Răng Sữa Là Răng Gì? Kiến Thức Về Răng Sữa Bố Mẹ Cần Phải Biết
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên xuất hiện từ khi các bé sinh ra. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn thường hỏi: Răng sữa là răng gì? Chúng có đặc điểm như thế nào, thời gian thay răng và cách chăm sóc loại răng này ra sao. Vậy những thắc mắc này của phụ huynh sẽ được trả lời ngay dưới đây.
Giải đáp: Răng sữa là răng gì?
Có thể hiểu theo một cách đơn giản thì răng sữa là loại răng mọc lên trong thời gian bé đang bú sữa mẹ. Đây là những chiếc răng đầu đời của con, sau này sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Tuy vậy, nhiều người không biết, răng sữa được hình thành từ khi con còn trong bào thai của mẹ. Thời gian răng nhú mọc vào lúc 6 tháng tuổi và kết thúc quá trình mọc răng sữa ở trẻ vào lúc con 2 tuổi rưỡi.
Đặc điểm và vai trò của răng sữa
Cả hàm trên và hàm dưới của con có tổng cộng 20 chiếc răng sữa được chia đều mỗi hàm 10 chiếc. Thời gian mọc răng và vị trí các răng mọc có sự khác nhau giữa các bé bởi do cấu trúc hàm, sức khỏe răng miệng, cấu tạo khớp của mỗi trẻ khác nhau. Bộ răng sữa gắn liền với quá trình phát triển của con từ khi con bắt đầu biết ăn, nhai nên chúng có chức năng cực kỳ quan trọng.
Răng cửa giữa hàm dưới chính là chiếc răng mọc đầu tiên trong đời của bé, khi bé được 6 – 8 tháng tuổi. Mỗi hàm gồm có 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ và 2 răng hàm lớn.
ĐỌC THÊM: Răng Sữa Bị Sâu Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa Đem Lại Hiệu Quả Cao
Công thức tính răng sữa ở trẻ: Số răng sữa = Số tháng tuổi của bé – 4
Công thức tính răng sữa trên chỉ áp dụng cho bé nhỏ hơn 32 tháng tuổi. Tuy nhiên, răng mọc nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào bé đẻ non, yếu hay chế độ ăn uống của con chưa hợp lý. Vì vậy, số răng sữa của con nhiều hay ít hơn so với công thức thì bố mẹ cũng đừng quá lo lắng.
Với đặc điểm của răng sữa:
- Màu sắc của răng là màu trắng đục.
- Hàm răng sữa có nhiều chân: Hàm trên có 3 chân và hàm dưới có 2 chân.
- Trong quá trình răng sữa phát triển, bé dễ gặp phải hiện tượng sâu răng, nhiều bé bị ảnh hưởng men răng.
Răng sữa có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé:
- Giúp bé nhai, cắn thức ăn: Sau thời gian 5 – 6 tháng tuổi, con sẽ được ăn những đồ ăn cứng và mềm. Vì vậy, hàm răng sữa sẽ giúp con nhai những thức ăn này đầu tiên.
- Giúp con phát âm những tiếng đầu tiên: Khi hàm răng sữa không được phát triển bình thường, sẽ dẫn đến con bị nói ngọng, chậm nói hơn bình thường.
- Xương hàm phát triển tốt: Bên cạnh việc cắn và nhai thức ăn, răng hàm sữa giúp cấu trúc xương hàm phát triển tốt.
Như vậy, răng sữa có vai trò cực kỳ quan trọng đối sức khỏe của bé. Chính vì thế, phụ huynh cần quan tâm đặc biệt đến quá trình rụng răng sữa của bé để có cách chăm sóc cho con tốt nhất.
XEM THÊM: Răng Sữa Bị Sâu Có Nên Nhổ?
Quá trình rụng răng sữa như thế nào?
Khi con được 5 – 6 tuổi, bé có biểu hiện lung lay răng và rụng răng sữa dần để răng vĩnh viễn mọc lên. Phần lớn các bé khi lên 4 tuổi đã mọc răng là sớm nhất và trẻ chậm mọc răng nhất là khi lên 8 tuổi. Đặc biệt, bé gái thường thay răng sớm hơn các bé trai.
Khi bộ răng sữa rụng toàn bộ, trẻ sẽ mọc dần răng vĩnh viễn cho đến khi con đạt được 32 chiếc răng trên cung hàm. Trong đó, có 8 chiếc răng cửa, 4 chiếc răng nanh, 8 chiếc răng cối nhỏ, 12 chiếc răng cối lớn.
Ở từng độ tuổi nhất định, trẻ sẽ thay những chiếc răng sữa tương ứng trong hàm răng của mình:
- Răng cửa hàm trên được thay khi bé lên 6 hoặc lên 7.
- Bé thay răng cửa bên khi lên 7 – 8 tuổi.
- Các răng hàm nhỏ được thay khi bé 9, 10 tuổi.
- Răng nanh thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ ở độ tuổi 10 – 11.
- Các răng hàm lớn được thay khi trẻ 11 – 12 tuổi.
Thông thường, răng vĩnh viễn được mọc lên khi rụng răng sữa. Nhưng nhiều khi, răng vĩnh viễn mọc chèn vào răng sữa làm hàm răng trở nên mất cân đối. Chính vì vậy, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám thường xuyên để sức khỏe răng miệng luôn được ổn định.
ĐỪNG BỎ QUA: Răng Sún Có Mọc Lại Được Không?
Một số lưu ý giúp phụ huynh chăm sóc răng sữa ở trẻ nhỏ tốt nhất
Bên cạnh nắm rõ quy trình mọc răng sữa của bé, bố mẹ cần biết cách chăm sóc răng sữa cho con để sức khỏe răng miệng của con được ổn định và phát triển một cách tốt nhất.
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất
Bố mẹ nên biết một số loại thực phẩm tốt cho răng miệng của trẻ và hạn chế cho con dùng những đồ uống, thức ăn có hại đến răng miệng của con:
- Sữa chua: Đây là loại thực phẩm có chứa nhiều canxi giúp xương chắc khỏe.
- Các loại rau, củ, quả tươi: Đây là những loại thực phẩm chứa ít đường nên không có hại đến men răng. Đặc biệt, những loại rau củ như này rất tốt cho sức khỏe của nướu và lợi.
- Các loại thịt: Chứa hàm lượng lớn vitamin B1 và B2 giúp cân bằng nồng độ pH gây ra trong khoang miệng của trẻ.
- Hạn chế những đồ uống, thức ăn chứa nhiều đường và axit như: Các loại kẹo ngọt, nước ngọt đóng chai,…
Vệ sinh sạch sẽ răng miệng
Với từng giai đoạn phát triển thì bố mẹ có những phương pháp chăm sóc răng miệng cho con khác nhau.
Giai đoạn 0 – 6 tháng:
- Bố mẹ sử dụng khăn ướt hoặc gạc ý tế quấn vào ngón trỏ của tay rồi chà lên phần nướu của con.
- Thực hiện đều đặn hàng ngày sau khi bé ăn xong và trước khi đi ngủ ở cả hàm trên lẫn hàm dưới để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Giai đoạn 6 – 12 tháng:
- Đây chính là giai đoạn bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Lúc này, trong khoang miệng của trẻ chảy nhiều nước dãi và bé hay cắn, nhai mọi thứ xung quanh.
- Bố mẹ lấy khăn ướt hoặc gạc y tế quấn vào ngón trỏ của tay và vệ sinh nhẹ nhàng phần nướu cho con.
- Nếu trong thời gian này bé quấy khóc quá nhiều, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho con.
Giai đoạn 12 – 18 tháng:
- Vào thời gian này, bé có thể sử dụng kem đánh răng. Bố mẹ nên chọn cho con những loại bàn chải mềm, kết hợp với loại kem đánh răng dành cho trẻ để bé dễ dàng sử dụng hơn.
- Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho con dùng gạc y tế để vệ sinh khoang miệng cùng phần lưỡi sau khi ăn và trước khi đi ngủ để tránh gây sâu răng cho con.
- Không chỉ vậy, bố mẹ nên đưa con đi chăm sóc răng miệng thường xuyên tại nha khoa, định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
Địa chỉ nha khoa uy tín và nổi tiếng được nhiều bố mẹ đưa bé đến thăm khám và điều trị răng miệng là Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid.
XEM CHI TIẾT: Trẻ Bị Sâu Răng Sữa Phải Làm Sao?
Vậy, tại ViDental Kid có gì mà được nhiều bố mẹ tin tưởng và lựa chọn đến vậy?
- Đội ngũ bác sĩ hàng đầu về điều trị răng miệng, bao gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao. Đây đều là những bác sĩ tốt nghiệp tại các trường Y Dược có tiếng trên cả nước và đã có thời gian công tác tại nước ngoài. Các bác sĩ luôn áp dụng những phương pháp chăm sóc răng miệng hiện đại bậc nhất của nền y học.
- Có đội ngũ nhân viên hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, từ khu vực gửi xe của khách, tới phòng chờ, khu vui chơi cho trẻ trong quá trình đợi thăm khám.
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại được nha khoa đầu tư từ khi bắt đầu thành lập, tất cả đều được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu.
- Mọi chi phí thăm khám và điều trị đều được nhân viên nha khoa công khai minh bạch với khách hàng ngay từ khi tư vấn dịch vụ để khách hàng yên tâm khi cho con sử dụng dịch vụ tại nha khoa.
Trên đây là những thông tin hữu ích có thể giúp cho nhiều bố mẹ trả lời dễ dàng câu hỏi “Răng sữa là răng gì?”. Bên cạnh đó là những phương pháp chăm sóc răng miệng bố mẹ nên thuộc lòng ngay từ hôm nay để con luôn có hàm răng chắc khỏe. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho phụ huynh trong quá trình chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ lúc bé có những chiếc răng đầu tiên.
GỢI Ý BÀI VIẾT:
- Trẻ Bị Sâu Răng Sưng Má Có Đáng Lo?
- Răng Sữa Mọc Thưa Do Đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!