Viêm Loét Miệng

bs-quanganh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Quang Anh
  • Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
  • Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM

Viêm loét miệng là tình trạng bề mặt niêm mạc miệng có những tổn thương, vết loét nông, xuất hiện chủ yếu ở môi, dưới lưỡi, nướu, trong má. Vết loét này có thể kéo dài 5 - 7 ngày rồi tự phục hồi, tuy nhiên một số trường hợp tổn thương lan rộng gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và dễ mắc nhiều bệnh lý răng miệng khác [1].

Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét miệng như người bệnh cắn vào má, lưỡi khi ăn, ăn uống thiếu chất, không khoa học, uống ít nước, tác dụng phụ của thuốc hoặc do bệnh lý toàn thân khác [2].

Để điều trị viêm loét miệng có thể áp dụng mẹo dân gian, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp chế độ ăn uống, chăm sóc tại nhà [3].

Viêm loét miệng có hại không?

Tình trạng viêm loét miệng có thể gây ra nhiều tác hại đối với người bệnh như:

Viêm loét miệng gây ra cảm giác đau nhức khó chịu
Viêm loét miệng gây ra cảm giác đau nhức khó chịu

  • Gây đau nhức khó chịu: Viêm loét miệng xuất hiện với những tổn thương, vết loét trên bề mặt niêm mạc miệng gây đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống.
  • Ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai: Tình trạng viêm loét miệng với cảm giác đau rát khó chịu chắc chắn sẽ gây khó khăn cho hoạt động ăn nhai, người bệnh không thể ăn uống bình thường, đặc biệt là thực phẩm có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, đồ chua, cay, mặn. Một số trường hợp còn bỏ ăn khi bị loét miệng dẫn đến suy nhược cơ thể.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh nha khoa khác: Viêm loét miệng nếu không được xử lý kịp thời sẽ dễ bị viêm nha chu, viêm nướu, nhiễm trùng khoang miệng, vô cùng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nên viêm loét miệng

Hiện nay, nguyên nhân gây viêm loét miệng vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra một số yếu tố có khả năng hình thành và kích thích bệnh tái phát, có thể kể đến như:

  • Vết loét hình thành do người bệnh vô tình cắn vào má, lưỡi, ăn thực phẩm khô cứng hoặc dùng bàn chải đánh răng không phù hợp, chải răng quá mạnh gây ra vết trầy xước. Đây được xem là nguyên nhân chính làm xuất hiện viêm loét miệng ở trẻ em.
  • Nếu ăn nhiều thức ăn nóng hoặc quá lạnh khiến niêm mạc miệng bị bỏng nhiệt, từ đó gây ra các vết loét.
  • Một số trường hợp ăn uống thiếu chất, không bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cũng làm tăng khả năng bị loét niêm mạc miệng.
  • Việc ăn quá nhiều thức ăn, gia vị có tính acid hoặc cơ thể nhạy cảm với cà phê, trứng, dứa, phomat, socola cũng tiềm ẩn nguy cơ bị loét miệng.
  • Uống ít nước chính là yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh. Lý do là bởi khi lượng nước bổ sung cho cơ thể không đủ dẫn đến tình trạng thiếu nước bọt, khoang miệng bị khô và không được làm sạch. Đặc biệt ở trẻ nhỏ thường ít đánh răng khiến vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về răng miệng, nhất là viêm loét miệng.
  • Công việc, học tập và những vấn đề trong cuộc sống khiến chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng, stress kéo dài, từ đó sức đề kháng giảm, niêm mạc miệng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị vi khuẩn, vi nấm tấn công và hình thành vết loét.
  • Viêm loét miệng có thể hình thành nếu bạn sử dụng thuốc Tây y không đúng cách hoặc lạm dụng gây ra tác dụng phụ là ức chế hoạt động của tuyến nước bọt, tăng hiện tượng khô miệng và gây viêm loét.
  • Một số trường hợp bị bệnh truyền nhiễm ở miệng như thủy đậu hay nhiễm trùng herpes cũng là yếu tố làm xuất hiện vết loét miệng.
  • Những nguyên nhân khác khiến bệnh lý này hình thành có thể kể đến như mắc bệnh về đại tràng, ruột non, bệnh viêm toàn thân hoặc tình trạng suy giảm hệ miễn dịch,....

Cách điều trị bệnh viêm loét miệng hiệu quả nhất

Bệnh viêm loét miệng thường gây cảm giác đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn đó là bị viêm loét miệng do herpes, bệnh tự miễn, ung thư tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cơ thể nên cần được thăm khám, điều trị từ sớm.

Tùy từng tình trạng, mức độ bệnh, bạn có thể điều trị hiện tượng này bằng mẹo dân gian, dùng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ.

Nên tìm cách điều trị bệnh từ sớm để tránh biến chứng
Nên tìm cách điều trị bệnh từ sớm để tránh biến chứng

Dùng mẹo dân gian

Nếu bạn bị loét miệng ở thể nhẹ, khởi phát do các nguyên nhân như thói quen sinh hoạt không đúng, chế độ ăn thiếu chất, căng thẳng, stress, tác dụng phụ của thuốc Tây y, hoàn toàn có thể dùng mẹo dân gian để cải thiện. Phương pháp này được lưu truyền từ xưa, cho đến nay vẫn đảm bảo tính hiệu quả và an toàn do sử dụng những nguyên liệu sẵn có.

  • Dùng nước súc miệng chuyên dụng: Tại vết loét miệng thường tồn tại nhiều vi khuẩn, vi nấm nên việc sử dụng nước súc miệng có thể tiêu diệt tác nhân gây hại, kích thích tái tạo tế bào mới và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trong miệng. Người bệnh pha loãng nước súc miệng này với nước ấm, dùng để súc miệng 2 - 3 lần mỗi ngày, kiên trì đến khi hiện tượng viêm loét được kiểm soát.
  • Sử dụng trà hoa cúc: Trà hoa cúc được biết đến là thức uống có lợi cho cơ thể, không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp đẩy lùi nhiều chứng bệnh khác nhau. Theo nghiên cứu, loại trà này có chứa hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau và phục hồi tổn thương nhanh chóng. Khi bị nhiệt miệng, bạn lấy một ít hoa cúc khô cho vào ấm, tráng qua một lượt với nước sôi rồi cho nước sôi vào hãm trong 5 - 7 phút, sau đó dùng trà này súc miệng 3 - 4 lần mỗi ngày.
  • Mật ong: Có thể bạn chưa biết, mật ong không chỉ là tốt cho hệ tiêu hóa, dùng trong làm đẹp mà còn có khả năng đẩy lùi hiện tượng viêm loét miệng. Nguyên liệu này có chứa thành phần hoạt chất có lợi, giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, giảm đau rát, sưng đỏ, thích hợp dùng để điều trị nhiệt miệng. Bạn dùng mật ong nguyên chất thoa lên vết nhiệt miệng mỗi ngày từ 3 - 4 lần, duy trì cho đến khi các triệu chứng được đẩy lùi.
  • Dùng dầu dừa: Tương tự như mật ong, dầu dừa chứa acid lauric tự nhiên cũng mang đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, kích thích phục hồi tổn thương, tái tạo tế bào mới. Do đó khi bị viêm loét miệng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dầu dừa để giảm hiện tượng sưng viêm, giảm đau và ngăn ngừa những biến chứng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản đó là dùng dầu dừa nguyên chất thoa lên vị trí nhiệt miệng, mỗi ngày từ 2 - 3 lần. Tránh tiết và nuốt nước bọt sau khi bôi để hoạt chất tác động lên vết thương tốt hơn.

Dùng thuốc

Dùng thuốc Tây y được xem là biện pháp trị viêm loét miệng cho hiệu quả nhanh chóng, đẩy lùi các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Thuốc có thể sử dụng cho cả trường hợp bệnh nặng và bệnh nhẹ. Tuy nhiên để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng.

Sử dụng thuốc bôi theo đúng chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc bôi theo đúng chỉ định của bác sĩ

Một số loại thuốc trị viêm loét miệng lưỡi được đánh giá cao đó là:

  • Thuốc bôi Oracortia: Đây là loại thuốc steroid dạng thuốc mỡ, hỗ trợ giảm viêm, tránh tổn thương lan rộng và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Ưu điểm của thuốc là cho hiệu quả nhanh chóng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Thuốc Oracortia được chỉ định bôi trực tiếp lên vị trí lở loét, thời điểm tốt nhất là trước khi đi ngủ để không bị ảnh hưởng bởi nước bọt hay thức ăn.
  • Thuốc bôi Kamistad N: Đây là sản phẩm có xuất xứ từ Đức, được các bác sĩ khuyên dùng trong trường hợp nhiệt miệng. Thuốc có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng. Kamistad N có thể dùng cho đối tượng niềng răng hay đeo răng giả, đảm bảo an toàn, lành tính. Cách dùng được khuyến cáo đó là súc miệng sạch, thoa gel lên vết thương ngày 3 lần, trong khi dùng thuốc không được ăn uống.
  • Thuốc bôi Zytee RB Gel: Loại thuốc này thường được dùng để giảm đau, sưng viêm, đẩy lùi cảm giác khó chịu cho người bị viêm loét miệng. Zytee RB Gel có khả năng giảm đau nhanh, chỉ sau 3 - 4 phút sử dụng và tác dụng kéo dài trong 4 giờ. Tuy nhiên sản phẩm cũng gây ra một số tác dụng phụ như mẩn đỏ, ngứa rát, buồn nôn, sưng mí mắt nên bạn phải hết sức thận trọng. Cách dùng Zytee RB Gel đó là nhỏ 1 - 2 giọt gel thuốc lên đầu ngón tay trỏ, xoa nhẹ lên vị trí viêm, mỗi ngày từ 3 - 4 lần.
  • Mouthpaste: Một trong những loại thuốc nhiệt miệng hiệu quả cao được nhiều người tin dùng đó là Mouthpaste. Sản phẩm được điều chế ở dạng gel, dùng trong trường hợp viêm loét miệng, đau khi mọc răng, tổn thương do mang răng giả, nắn chỉnh răng, viêm lợi, môi khô do thời tiết. Khi sử dụng, bạn lất lượng gel nhỏ bằng hạt đậu thoa lên vị trí bị tổn thương, thực hiện ngày từ 2 - 3 lần và không dùng liên tục quá 8 ngày, đồng thời không bôi ở khu vực rộng.

Lý do nên lựa chọn ViDental để chữa viêm loét miệng

Khi cần chăm sóc răng miệng, điều trị bệnh nha khoa, bạn nên lựa chọn ViDental vì tại đây đáp ứng được tất cả các tiêu chí về đội ngũ bác sĩ, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất,... Cụ thể:

  • ViDental có 100% bác sĩ đạt chứng chỉ nha khoa, được đào tạo bài bản từ các trường Y dược nổi tiếng, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa tổng quát, nha khoa điều trị, nha khoa thẩm mỹ.
  • Trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, liên tục được cập nhật, nhập khẩu từ nước ngoài nhằm hỗ trợ bác sĩ thăm khám chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đạt kết quả cao nhất.
  • Tại đây khách hàng được sử dụng dịch vụ với quy trình đúng chuẩn Y khoa, toàn bộ thiết bị, dụng cụ được khử khuẩn, làm sạch trước, sau khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho khách hàng, tránh lây nhiễm chéo.
  • Tất cả chi phí dịch vụ được công khai minh bạch, không phát sinh ngoài, đặc biệt có nhiều ưu đãi khuyến mãi cho khách hàng.

 

bs-quanganh

Bác sĩ Quang Anh

  • Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
  • Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM

Công tác và giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều nha khoa, bệnh viện Quốc tế lớn như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec và thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng.

Một số câu hỏi thường gặp về viêm loét miệng

Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh vì nếu không thận trọng trong chế độ ăn uống sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Món ăn trẻ cần kiêng khi bị nấm miệng: Thực phẩm nhiều đường và tinh bột, hải sản, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều chất béo [1].
  • Thực phẩm trẻ nên ăn khi bị nấm miệng: Sữa chua, nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin C, tinh bột nghệ, nước chanh [2].
  • Ngoài chế độ ăn uống, phụ huynh cũng nên chú ý đến cách vệ sinh, sinh hoạt tại nhà và tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ để giúp con đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng [3].
Xem chi tiết:

Viêm nướu răng khởi phát bắt nguồn từ việc không được vệ sinh răng miệng đúng cách. Để điều trị viêm nướu răng hiệu quả, ngoài việc thăm khám ở nha khoa bạn cũng cần có một chế độ ăn uống hợp lý. Bạn nên bổ sung thêm chất xơ, vitamin, mật ong, Acid Lactic trong bánh mì, sữa trong bữa ăn hằng ngày [1]. Một vài thực phẩm mà bạn cần tránh như đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường, cà phê, thuốc lá, rượu bia,... [2] Để tránh gặp tình trạng viêm nướu, hãy vệ sinh răng miệng thật sạch sẽthăm khám răng miệng định kỳ [3].

Xem chi tiết:

Viêm nướu chân răng hiểu đơn giản là tình trạng vi khuẩn, mảng bám tích tụ nhiều trên răng và gây nên tình trạng viêm các vùng mô nướu xung quanh [1]. Một vài loại thuốc phổ biến chữa viêm nướu chân răng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như Thảo dược Nha Chu Tán hay các loại thuốc Tây y [2]. Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm nướu chân răng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh biến chứng xảy ra [3].

Xem chi tiết:

Lưu ý để cải thiện và phòng ngừa bệnh

Viêm loét miệng là bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể tái phát liên tục khi gặp các yếu tố thuận lợi, do đó để cải thiện hiệu quả và phòng tránh bệnh, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Nếu chưa biết chính xác bản thân có bị viêm loét miệng hay không, hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân và mức độ bệnh, tránh nhầm lẫn với một số bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Người bệnh nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể, hạn chế ăn thực phẩm chua, cay, nóng, thức ăn nhanh nhiều dầu lỡ.
  • Không dung nạp thực phẩm dai cứng, quá nóng hoặc quá lạnh, loại bỏ cà phê, nước ngọt có gas và một số chất kích thích khác.
  • Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, không để bản thân rơi vào tình trạng áp lực, stress sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học, ăn ngủ đúng giờ, thường xuyên tập thể dục thể thao, bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp, không tác động lực mạnh vào miệng, ưu tiên dùng nước muối súc miệng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo