Có Nên Nhổ Răng Sữa Lung Lay Không? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Nhổ răng sữa lung lay không là vấn đề được rất nhiều ba mẹ quan tâm tìm hiểu bởi răng sữa là những chiếc răng mọc sớm nhất và có vai trò rất quan trọng. Cùng chuyên gia nha khoa tìm chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Răng sữa là gì? Quy luật thay răng sữa ở trẻ em
Răng sữa ở trẻ là hàm răng tạm thời mọc lên ở khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi cho đến khi 2,5 tuổi. Thực chất răng sữa đã được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 khi trẻ còn là bào thai nhưng tới khi “đủ ngày, đủ tháng” mới nhú lên. Đây là bộ răng hình thành giai đoạn quan trọng nhất của sự tăng trưởng ở trẻ em.
Hàm răng sữa của trẻ sẽ phát triển đến một giai đoạn nhất định (thường là khi trẻ được 5 – tuổi) sẽ lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Do đó việc thay răng sữa đúng thời điểm là rất quan trọng, quyết định đến hàm răng vĩnh viễn sau này có mọc đều đẹp không.
XEM NGAY: Khi Nào Nhổ Răng Sữa Cho Bé Là Thời Điểm Thích Hợp?
Chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào khẳng định chính xác về thời gian thay răng sữa. Tuy nhiên răng sữa và răng vĩnh viễn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Mầm răng vĩnh viễn ở bên dưới sẽ kích thích chân răng sữa tiêu biết, còn răng sữa giúp tạo khoảng trống định hướng răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí trên cung hàm.
Thời gian thay răng sữa ở mỗi trẻ có thể khác nhau, tuy nhiên nhìn chung trẻ sẽ thay răng theo một quy luật như sau:
- 5 – 7 tuổi răng cửa sữa rụng, các răng cửa vĩnh viễn mọc lên
- 7 – 8 tuổi các răng cửa sữa bên rụng thay bằng răng vĩnh viễn cửa mọc.
- 9 – 10 tuổi các răng hàm (cối nhỏ) đầu tiên mọc sau khi các răng hàm sữa nhỏ thứ nhất rụng.
- 10 – 11 tuổi là thời điểm thay các răng nanh sữa
- 11-12 tuổi các răng ham sữa lớn thứ hai sẽ rụng thay vào đó bằng các răng tiền hàm (cối nhỏ).
Răng sữa sẽ thường tự lung lay và rụng đi khi đến giai đoạn thay răng. Tuy nhiên trong một số trường hợp răng sữa lung lay nhẹ hoặc lung lay trước thời điểm thay răng vĩnh viễn khiến ba mẹ lo lắng. Vậy có nên nhổ răng sữa lung lay không?
BẠN CÓ BIẾT: Nhổ Răng Sữa Bao Lâu Mọc Lại Không?
Vậy khi răng sữa lung lay có nên nhổ hay không ?
Răng sữa có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ, chúng giúp trẻ có thể ăn uống, hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng và phát âm được chuẩn xác hơn. Vậy nhổ răng sữa lung lay có nên hay không? Câu trả lời là tùy thuộc vào từng trường hợp hàm răng cụ thể. Một chiếc răng sữa có thời gian lung lay đến khi rụng mất khoảng vài tháng. Do đó, khi răng sữa có dấu hiệu lung lay, răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc lên ba mẹ cần chú ý để có biện pháp xử lý kịp thời, cụ thể như sau:
Răng sữa mới có dấu hiệu lung lay
Trong trường hợp này ba mẹ không nên nhổ răng sữa cho trẻ, bởi nếu nhổ khi răng sữa mới có dấu hiệu lung lay thì răng vĩnh viễn không kịp mọc lên thay thế. Điều này có thể khiến răng vĩnh viễn khó mọc hơn, mọc lên bị lệch lạc. Thêm vào đó, việc răng sữa được nhổ từ sớm sẽ gây đau đớn, sợ hãi cho trẻ nếu không được nhổ đúng cách. Vì vậy, ba mẹ nên đợi răng sữa lung lay hẳn rồi mới nhổ.
ĐỌC THÊM: Nhổ Răng Sữa Chưa Lung Lay Có Được Không?
Răng sữa lung lay nhiều
Khi răng sữa của trẻ đã lung lay khá lâu, gây gây đau nhức thì lúc này việc nhổ răng sữa là cần thiết. Răng sữa khi được nhổ sẽ giúp cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và thời điểm tạo ra hàm răng đều đẹp về sau này. Mặc dù có thể tự nhổ răng sữa tại nhà nhưng đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được sát trùng và nhổ đúng cách.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần lưu ý lý do răng sữa lung lay là do: răng gặp chấn thương va đập mạnh hay mắc phải các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu răng, tụt nướu, viêm tủy,… để biết được có nên nhổ răng sữa lung lay hay không. Bởi vì khi đó răng sữa của trẻ bị tác động bên ngoài làm lung lay, có thể dẫn đến việc phải nhổ răng sớm.
Để biết chính xác tình trạng răng sữa lung lay có nên nhổ không ba mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và có chỉ định nhổ răng phù hợp. Các bác sĩ sẽ chăm sóc và xử lý kịp thời đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ. Lưu ý trong những trường hợp răng sữa lung lay ba mẹ không nên tự ý nhổ răng sữa tại nhà, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
GỢI Ý: Cách Nhổ Răng Sữa Tại Nhà Cho Bé An Toàn, Hiêu Quả
Nhổ răng sữa lung lay cho trẻ ở đâu an toàn?
Tới một thời điểm nhất định răng sữa thường tự rụng, không cần các yếu tố tác động đến bên ngoài. Nếu răng sữa lung lay nhiều và sức khỏe răng miệng trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh lý ba mẹ có thể nhổ tại nhà và lưu ý những điểm sau đây:
- Sát khuẩn tay bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng trước khi nhổ răng sữa cho bé.
- Khuyến khích trẻ dùng tay hoặc lưỡi làm răng lung lay răng để quá trình nhổ nhẹ nhàng, ít gây đau nhức.
- Dùng chỉ nha khoa hoặc miếng gạc sạch để nhổ răng của trẻ. Sau đó đó cho trẻ cắn bông để cầm máu. Lưu ý nhổ theo hướng đẩy ra ngoài miệng để tránh chân răng rụng trong miệng trẻ dễ nuốt vào bụng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc hay ba mẹ không đảm bảo vệ sinh và an toàn khi nhổ tại nhà hãy đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được xử lý đúng cách. Dưới đây là một số bệnh viện chất lượng ba mẹ có thể tham khảo để đưa trẻ đến nhổ răng sữa:
Bệnh viện răng hàm mặt TW Hà Nội nhổ răng sữa lung lay cho trẻ
Khoa răng trẻ em – bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội là một trong những địa chỉ nhổ răng sữa trẻ em uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Đây là một trong những khoa lớn tại bệnh viện, tiếp nhận và xử lý hiệu quả các bệnh lý răng miệng ở trẻ em.
Các bác sĩ tại bệnh viện luôn cập nhật các kỹ thuật nha khoa tiên tiến nhất, phục vụ cho nhu cầu điều trị ngày càng cào của mọi người. Do đó, ba mẹ hoàn toàn yên tâm khi đưa trẻ đến nhổ răng tại bệnh viện
- Địa chỉ: 40A – 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Liên hệ: 04 3928 629
Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương
Khoa răng hàm mặt của bệnh viện Nhi TW không chỉ là nơi điều trị các bệnh lý tổng quát mà còn là địa chỉ được rất nhiều phụ huynh đưa con đến thăm khám răng định kỳ. Các bác sĩ tại bệnh viện rất thân thiện với trẻ giúp trẻ không còn lo sợ khi nhổ răng sữa.
- Địa chỉ: Số 18/879 đường Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội
- Liên hệ: 024 6273 8532
Nhổ răng sữa lung lay tại bệnh viện quân đội TW 108
Là đơn vị sở hữu đội ngũ bác có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nha khoa rất cao. Mức chi phí nhổ răng tuỳ thuộc vào tình trạng răng có phức tạp hay không.
Vì vậy, rất nhiều ba mẹ tin tưởng lựa chọn khoa răng hàm mặt tại bệnh viện để thực hiện quá trình thăm khám và nhổ răng sữa an toàn cho trẻ.
- Địa chỉ: Số 1 trên đường Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội
- Liên hệ: 0967 751 616
Bệnh viện răng hàm mặt TW TP. Hồ Chí Minh
Với hơn 25 hình thành và phát triển, bệnh viện răng hàm mặt TW TP. Hồ Chí Minh là đơn vị chuyên khoa đầu ngành về răng hàm mặt không chỉ ở Sài Gòn mà còn trên toàn quốc. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị máy móc cập nhật hiện đại, hàng năm bệnh viện đã giúp hàng ngàn đứa trẻ có hàm răng đều đẹp và nụ cười tươi xinh. Ba mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện nhổ răng sữa với địa chỉ cụ thể sau.
- Địa chỉ: Thuộc Quận 5 – TP. Hồ Chí Minh
- Liên hệ: 028 3855 6732
CHI TIẾT: Nhổ Răng Sữa Cho Bé Ở Đâu? Tổng Hợp 10 Địa Chỉ Đáng Tin Cậy
Những lưu ý cần nhớ trong giai đoạn thay răng sữa của trẻ
Những điều đặc biệt cần lưu ý dưới đây ba mẹ nên quan tâm khi trẻ thay răng sữa để giúp con có được hàm răng đều thẳng và khỏe đẹp.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách
Đây là việc rất quan trọng giúp răng sữa của trẻ luôn khỏe mạnh đến thời điểm thay răng. Ba mẹ nên tạo thói quen cho trẻ chải răng ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Bên cạnh đó ba mẹ có thể cho trẻ súc miệng nước muối loãng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ sạch sẽ mọi vụn thức ăn và mảng bám còn sót lại.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Việc trẻ ăn gì, không nên ăn gì cũng ảnh hưởng đến quá trình thay răng sữa. Bởi việc ăn nhiều đồ ăn nhiều tinh bột, quá cứng, đồ uống có ga sẽ khiến hàm răng bị yếu đi, mài mòn răng làm răng bị sún và rụng trước thời kỳ thay răng. Theo các chuyên gia, giai đoạn này ba mẹ nên bổ sung vào thực đơn của trẻ các loại thực phẩm giàu chất xơ, có độ cứng vừa phải như: cần tây, cà rốt, thịt bò,…giúp kích thích quá trình rụng răng.
Loại bỏ các thói quen xấu ở trẻ
Trẻ nhỏ thường có một số thói quen ảnh hưởng đến việc thay răng sữa ở trẻ như: đẩy lưỡi, cắn móng tay, chạm tay chưa được vệ sinh vào răng gây nhiễm trùng,… Vì vậy, ba mẹ cần chú ý và nhắc nhở để trẻ bỏ dần các thói quen không tốt này để tránh làm hỏng răng hoặc làm việc nhổ răng sữa trở nên khó khăn hơn.
Như vậy, có nên nhổ răng sữa lung lay hay không đã chúng tôi giải đáp chi tiết trên bài viết. Hy vọng những thông tin này đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp được những thắc mắc của mình xung quanh vấn đề nhổ răng sữa lung lay.
GỢI Ý BÀI VIẾT:
- Nhổ Răng Sữa Cho Trẻ Bao Nhiêu Tiền? Cập Nhật Bảng Giá 2023
- Nhổ Răng Sữa Miễn Phí Cho Bé Ở Đâu? Cần Lưu Ý Những Vấn Đề Gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!