Răng Sứ Bị Hở – Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Bọc răng sứ thẩm mỹ đang là một hình thức nha khoa thu hút được lượng lớn quan tâm từ phía người dùng bởi hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sau khi thực hiện dịch vụ, nhiều người phản hồi lại rằng răng sứ bị hở. Vậy nguyên nhân do đâu xuất hiện tình trạng này cũng như khắc phục như nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có thêm kiến thức hữu ích.
Dấu hiệu nhận biết răng sứ hở
Răng sứ thẩm mỹ luôn là hình thức làm đẹp răng được đông đảo người dùng lựa chọn. Mặc dù vậy, không phải lúc nào kết quả bọc sứ cũng được trọn vẹn. Có rất nhiều trường hợp sau khi thực hiện bọc sứ bị hở và những dấu hiệu sớm nhất để bạn có thể phát hiện ra tình trạng này đó là:
- Vùng giữa nướu và mão răng sứ xuất hiện kẽ hở nhỏ hoặc lớn (tuỳ tình trạng).
- Thức ăn thừa hay bị mắc vào giữa mão sứ và nướu gây cộm và khó chịu.
- Nướu ngày càng tụt xuống, làm cho cùi răng thật bị lộ ra bên ngoài.
- Lúc nhai răng bị cộm, nặng hơn là bị đau nhức và ê buốt, đặc biệt là khi ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Nếu bạn gặp phải những trường hợp như trên, bạn nên tới ngay những cơ sở nha khoa để được thăm khám và phát hiện sớm các nguyên nhân, lên phác đồ điều trị kịp thời. Tránh để lâu phát sinh những biến chứng nguy hiểm khác cho răng miệng.
XEM THÊM: Bọc Răng Sứ Có Tháo Ra Được Không?
Nguyên nhân răng sứ bị hở
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho răng sứ bị hở, trong số đó phổ biến nhất vẫn là do những nguyên nhân sau đây:
Răng sứ sai kích cỡ
Răng sứ bị thiết kế sai kích thước do tay nghề của kỹ thuật viên không đảm bảo. Mỗi người khi thực hiện bọc sứ đều được tiến hành mài và đo răng với tỷ lệ chính xác nhất, đảm bảo cho răng sứ vừa khít trên cung hàm. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn này có bất kỳ sai sót nào, gắn lên mão sứ sẽ không vừa với cùi răng, từ đó tạo ra các khe hở rất mất thẩm mỹ.
Răng sứ kém chất lượng
Hiện nay trên thị trường được chia ra 2 loại răng sứ chính, đó là răng sứ toàn sứ và răng sứ kim loại. Mỗi loại răng sứ này sẽ có cấu tạo cũng như độ bền, độ thẩm mỹ khác nhau. Nhưng cũng chính do sự phổ biến đó nên rất nhiều cơ sở nha khoa kém chất lượng cung cấp những loại răng sứ có nguồn gốc không rõ ràng, không đạt tiêu chuẩn cho phép.
Nếu trong quá trình chế tác, bác sĩ lắp những loại răng sứ kém chất lượng này thì rất có thể phát sinh tình trạng kích ứng, viêm nhiễm hay sưng mủ. Tình trạng này nếu kéo dài, không điều trị kịp thời rất có thể dẫn đến tình trạng mão răng sứ bị hở.
Cũng có lý do khác khi người dùng sử dụng răng sứ kim loại, do loại răng có độ bền không được cao bằng răng sứ toàn sứ, trong quá trình sử dụng, phần kim loại lại bị oxy hoá, khiến đen chân răng. Lâu dần, mão sứ sẽ bị tụt ra khỏi trụ răng.
ĐỪNG BỎ QUA: Hậu Quả Bọc Răng Sứ Kém Chất Lượng Nguy Hiểm Thế Nào?
Keo dán không đảm bảo
Keo dán là vật liệu vô cùng cần thiết, chúng sẽ giúp đảm bảo cho mão sứ được gắn lên răng chắc chắn và bền lâu. Nếu keo dán này kém chất lượng, mão sức sẽ rất dễ bị long, gây vướng hoặc cộm vô cùng khó chịu. Đồng thời, khi người dùng ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, chắc chắn sẽ phải tác động lên mão sứ một lực tương đối lớn.
Lâu dần sẽ khiến cho răng bị lung lay, phát sinh các khe hở. Chính vì vậy, trước khi thực hiện dịch vụ, người dùng nên hỏi rõ nha sĩ về nguồn gốc của keo dán để đảm bảo chất lượng sử dụng lâu dài.
Thực hiện sai kỹ thuật
Kỹ thuật bọc răng sứ tương đối phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn và tay nghề của bác sĩ phải cao. Đặc biệt trong quá trình mài răng thật để làm trụ răng, nếu chỉ cần sai sót về tỷ lệ cũng sẽ khiến cấu trúc răng bị xâm lấn nghiêm trọng. Từ đó, gây ảnh hưởng đến phần chân răng, khiến nướu răng bị tụt dần, xuất hiện hở ở răng sứ và gây tình trạng đau nhức thường xuyên.
Chăm sóc sai cách
Quá trình chăm sóc răng miệng tại nhà cũng cần được lưu ý vì chúng sẽ giúp bạn duy trì độ thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ cho răng sứ. Theo đó, bạn nên chú ý đến cả chế độ ăn, cách vệ sinh sao cho đúng và đủ. Ngoài ra, hãy chú ý hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có màu, đồ uống có gas, các thức ăn cứng và dai. Bên cạnh đó, việc đánh răng 2 lần mỗi ngày, kết hợp thêm dùng nước súc miệng, tăm nước sẽ giúp bạn ngăn ngừa được nguy cơ mắc các bệnh về nha khoa.
CHI TIẾT: Cách Chăm Sóc Răng Sứ Giúp Bảo Vệ Răng Miệng Hiệu Quả
Làm thế nào để khắc phục tình trạng răng sứ bị hở? Địa chỉ khắc phục uy tín
Trong tất cả các trường hợp bọc răng sứ bị hở, bạn cần tới ngay các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, không nên chủ quan mà để lâu, vì điều đó rất dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm khác.
Tuỳ vào tình hình hở của răng sứ mà nha sĩ sẽ đưa ra cho bạn cách khắc phục phù hợp nhất, như tháo mão răng sứ cũ ra và bọc lại bằng mão răng sứ mới. Đây là phương án giải quyết phổ biến nhất, áp dụng trong đa số trường hợp.
Bên cạnh đó, trong trường hợp cùi răng thật còn thô, không phù hợp với mão sứ thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê và mài lại răng. Trong những trường hợp bị hở răng sứ lâu ngày, đã phát sinh tình trạng bị viêm nhiễm hay các bệnh lý nha khoa khác, bác sĩ bắt buộc phải xử lý dứt điểm trước khi bọc lại mão sứ mới.
Nếu bạn đang băn khoăn trong việc tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để khắc phục tình trạng răng sứ bị hở, thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây của chúng tôi:
- Trung tâm nha khoa ViDental: Địa chỉ ngụ tại số 30, đường Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline liên hệ là 0987.933.309.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn: Địa chỉ tại số 1256-1258 Võ Văn Kiệt, Phường 10, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Hotline liên hệ của bệnh viện là 1800.6836.
- Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec: Hiện bệnh viện đã có 7 cơ sở, tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Hải Phòng, Quảng Ninh và Kiên Giang.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội: Ngụ tại số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hotline liên hệ và cấp cứu 0243.826.9727.
KHÁM PHÁ NGAY: Bọc Răng Sứ Ở Đâu Tốt? Tổng Hợp 12+ Địa Chỉ Hàng Đầu
Tại sao phải xử lý sớm tình trạng răng sứ bị hở?
Răng sứ bị hở lâu ngày nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Đó chính là lý do khi phát hiện ra những dấu hiệu răng sứ bị hở, bạn cần tới ngay các cơ sở nha khoa điều trị. Một số biến chứng thường gặp nhất khi răng sứ bị hở đó là:
- Ảnh hưởng thẩm mỹ: Răng sứ bị hở sẽ khiến cho thẩm mỹ hàm răng xuống cấp nghiêm trọng, khiến cho nụ cười thiếu tự tin vì chân răng bị lộ. Bên cạnh đó, khi vi khuẩn tấn công vào những kẽ hở đó, sẽ làm những kẽ hở bị chuyển màu đen, rất lộ khi nói chuyện giao tiếp hàng ngày.
- Đau nhức, hôi miệng: Răng sứ bị hở sẽ tạo điều kiện cho các mảng bám thức ăn thừa dắt lại, khiến vi khuẩn phát triển, gây tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, các mảng bám này tích tụ lâu ngày sẽ khiến cho cùi răng bị tổn thương, gây đau nhức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc ăn nhai.
- Mất răng thật: Răng thật trước khi bọc sứ đã phải mài mòn đi, điều đó đã làm cho răng yếu đi tương đối nhiều. Hơn nữa, khi mão sứ bọc bị hở, vi khuẩn sẽ từ những kẽ hở đó phát triển và tấn công răng thật, gây nên tình trạng sâu răng, viêm nha chu,… Nếu không điều trị sớm, răng thật sẽ ngày càng bị phá huỷ, dẫn đến mất răng.
- Ảnh hưởng hệ tiêu hoá: Khi răng sứ bị hở, chắc chắn một điều là bạn sẽ cảm thấy cộm, nhức và không thoải mái khi ăn nhai. Đôi khi, điều này sẽ khiến phát sinh cảm giác chán ăn và lười nhai. Nếu thức ăn không được nghiền nhuyễn, khi đi xuống sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, xuất hiện tình trạng đau bao tử, đau dạ dày, đau đại tràng,…
Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ nhanh chóng, giúp người dùng tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về các cơ sở nha khoa, lựa chọn sử dụng dịch vụ tại các địa chỉ uy tín để tránh phát sinh tình trạng răng sứ bị hở.
GỢI Ý BÀI VIẾT:
- Những Kinh Nghiệm Bọc Răng Sứ Bạn Nhất Định Phải Biết
- Răng Bọc Sứ Bị Chảy Máu Nguyên Nhân Do Đâu? Khắc Phục Thế Nào?
- Vì Sao Răng Sứ Bị Mẻ? Nguyên Nhân & Cách Xử Lý Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!