Nên Niềng Răng Hay Bọc Sứ? Phương Án Nào Có Hiệu Quả Tốt Hơn?
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam
Nên niềng răng hay bọc sứ là vấn đề nhận được sự quan tâm trong thời gian gần đây. Cả hai phương pháp nha khoa này đều giúp cải thiện những khiếm khuyết về răng miệng với ưu, nhược điểm riêng biệt. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề nêu trên đừng bỏ qua bài viết sau đây.
Tổng quan về niềng răng và bọc răng sứ
Trước khi đi vào bàn luận về vấn đề nên niềng răng hay bọc sứ, bạn cần nắm được những thông tin cơ bản về 2 phương pháp chỉnh hình nha khoa này.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng khí cụ như mắc cài kim loại hay mắc cài silicon để giúp cố định răng và đưa chúng về vị trí mong muốn. Trong một số trường hợp, người niềng răng phải thực hiện nhổ răng để đảm bảo kết quả sau cùng đạt được tốt nhất. Nói tóm lại, niềng răng có các ưu điểm chính sau đây:
- Khắc phục hiệu quả các tình trạng hô, móm, vẩu, sai lệch khớp cắn, răng khấp khểnh, răng thưa,… ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ, trung bình cho đến nghiêm trọng.
- Ít gây xâm lấn hay tổn hại đến hàm răng tự nhiên, đảm bảo đem đến hàm răng đều, đẹp và cân đối sau khi niềng.
- Khí cụ sử dụng đa dạng về mẫu mã và chất liệu, đảm bảo tối đa về độ bền và tính an toàn. Tùy theo nhu cầu và khả năng kinh tế, bạn sẽ được các chuyên gia tư vấn lựa chọn loại mắc cài thích hợp nhất.
Bọc sứ răng là phương pháp phục hình thẩm mỹ được thực hiện bằng cách mài nhỏ răng thật rồi dùng cùi răng sứ chụp lên phía trên. Các cùi răng sứ này đều được chế tác dựa trên dấu răng thật, đảm bảo đúng chuẩn về kích thước cũng như màu sắc. Thời gian thực hiện bọc sứ thường khá nhanh, chỉ từ 3 đến 4 ngày tùy theo số lượng răng cần thực hiện.
Bọc răng sứ thẩm mỹ về cơ bản có các ưu điểm sau đây:
- Cải thiện nhanh chóng các khiếm khuyết dễ nhận thấy của hàm răng như xỉn màu, ố vàng, sứt mẻ, sâu răng, răng mọc thưa,…
- Mang lại vẻ ngoài đều đẹp cho hàm răng, có tính thẩm mỹ cao đồng thời khắc phục khả năng nhai của răng.
- Cùi răng sứ có độ bền cao, ít nhất từ 7 đến 15 năm. Với những trường hợp chăm sóc tốt răng miệng thì răng bọc sứ có thể sử dụng hơn 20 năm.
ĐỌC NGAY: Niềng Răng Có Tác Dụng Gì? Niềng Loại Nào Tốt Nhất?
Nên niềng răng hay bọc sứ?
Mỗi phương pháp chỉnh nha lại có những ưu, nhược điểm riêng biệt khiến không ít người cảm thấy khó khăn khi đưa ra quyết định cho vấn đề nên niềng răng hay bọc sứ. Theo các chuyên gia, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của từng người. Bởi có những trường hợp chỉ có thể xử lý bằng niềng răng nhưng cũng có các tình huống bọc răng sứ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Ví dụ như nếu muốn giải quyết tình trạng răng ố vàng, xỉn màu lâu ngày thì bạn nên lựa chọn phương án bọc răng sứ. Còn đối với vấn đề răng hô, vẩu, sai khớp cắn, niềng răng mới là phương án tối ưu nhất. Chính vì vậy, trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp chỉnh hình, phục hình nha khoa nào, bạn cần được bác sĩ thăm khám cụ thể và xây dựng lộ trình điều trị thích hợp nhất.
Ngoài ra, bọc răng sứ còn có một khuyết điểm mà ít người biết đến chính là nó tác động trực tiếp đến men răng, ngà răng của bạn. Lý do là vì để bọc sứ được răng, bác sĩ bắt buộc phải mài nhỏ răng thật. Điều này tiềm ẩn nguy cơ viêm tủy răng và nướu lợi, nhất là khi bạn thực hiện ở những cơ sở không đảm bảo. Răng sứ cũng không thể đảm bảo chất lượng như răng thật, dù có độ bền cao nhưng tuổi thọ của chúng không phải là vĩnh viễn.
ĐỪNG BỎ QUA: Những Biến Chứng Sau Khi Bọc Răng Sứ Có Thể Gặp Phải
Trong khi đó, có thể dễ dàng nhận thấy rằng niềng răng ít gây ra tác động xấu đến hàm răng thật của bạn. Ngoài ra, niềng răng còn có khả năng giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến hô, móm, răng khấp khểnh,… dù là ở mức độ nặng, điều mà bọc sứ còn nhiều hạn chế.
Hy vọng bài viết của ViDentalkid đã giúp bạn đọc tìm ra được đáp án cho câu hỏi nên niềng răng hay bọc sứ. Mỗi phương pháp lại có những lợi ích khác nhau, điều quan trọng là bạn phải nắm rõ được tình trạng răng miệng của bản thân và đưa ra quyết định thích hợp nhất dưới sự tư vấn của bác sĩ.
XEM THÊM: Bọc Răng Sứ Có Đau Không? Cần Lưu Ý Thế Nào Trước Và Sau Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!