Mức Độ Bệnh
- Bé 3 Tuổi Bị Sưng Nướu Răng: Nguyên Nhân, Dấu Diệu Và Cách Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!