Bé 9 Tháng Chưa Mọc Răng Có Sao Không? Cần Làm Gì?
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Bé 9 tháng chưa mọc răng có phải vấn đề nghiêm trọng không là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ lo lắng khi nhìn thấy các bé khác mọc răng ngay từ tháng tuổi thứ 6 – 7. Vậy có phải con đang bị chậm mọc răng không? Trường hợp này phụ huynh nên xử lý như thế nào? Mời các bậc phụ huynh tham khảo những thông tin về tình trạng mọc răng của bé 9 tháng hiện nay.
Tiến trình mọc răng của bé mẹ cần biết
Trước khi tìm hiểu bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không, cha mẹ cần có cái nhìn tổng quan về hành trình mọc răng của con trẻ. Thông thường, thời gian để bé phát triển răng hoàn toàn là từ 25 – 33 tháng.
Bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên vào tháng thứ 6, trong 12 tháng đầu đời, con sẽ mọc tổng cộng khoảng 6 chiếc răng. Hầu hết là răng cửa ở hàm trên và hàm dưới.
Khi bé được khoảng 13 – 20 tháng tuổi, con bắt đầu mọc chiếc răng hàm đầu tiên và ở hàm trên. Đến tháng thứ 14 – 18, bé phát triển chiếc răng hàm đầu tiên ở hàm dưới (răng hàm số 6). Khoảng từ 23 – 33 tháng tuổi, những chiếc răng hàm thứ 2 (răng số 7) ở cả hàm trên và hàm dưới sẽ hoàn thiện.
Tiến trình mọc răng sữa thường kéo dài và hoàn thiện đủ 20 chiếc răng cho đến khi con được khoảng 2,5 tuổi. Đây là bước đánh dấu cho hàm răng sữa hoàn thiện, sau đó bé sẽ thay răng vĩnh viễn khi con lên 5 – 6 tuổi.
Xem thêm: Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì tốt nhất? Lời khuyên từ chuyên gia
Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không?
Theo dõi tiến trình mọc răng ở trẻ, mẹ có thể thấy con thường sẽ mọc răng bắt đầu vào tháng thứ 6. Tuy nhiên cũng sẽ có bé mọc răng sớm hoặc mọc răng chậm. Vậy trẻ 9 tháng tuổi chưa mọc răng có được coi là chậm không? Trong trường hợp này, bé 9 tháng răng mới bắt đầu nhú được xem là mọc răng chậm.
Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Tình trạng mọc răng chậm không gây nguy hiểm nhưng có tác động rất lớn đến sức khỏe răng miệng của con. Răng mọc chậm sẽ khiến thời gian răng rụng và mọc răng mới bị thay đổi. Ngoài ra, tình trạng sún răng, sâu răng sữa ngay khi răng còn đang ở dưới nướu hoàn toàn có thể xảy ra.
Tại sao bé 9 tháng hay 12 tháng chưa mọc răng, câu trả lời còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bởi quá trình răng sữa của trẻ phát triển có thể bị ảnh hưởng bởi lượng canxi cơ thể nạp, do yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp,… Hoặc đơn giản là bé hoàn toàn khỏe mạnh nhưng có tốc độ phát triển răng chậm hơn các bé cùng tuổi khác.
Cha mẹ thấy con đã 9 tháng tuổi nhưng chưa mọc răng cần theo dõi hết sức cẩn thận. Khi thấy con chậm mọc răng, điều mẹ cần làm là lưu ý hơn về chế độ dinh dưỡng của bé. Đồng thời phụ huynh nên lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ chuyên môn về dưỡng chất nên bổ sung cho bé ở giai đoạn này.
Trong trường hợp con ăn ngủ ngoan, sức khỏe bình thường, mẹ hãy xem xét về yếu tố di truyền như trước đây bố mẹ còn nhỏ có bị mọc chậm răng hay không. Tình huống con răng mọc chậm có kèm theo hiện tượng quấy khóc, không chịu ăn uống hay bú, phụ huynh nên cho con tới bác sĩ để khám chữa kịp thời.
Những biện pháp kích thích mọc răng cho trẻ nhỏ
Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Để giúp con nhanh mọc răng hơn mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau đây tại nhà:
- Bổ sung vitamin D: Bé bị mọc chậm răng do không đủ canxi cung cấp cho hoạt động phát triển xương và răng. Bởi vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng thông thường, mẹ cần chú ý tăng cường vitamin D cho con. Hãy cho bé sử dụng các món ăn giàu vitamin D trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời tích cực cho con ra ngoài vận động, tắm nắng. Ánh nắng mặt trời giúp trẻ hấp thu và tổng hợp vitamin D một cách tốt nhất, hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi canxi trong cơ thể toàn diện.
- Cho trẻ ăn dặm: Bắt đầu vào tháng thứ 6, mẹ nên tiến hành cho trẻ ăn dặm. Một số cha mẹ thường cho con ăn dặm vào tháng thứ 4 nhưng lúc này hệ tiêu hóa của con chưa ổn định, bé dễ bị tiêu chảy, táo bón. Việc ăn dặm với những thức ăn lợn cợn sẽ giúp răng lợi của trẻ được kích thích dễ mọc hơn, đồng thời thức ăn được bổ sung đa dạng hơn nhiều so với sữa, bột thông thường.
- Mát xa nướu hàng ngày: Nướu răng chắc khỏe sẽ giúp bé rút ngắn thời gian mọc răng, đồng thời đảm bảo sức khỏe răng miệng sau này luôn khỏe mạnh. Do đó, mỗi ngày cha mẹ nên dành thời gian để mát xa nướu nhẹ nhàng cho con. Phương pháp này giúp kích thích răng dưới nướu trồi lên và giảm đau trong suốt quá trình mọc răng cho trẻ nhỏ.
- Vệ sinh miệng cho trẻ nhỏ: Việc vệ sinh khoang miệng cũng là điều vô cùng cần thiết để tránh cho bé gặp phải tình trạng sún răng, sâu răng khiến răng mọc chậm. Sau khi bú hoặc ăn xong, mẹ nên cho con uống nước lọc để tráng miệng. Ngoài ra mỗi ngày cha mẹ cần rơ miệng cho bé từ 1 – 2 lần để đảm bảo vi khuẩn được tiêu diệt.
Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không cũng như hướng xử lý răng mọc chậm cho trẻ nhỏ. Hy vọng với những thông tin này, mẹ sẽ biết cách chăm sóc trẻ một cách tốt nhất và giúp bé chóng mọc răng. Phụ huynh cũng nên đưa trẻ đến thăm khám nha sĩ để đảm bảo việc điều trị răng mọc chậm được chính xác nhất.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!