Đau Răng

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Đau răng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng đang có vấn đề. Tùy theo nguyên nhân các triệu chứng đi kèm, mức độ đau răng có thể khác nhau ở từng đối tượng. Tình trạng này có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, gây tổn thương cho răng hay thậm chí là mất răng vĩnh viễn [1].

Nguyên nhân chủ yếu của đau răng có thể kể đến như sâu răng, viêm nướu, các bệnh về tủy,... [2]. Để giảm đau, khách hàng có thể áp dụng các mẹo tại nhà hay đến các trung tâm để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị [3]. ViDental Kid là một trong những trung tâm mà bạn có thể an tâm khi lựa chọn sử dụng [4].

Nhức răng kéo dài có thể gây hậu quả gì?

Nếu tình trạng đau nhức diễn ra quá lâu mà chưa có biện pháp khắc phục, rất có thể bạn sẽ gặp phải những hậu quả như sau:

  • Nhiễm trùng: Đau nhức răng kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng răng hoặc viêm nặng ở mô mềm xung quanh răng. Tình trạng này cần phải có phương hướng điều trị cụ thể và được các bác sĩ có tay nghề cao xử lý, tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng.
  • Tổn thương vĩnh viễn cho răng: Tình trạng đau nhức kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng, bạn có thể gặp tình trạng hoặc gãy răng.
  • Mất răng: Nếu tình trạng đau nhức là do các bệnh lý răng miệng xâm nhập và sâu trong men răng. Lúc này, nguy cơ mất răng là vô cùng cao, gây ảnh hưởng tới việc ăn nhai và thẩm mỹ của toàn hàm.
  • Căng thẳng: Bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, căng thẳng nếu như tình trạng đau răng diễn ra trong thời gian dài. Làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như việc sinh hoạt hàng ngày.

 

Nguyên nhân diễn ra tình trạng đau răng

Các cơn đau có thể xuất hiện với các mức độ, hình thức khác nhau như đau dữ dội, đau ê ẩm hoặc ê buốt răng. Bên cạnh đó, nó có thể tự phát sinh hoặc do bị một yếu tố nào đó kích thích.

Nguyên nhân phổ biến

Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau răng bao gồm:

  • Sâu răng: Răng sâu khiến lớp men dễ dàng bị phá hủy, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào phá hủy ngà răng gây nên tình trạng đau nhức khó chịu. Khi mức độ tổn thương tăng cao, buồng tủy răng bị viêm nhiễm ở diện rộng là lúc các cơn đau nhức răng dữ dội “ghé thăm”. Lúc này, răng bị mất khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài và trở nên nhạy cảm hơn.
  • Bệnh về nướu: Bệnh nướu răng hay còn gọi là viêm nha chu rất nguy hiểm vì chúng thường xuất hiện và phát triển nhanh. Không chỉ là các cơn đau răng sưng nướu bình thường, viêm nha chu có thể gây nhiễm trùng ổ răng. Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời bạn sẽ phải nhổ bỏ răng thật.
  • Viêm tủy: Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, làm cho tủy răng sưng lên. Ở giai đoạn đầu, răng bạn chỉ hơi nhạy cảm khi dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Tuy nhiên, càng về lâu, các cơn đau sẽ càng tồi tệ hơn, nguy cơ mất răng là điều khó tránh khỏi.
  • Áp xe răng: Có thể nói áp xe răng là biến chứng nguy hiểm từ việc nhiễm trùng chóp răng hoặc các bệnh lý về răng miệng khác. Các túi mủ chứa dịch viêm dần được hình thành và thậm chí gây sưng má. Bệnh có nguy cơ lây lan nếu túi mủ bị vỡ nếu không được phát hiện sớm.
  • Mọc răng khôn: Khi chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng ở người trưởng thành mọc lên, có nhiều trường hợp sẽ bị đau nhức do không gian mọc răng chật hẹp, thậm chí là không có. Điều này dẫn đến hậu quả răng khôn bị mắc kẹt giữa xương hàm và nướu. Thêm vào đó, do vị trí không thuận tiện cho việc vệ sinh răng nên nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng nướu, đau nhức răng hàm hay sâu răng là rất cao.
  • Viêm xoang: Mũi và miệng là hai bộ phận có liên kết với nhau. Vì thế viêm xoang có khả năng ảnh hưởng tới vị trí xương hàm trên. Bệnh lý hô hấp này cũng là nguyên nhân khiến răng bị đau và trở nên rất nhạy cảm.

Tình trạng sâu răng nghiêm trọng
Tình trạng sâu răng nghiêm trọng

Nguyên nhân ít gặp

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến nêu trên, bệnh đau răng còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân ít gặp khác như sau:

  • Bị đau răng sưng lợi sau quá trình điều trị nha khoa: Sau khi bọc hoặc trám răng, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Mức độ nhạy cảm sẽ tăng nếu nguyên nhân điều trị bắt nguồn từ lỗ răng sâu. Cho dù vấn đề điều trị răng miệng là cần thiết nhưng đôi khi nó có thể gây kích ứng dây thần kinh. Từ đó dẫn đến cơn đau buốt răng phát sinh. Các cơn đau này sẽ giảm dần và kết thúc khi sức khỏe răng miệng được phục hồi.
  • Nghiến răng: Người có thói quen nghiến răng thường thực hiện hành vi này trong vô thức vào lúc ngủ. Nhiều người không biết rằng, thói quen này có nguy gây tổn thương cho răng. Đôi khi nó còn kích thích các dây thần kinh và khiến răng trở nên nhạy cảm.
  • Gãy răng, nứt răng: Việc gãy răng có nguy cơ bị lộ lớp ngà, thậm chí là tủy khiến các dây thần kinh trở nên nhạy cảm hơn. Đôi khi rất khó để phát hiện ra răng đã bị gãy dù vết gãy nứt đã lan sâu vào bên trong răng. Đây là nguyên nhân gây đau nhức mỗi khi người bệnh cắn hay nhai.
  • Nướu bị tụt để lộ chân răng: Nướu răng là phần bao phủ và giúp bảo vệ chân răng chắc khỏe. Khi phần nướu bị tụt do bất kỳ nguyên nhân nào cũng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Bạn có thể bị những cơn ê buốt “tấn công” đặc biệt là khi đánh răng hoặc rít miệng.
  • Rối loạn nội tiết tố: Nguyên nhân này thường xuất hiện phổ biến ở chị em phụ nữ. Khi nội tiết tố thay đổi do tuổi dậy thì, tiền mãn kinh hay cả khi mang thai đều có ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể. Thời điểm sức đề kháng kém đi là lúc vi khuẩn dễ dàng tấn công trong khoang miệng và gây ra cảm giác đau lợi răng (đau nướu).
  • Thiếu hụt dưỡng chất: Canxi, Vitamin A, C, D3 là những loại dưỡng chất quan trọng giúp hình thành và phát triển cấu trúc răng. Việc cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất có thể khiến sức khỏe răng lợi bị suy giảm. Lợi trở nên nhạy cảm, răng bị đau buốt.
  • Hệ miễn dịch kém: Phần lớn bệnh răng miệng bị tấn công chủ yếu do các vi khuẩn có hại. Nếu sức đề kháng kém cộng với việc vệ sinh răng miệng không tốt có thể khiến các bệnh lý răng miệng biến chứng nguy hiểm.

Các cách chữa trị tình trạng đau nhức răng hiệu quả

Tùy theo tình trạng khởi phát cũng như mức độ đau răng, bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa trị đau nhức răng hiệu quả được nhiều người tin tưởng và áp dụng thành công.

Mẹo dân gian chữa đau răng tại nhà

Tuy không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn các bệnh lý về nha khoa nhưng việc áp dụng các mẹo dân gian khi răng chỉ mới chớm đau, tình trạng còn nhẹ sẽ giúp hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc giảm đau. Đồng thời ngăn ngừa các tác dụng phụ không mong muốn của các loại thuốc Tây.

Một số mẹo dân gian chữa đau răng tại nhà đơn giản gồm có:

  • Ngậm nước muối: Phương pháp trị đau răng bằng nước muối không chỉ được dân gian công nhận mà còn được các bác sĩ chuyên gia khuyên dùng. Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp răng miệng sạch sẽ hơn, các thành phần trong nước muối biển sẽ giúp sát trùng và loại bỏ những vi khuẩn có hại.
  • Tỏi: Không chỉ là gia vị được sử dụng phổ biến trên bàn ăn của nhiều gia đình Việt. Tỏi còn có khả năng bảo vệ răng miệng khỏi các loại vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh chỉ cần nghiền nát tỏi cùng một ít muối, đắp hỗn hợp này lên vùng răng đau.
  • Trà bạc hà: Tinh chất trong bạc hà có khả năng gây tê nhẹ, làm dịu các cơn đau và cải thiện mùi hôi khoang miệng hiệu quả. Cách làm trà bạc hà cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đem hãm 10 lá bạc hà với 100ml nước đôi trong vòng 20 phút. Để nước nguội rồi sử dụng, có thể uống hoặc dùng để súc miệng. Trường hợp không có sẵn lá bạc hà, người bệnh có thể dùng túi lọc trà để thay thế. Lấy túi trà đã qua sử dụng, đắp lên vùng răng bị đau trong vài phút là tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện.
  • Trị đau nhức răng sâu, đau buốt răng cửa bằng lá ổi: Trong lá ổi có chứa hợp chất astringents - chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp nướu săn chắc và giảm đau nhức răng hiệu quả. Bạn cho lá ổi đun sôi cùng 1 ít muối biển trong khoảng 10 phút để các tinh dầu ngấm ra nước. Sau đó, chờ cho nước nguội rồi dùng để súc miệng hàng ngày. Thực hiện 2 -3 lần một ngày để giảm đau nhức răng miệng.

Tỏi còn có khả năng bảo vệ răng miệng khỏi các loại vi khuẩn gây bệnh
Tỏi còn có khả năng bảo vệ răng miệng khỏi các loại vi khuẩn gây bệnh

Tây y trị đau nhức răng

Trị đau nhức răng bằng phương pháp Tây y là biện pháp cho kết quả nhanh chóng và triệt để. Vì vậy, ngoài bà bầu thì đây được coi là hướng điều trị được nhiều người lựa chọn hiện nay. Dựa theo mức độ đau răng sưng nướu, bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận chính xác về phác đồ điều trị. Bạn có thể chỉ cần dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa nếu bác sĩ thấy cần thiết.

Dùng thuốc điều trị

Có rất nhiều loại thuốc được dùng trong điều trị các bệnh lý về răng miệng nói chung và đau nhức răng nói riêng. Cụ thể như sau:

  • Nhóm thuốc giảm đau thường được dùng như Paracetamol, Aspirin…
  • Nhóm kháng sinh họ Beta lactam, Metronidazole.
  • Thuốc Benzocain gây tê giảm đau cục bộ.
  • Thuốc kháng viêm Steroid.
  • Thuốc điều trị giảm đau, kháng viêm Acetaminophen 500mg.
  • Viên uống bổ sung vitamin A, B2, C, D3 giúp tăng sức khỏe răng miệng.

Can thiệp thủ thuật nha khoa

Trường hợp sử dụng thuốc Tây y mà vẫn không mang lại hiệu quả, điều này có nghĩa bệnh đã diễn biến xấu hơn và cần phải can thiệp bằng các thủ thuật nha khoa khác. Cách xử lý một số bệnh lý gây đau nhức răng cụ thể như sau:

  • Áp xe răng: Viêm chân răng có mủ sẽ không thể khỏi hoàn toàn bằng cách điều trị bình thường. Do đó, các nha sĩ sẽ tiến hành trích rạch chân răng để hút hết mủ. Sau đó sẽ làm kín vết thương để ngăn vi khuẩn xâm nhập trở lại. Lúc này việc sử dụng thêm thuốc kháng sinh, nước súc miệng là điều không thể tránh khỏi.
  • Làm sạch, trám răng sâu: Răng sâu là một trong những lý do khiến răng đau nhức không khỏi. Với những lỗ răng sâu nông, bác sĩ sẽ vệ sinh và trám để ngăn vi khuẩn tiếp tục làm hại răng. Nghiêm trọng hơn, nếu sâu răng đã vào tủy thì cần điều trị lâu dài hoặc nhổ bỏ hoàn toàn chiếc răng bị sâu.
  • Gắn chỉnh mão răng bị gãy nứt: Đây là một phương pháp chỉnh nha phổ biến và đem lại hiệu quả cao. Phần mão răng được bổ sung sẽ giúp răng ổn định, đồng thời giúp bảo vệ răng tốt hơn.

Để đảm bảo các thủ thuật nha khoa được tiến hành an toàn, đảm bảo vệ sinh và có hiệu quả. Bạn nên tìm tới các cơ sở nha khoa uy tín được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, bác sĩ thực hiện cần có kỹ thuật giỏi và chuyên môn cao.

Các bài thuốc Đông y chữa đau răng

Theo Đông y, nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng là do các bệnh lý liên quan đến tạng phủ, do đó người bệnh cần kết hợp giữa điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa trị đau răng hiệu quả thông qua các bài thuốc dưới đây:

  • Bài thuốc 1: Sắc 1 thang gồm sinh địa 12gr, đương quy 10gr, tế tân 6gr, bạch chỉ 10gr, liên kiều 10gr, hoàng liên 10gr, xuyên tiêu 5gr, khổ sâm 10gr, ô mai 10gr, cát cánh 6gr, cam thảo 6gr. Sắc và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Thục địa 16gr, đan bì 9gr, sơn thù du 12gr, hoài sơn 12gr, trạch tả 9gr, tri mẫu 10gr, phục linh 9gr, hoàng bá 6gr. Sắc 1 thang, chia thành 3 lần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Sinh địa 12gr, đương quy 10gr, tế tân 6gr, bạch chỉ 10gr, liên kiều 10gr, bạch chỉ 10gr, khổ sâm 10gr, cát cánh 6gr, hoàng liên 10gr, xuyên tiêu 5gr, cam thảo 6gr, ô mai 10gr. Đen sắc 1 thang, chia thành 3 lần và uống hết trong ngày.

Các vị thuốc Đông y cần được bốc theo đúng người đúng bệnh
Các vị thuốc Đông y cần được bốc theo đúng người đúng bệnh

Các bài thuốc Đông y từ thảo dược sẽ giúp phát huy tối đa tác dụng khi được gia giảm theo đúng tỷ lệ. Liều lượng bốc thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và mức độ đau răng của mỗi người. Vì vậy, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở Y học cổ truyền để được bốc thuốc đúng người, đúng bệnh.

Lý do điều trị đau răng tại ViDental Kid

  • ViDental Kid là nơi cung cấp dịch vụ đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả.
  • 100% bác sĩ tại ViDental là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Nha khoa trẻ em, có hơn 10 năm kinh nghiệm thực tiễn và tay nghề cao.
  • Toàn bộ dụng cụ và thiết bị được sử dụng trong quá trình thăm khám và điều trị đều được khử khuẩn và tiệt trùng thường xuyên, đảm bảo vệ sinh an toàn.
  • Quy trình thăm khám và điều trị được thực hiện nhanh chóng, chính xác và không gây đau nhức quá nhiều cho trẻ.

bs-quanganh

Bác sĩ Quang Anh

  • Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
  • Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM

Công tác và giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều nha khoa, bệnh viện Quốc tế lớn như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec và thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng.

Biện pháp ngăn ngừa đau răng

Thông thường các cơn đau đều xuất phát từ tình trạng sâu răng do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Vậy nên việc tuân theo các quy tắc vệ sinh răng miệng chuẩn y tế là biện pháp ngăn ngừa đau răng tốt nhất hiện nay. Bên cạnh đó bạn cũng không nên bỏ qua những lời khuyên sau đây:

  • Súc miệng với sung dịch chuyên biệt hoặc nước muối biển pha loãng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám còn sót lại sau quá trình đánh răng.
  • Với những trường hợp răng quá nhạy cảm thì không nên đánh răng quá mạnh, bởi điều này dễ dẫn đến ê buốt và chảy máu lợi.
  • Để có thể ăn những món mình thích, bạn có thể chế biến chúng thành những món ăn dạng mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như súp, cháo hoặc canh.
  • Trường hợp nếu răng khôn mọc không đúng chỗ cần loại bỏ ngay để tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
  • Khi ăn cần nhai thức ăn bằng cả hai hàm để tránh nguy cơ lệch khớp cắn.
  • Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ cần khắc phục để tránh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra tình trạng đau nhức khó chịu.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa chất kháng khuẩn và ngừa hôi miệng để hạn chế các bệnh lý răng miệng dẫn tới đau buốt răng.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải lưỡi để làm sạch toàn bộ khoang miệng.
  • Nên thăm khám nha khoa thường xuyên 1 năm 2 lần nhằm kịp thời phát hiện cũng như khắc phục các tổn thương dẫn tới bệnh đau răng.

Dùng chỉ nha khoa giúp bảo vệ nướu, làm sạch răng
Dùng chỉ nha khoa giúp bảo vệ nướu, làm sạch răng

Đau răng nên ăn và không nên ăn gì?

Để hạn chế cơn đau gia tăng cũng như tránh tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng hơn, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý và thông minh hơn.

Đau nhức răng nên sử dụng thực phẩm gì?

Các thực phẩm khi bị đau răng nên sử dụng gồm có:

  • Khi răng đang bị tổn thương và đau nhức, các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt nên được ưu tiên sử dụng. Điều này sẽ giúp làm giảm áp lực lên răng bị tổn thương, bên cạnh đó nó cũng giúp bạn ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng hơn. Cháo hay súp xay nhuyễn thêm các loại rau củ và thịt là lựa chọn thích hợp trong trường hợp này.
  • Các loại thức ăn có nhiều chất xơ như: Rau diếp, rau xà lách, dưa chuột, dưa gang, dâu tây, táo,.. sẽ làm sạch các kẽ răng trong quá trình chà xát và giúp tuần hoàn máu ở chân răng hoạt động tốt hơn. Với trường hợp đang bị đau nhức răng, bạn có thể thái hoặc xay nhỏ để bổ sung vitamin cho cơ thể cũng như củng cố “sức mạnh” cho răng.
  • Bổ sung những thực phẩm giàu canxi, photpho, vitamin B. Bởi sự cân bằng của photpho và canxi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của răng.

Người bị đau răng cần hạn chế ăn gì?

Đau răng cấm nên kiêng ăn gì để hỗ trợ giảm bớt sự xuất hiện của các cơn đau nhức hành hạ ngày đêm? Dưới đây là một số lời khuyên và lưu ý mà bạn cần nắm rõ:

  • Hạn chế sử dụng những thức ăn có tính cay nóng, lạnh buốt hoặc các đồ uống có gas,... bởi chúng dễ kích thích đến nướu và làm nướu tổn thương. Khi nướu bị tổn thương, tình trạng đau nhức răng miệng là điều khó tránh khỏi.
  • Hạn chế ăn những đồ ăn khiến hàm phải hoạt động và dùng nhiều lực tác động như thức ăn cứng, dẻo, dai.
  • Khi răng lợi bị sưng tấy không nên ăn xôi, đồ nếp,... vì có thể làm gia tăng tình trạng phù nề, sưng tấy, đau nhức răng lâu khỏi.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường ngọt, chất kích thích như thuốc lá hoặc cafe để tránh làm tổn hại đến men răng và khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Ngoài việc tuân thủ theo chế độ ăn được nha sĩ khuyên, người bệnh nên chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt. Hãy chải răng đúng cách 2 ngày lần trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để tránh làm răng lợi tổn thương. Đồng thời có thể kết hợp với các cách chữa răng đau tự nhiên tại nhà để khiến tình trạng này nhanh chóng dứt điểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo