Quá Trình Sâu Răng Trải Qua Mấy Giai Đoạn? Cách Điều Trị Hiệu Quả
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Sâu răng là bệnh lý răng miệng có tỉ lệ mắc phải rất cao ở nước ta. Vậy quá trình sâu răng diễn ra như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh do đâu và làm cách nào để ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn? Hay theo dõi bài chia sẻ của chuyên gia dưới đây để hiểu hơn về bệnh lý này.
Sâu răng là bệnh gì?
Bệnh lý sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc, xâm nhập và tấn công gây ra những tổn thương trên bề mặt răng. Biểu hiện bệnh ban đầu là những lỗ sâu li ti trên bề mặt hay quanh thân răng. Nếu sau một thời gian bệnh không điều trị kịp thời, lỗ sâu sẽ ngày một lớn hơn gây nhiễm trùng và tổn thương tủy răng. Khi đó người bệnh phải chịu nhiều đau đớn và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Theo dấu hiệu lâm sàng, tình trạng răng sâu được chia làm 3 loại chính gồm:
- Sâu ở bề mặt răng: Đây là loại sâu răng thường gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. Các hố sâu trên răng có thể xuất hiện ở bề mặt nhai hoặc giữa kẽ răng.
- Sâu chân răng: Trường hợp sâu chân răng thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là những người nướu răng bị tụt. Khi đó phần chân răng lộ ra, không có lớp men răng bảo vệ, vi khuẩn dễ xâm nhập, gây sâu ở chân răng.
- Sâu răng tái phát: Đây là loại sâu răng hình thành ở quanh vùng trám và mão răng sứ. Nguyên nhân xuất hiện sâu răng tái phát là do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến mảng bám tích lũy lâu ngày dẫn đến sâu răng.
Nguyên nhân gây sâu răng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến quá trình hình thành sâu răng. Thông thường răng bị sâu là do các nguyên nhân như:
- Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn bám trên bề mặt răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến răng bị sâu. Các loại vi khuẩn này sản sinh và tiết ra những chất hữu cơ, polyore, enzyme thủy phân chất lòng trắng trứng để hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng. Sau đó chúng bám vào răng và hình thành các đốm khuẩn, các đốm khuẩn tiếp tục phát triển tấn công răng gây ra sâu răng.
- Sử dụng nhiều đường: Đường trong các thực phẩm hằng ngày là một trong những “thủ phạm” chính gây nên răng sâu. Người thường xuyên sử dụng nhiều bánh kẹo ngọt, nước có gas sẽ có tỉ lệ mắc sâu răng cao hơn bình thường.
- Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng là rất quan trọng tuy nhiên không phải cá nhân nào cũng coi trọng nó. Trường hợp không vệ sinh thường xuyên sẽ làm cho vi khuẩn có hại sinh sôi. Theo thời gian, các mảng bám thức ăn dư thừa, vôi răng tích tụ và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sâu răng hôi miệng phát triển.
- Cấu trúc răng: Cấu trúc răng cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của răng miệng. Nếu răng mọc đều, các khớp cắn đều, răng chắc khỏe, men răng trắng bóng sẽ có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Còn trường hợp hàm răng mọc không đều, khớp cắn chênh lệch nhau, răng bị vỡ, nứt khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây sâu răng.
Quá trình sâu răng phát triển như thế nào?
Bệnh sâu răng không phải xuất hiện đột ngột mà quá trình sâu răng diễn ra âm thầm từ năm này sang năm khác, từ nông đến sâu và từ nhẹ đến nặng. Căn cứ theo triệu chứng và tình trạng răng bị sâu có thể chia thành 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn vi khuẩn mới xâm nhập chuyển hóa mảng bám trên răng thành acid có hại tấn công bề mặt răng tạo nên những vết màu trắng đục. Giai đoạn này tình trạng sâu răng sẽ không có cảm giác và không đau.
- Giai đoạn 2: Nếu trên bề mặt răng hình thành các lỗ màu đen nhỏ, dần phát triển lớn hơn và tạo thành lỗ sâu màu đen đó là bệnh đã phát triển ở giai đoạn 2. Đây là giai đoạn sâu răng đã tấn công vào men và ngà răng. Trường hợp này người bệnh có cảm giác đau nhức nhẹ, ê buốt khi ăn các loại thức ăn nhạy cảm.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn bệnh đã trở nên nặng hơn, vùng bị sâu đã chạm đến lớp mềm của răng. Nếu không có giải pháp điều trị kịp thời, sâu răng tiến dần đến tủy và gây viêm tủy cấp tính. Người bệnh có cảm giác đau nhiều hơn, đặc biệt cơn đau xuất hiện dữ dội về ban đêm.
- Giai đoạn 4: Khi bị viêm tủy nếu không chữa trị răng sẽ chết, tủy răng thối và nhiễm trùng đi vào xương gây ra các tình trạng nguy hiểm như viêm khớp, viêm mô tế bào, viêm xương hàm,… Ở giai đoạn này, bệnh cảm thấy đau nhức vô cùng, ăn uống rất khó khăn, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý và sinh hoạt.
Các giai đoạn của sâu răng có biểu hiện khác nhau, càng ở giai đoạn nặng càng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Khi nắm rõ quá trình phát triển của răng sâu sẽ giúp người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Đọc thêm: Sâu răng ăn vào tủy là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa trị
Cách điều trị theo các giai đoạn sâu răng
Mỗi giai đoạn sâu răng thường có cách điều trị bệnh riêng giúp mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là cách điều trị răng sâu theo từng giai đoạn cụ thể:
Điều trị sâu răng giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, sâu răng chưa ảnh hưởng nhiều nên việc điều trị rất đơn giản và có thể trị khỏi hoàn toàn bằng các cách điều trị nha khoa sau:
- Tái tạo phần răng sâu: Nha sĩ sẽ sử dụng hỗn hợp nha khoa gồm phosphate, calcium và fluoride trám vào vị trí răng sâu. Hỗn hợp này sẽ giúp lỗ bị sâu thu hẹp, từ đó ngăn chặn tình trạng sâu phát triển nặng hơn và lây lan sang các răng bên cạnh.
- Sử dụng dung dịch có hàm lượng flour cao: Khi dung dịch flour tiếp xúc trực tiếp với bề mặt răng, chất apatit có trong men và ngà răng sẽ phản ứng lại tạo thành hợp chất flour apatit có độ bền chắc cao. Hợp chất flour apatit có tác dụng bảo vệ được bề mặt răng, ngăn chặn sự phát triển của răng sâu.
Bên cạnh đó, giai đoạn sâu răng này có thể điều trị bằng các biện pháp dân gian ngay tại nhà như:
- Súc miệng nước muối: Dùng nước muối pha loãng không chỉ làm sạch vòm miệng mà còn có tác dụng ngăn ngừa triệu chứng đau, nhức do răng sâu hiệu quả. Người bệnh mỗi ngày súc miệng nước muối từ 1 – 2 lần, nhất là vào sáng sớm và trước khi đi ngủ sẽ có hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng trà xanh: Trà xanh có tính chất kháng khuẩn cao và giúp ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của sâu răng. Bên cạnh đó, loại lá này còn có thể giúp làm lành áp xe, viêm nướu. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn dùng 1 nắm lá trà xanh nấu với nước để súc miệng hàng ngày.
- Sử dụng tỏi: Tỏi chứa các hoạt chất có tính sát khuẩn, kháng viêm rất tốt. Do đó người bệnh có thể dùng tỏi giảm đau nhức răng sâu bằng cách lấy 1 tép tỏi, giã nát cùng vài hạt muối tinh. Sau đó chắt lấy nước cốt tỏi rồi thấm vào bông sạch và chấm lên vị trí răng bị sâu.
Trị sâu răng giai đoạn 2
Giai đoạn 2 của quá trình sâu răng vi khuẩn đã tấn công vào lớp men răng, gây cảm giác đau nhức nhẹ và khó chịu. Biện pháp nha khoa giúp điều trị sâu răng hiệu quả trong giai đoạn này là làm sạch lỗ sâu răng để loại bỏ vi khuẩn và và trám răng để bịt kín lỗ sâu.
Hiện nay, chất trám được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: Sứ, nhựa composite, amalgam, kim loại thường, kim loại quý,… Tùy vào mức độ răng sâu và điều kiện tài chính của khách hàng mà nha sĩ chỉ định sử dụng loại chất liệu phù hợp.
Ở giai đoạn bệnh này, ngoài thực hiện hàn trám răng, bệnh nhân cũng nên hỗ trợ điều trị sâu răng bằng cách sử dụng các mẹo dân gian. Tuy nhiên, tình trạng sâu đã tấn công vào ngà răng nếu chỉ áp dụng mẹo dân gian sẽ không trị khỏi bệnh.
Khắc phục răng sâu giai đoạn 3
Giai đoạn 3 tình trạng sâu răng đã xâm nhập vào tủy, nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Phương pháp khắc phục tình trạng bệnh phù hợp nhất là mài bớt men răng và bọc răng sứ lên bên trên để bảo vệ răng tối đa.
Bọc sứ giúp ngăn chặn sự lây lan của các vi khuẩn gây sâu răng, đồng thời bảo vệ phần chân và tủy răng phía trong. Bên cạnh đó, phương pháp này giúp cải thiện chức năng ăn nhai tốt hơn.
Ở giai đoạn sâu răng này, bệnh nhân cần hạn chế ăn các thức ăn nhạy cảm để tránh gây thêm tác động xấu cho răng. Bên cạnh đó nên sử dụng thêm các loại thuốc trị sâu răng giúp răng hồi phục tốt hơn.
Quá trình điều trị sâu răng giai đoạn cuối
Giai đoạn cuối răng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng nhất và người bệnh cũng phải chịu cơn đau kéo dài gây khó chịu nhất. Sâu răng giai đoạn này áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà sẽ hoàn toàn không có tác dụng.
Giải pháp an toàn cho người bệnh là nên đến nha khoa để thăm khám và được nha sĩ điều trị. Trường hợp sâu răng đã biến chứng gây viêm tủy răng, áp xe răng dẫn đến răng bị chết hoàn toàn thì nhổ bỏ răng là giải pháp tốt nhất. Sau khi lấy toàn bộ chân răng ra, bệnh nhân sẽ được chỉ định trồng răng giả để đảm bảo chức năng ăn nhai.
Biện pháp phòng ngừa quá trình sâu răng hiệu quả
Các biện pháp ngăn ngừa quá trình sâu răng hình thành và phát triển nặng hơn là:
- Cần vệ sinh răng miệng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch mảng bám trong kẽ răng.
- Tránh dùng tăm đâm dọc vào khe răng vì hành động này sẽ gây hở chân răng, chảy máu răng và mòn men răng.
- Cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nhất là canxi giúp răng chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó người bị sâu răng cần hạn chế ăn đồ ngọt, ăn vặt khiến bệnh nặng hơn.
- Một trong những giải pháp giúp phát hiện sớm những vấn đề răng miệng để có biện pháp xử lý kịp thời là thăm khám nha khoa 6 tháng một lần.
Quá trình sâu răng thường diễn ra thầm lặng mà ít bệnh nhân có thể nhận biết ngay từ giai đoạn ban đầu. Vì vậy, biện pháp ngăn ngừa bệnh phát triển tốt nhất đó là bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!