Trẻ Chậm Mọc Răng Nên Bổ Sung Gì? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Mọc răng là giai đoạn phát triển của trẻ, đánh dấu sự “lớn khôn” của cơ thể trẻ để dần thích nghi với môi trường sống. Do đó, tình trạng bé mọc răng chậm cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều cha mẹ. Vậy tình trạng răng mọc chậm là như thế nào? Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì là tốt nhất? Cùng theo dõi chia sẻ dưới đây của chuyên gia để làm rõ hơn vấn đề này.
Chậm mọc răng là như thế nào? Quá trình mọc răng của trẻ?
Chậm mọc răng là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ trong thời kỳ mọc răng sữa. Răng mọc chậm một vài tuần hay 1 tháng không phải là vấn đề đáng ngại. Tuy nhiên các nha sĩ cho biết, nếu sau 12 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa mọc một chiếc răng sữa nào thi khi này có thể khẳng định trẻ bị mọc răng chậm.
Tình trạng răng mọc chậm ở trẻ có thể do yếu tố dinh dưỡng hoặc sinh lý không ổn định. Khi trẻ có dấu hiệu mọc chậm răng ba mẹ nên đưa trẻ tới gặp nha sĩ để thăm khám và có kế hoạch can thiệp kịp thời. Bởi nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới các biến chứng không tốt cho hàm răng của trẻ về sau như: sâu răng, viêm nướu, răng vĩnh viễn mọc lệch…
Theo tài liệu của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi và hoàn thành đủ hàm răng sữa khi lên 2,5 tuổi. Nhìn chung quá trình mọc răng ở trẻ diễn ra theo nguyên tắc như sau:
- Tháng thứ 6 chiếc răng cửa đầu tiên bắt đầu nhú lên khỏi hàm.
- Tháng 11 – 12 tuổi mọc đủ 2 răng cửa hàm trên và 2 răng cửa hàm dưới
- Hoàn thiện đủ 8 răng cửa vào tháng thứ 15
- Vào khoảng 19 tháng tuổi trẻ sẽ mọc 4 răng hàm nhỏ
- Tháng thứ 24 mọc răng nanh với số lượng 4 răng.
- Bước sang tháng thứ 27 mọc hoàn thiện 4 răng số 4 và kết thúc quá trình mọc răng sữa đủ 20 răng ở cả hai hàm.
- Răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu quá trình mọc khi trẻ 6 – 12 tuổi.
- Răng khôn sẽ mọc muộn hơn, thường sau khoảng sau 17 tuổi mới bắt đầu có dấu hiệu mọc.
- Số răng của trẻ thông thường được tính bằng số tháng tuổi trừ đi 4.
Tuy nhiên ở mỗi trẻ tiến trình mọc răng sữa có thể khác nhau, không có quy chuẩn cụ thể nào chính xác cho từng mốc mọc răng ở bé. Có những bé mọc rất sớm từ lúc 2 – 3 tháng tuổi, có bé 8 – 9 tháng tuổi mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên và cũng có bé hơn 3 tuổi nhưng vẫn còn đang mọc răng sữa. Vậy tại sao trẻ mọc răng bị chậm dù được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng?
Nguyên nhân gây ra tình trạng mọc răng chậm ở trẻ
Trẻ chậm mọc răng do khá nhiều yếu tố khác nhau như do sinh lý của trẻ hoặc chế độ ăn uống chưa hợp lý. Dưới đây là một số nguyên nhân gây khiến răng sữa của trẻ mọc chậm bạn có thể lưu lại để theo dõi cho trẻ tại nhà.
- Di truyền: Yếu tố di truyền có những ảnh hưởng nhất định đến tình trạng chậm mọc răng ở trẻ. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ hay người thân đã bị mọc răng chậm thì việc bé bị chậm mọc răng là chuyện bình thường, không có gì đáng lo ngại.
- Trẻ bị thiếu canxi: canxi là dưỡng chất quan trọng trong việc hình thành và phát triển của xương hàm và răng ở trẻ, đặc biệt là ở giai đoạn mọc răng. Vì vậy, nếu chế độ ăn uống của trẻ không đủ canxi hoặc mẹ không cho trẻ uống đủ sữa trong 6 tháng đầu sau sinh cũng là nguyên nhân gây răng mọc chậm.
- Trẻ sinh non: Khi trẻ được sinh ra thiếu tháng, thiếu ngày cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ mọc răng chậm cao hơn so với những đứa trẻ khác.
- Do suy giáp: Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém, không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể. Việc này gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ, trong đó có cả việc răng mọc chậm. Đây là trường hợp khá nghiêm trọng nên ba mẹ cần đưa trẻ đến nha khoa điều trị, tránh những biến chứng nặng nề về sau.
- Nhiễm khuẩn khoang miệng: Nếu trẻ bị viêm nướu, viêm nhiễm lợi, nướu bị tổn thương cũng có thể dẫn làm răng mọc chậm. Bởi những mảng bám và vi khuẩn phát triển trong khoang miệng có thể khiến cho lợi bị tổn thương và hệ quả là răng trẻ sẽ khó mọc lên được. Khi này miệng trẻ sẽ có mùi hôi hay bị đau nhức quấy khóc.
- Thiếu vitamin D: Nếu không đủ vitamin D sẽ làm cơ thể trẻ không thể sử dụng canxi để hoàn thiện cấu trúc xương và răng khiến răng mọc chậm hơn. Nguồn vitamin D tốt nhất chính là ánh nắng mặt trời nên ba mẹ hãy bổ sung kịp thời cho trẻ hàng ngày.
- Còi xương, suy dinh dưỡng: Khi trẻ chậm mọc răng kết hợp với thể chất kém phát triển như cân nặng giảm, chiều cao thấp, không ngủ ngon giấc, hay quấy khóc,… cũng khiến răng mọc muộn hơn so với những trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt.
- Trẻ mắc một số bệnh lý: Với những trẻ mắc căn bệnh như hội chứng Down, tuyến yên hoạt động bất thường,… thường mắc phải tình trạng chậm mọc răng.Tuy nhiên, yếu tố này cần phải kiểm tra thật kỹ mới xác định được đúng nguyên nhân.
Ba mẹ không cần quá lo lắng khi con chậm mọc răng và không nên so sánh với các trẻ khác vì thời điểm mọc răng của mỗi trẻ không giống nhau. Nếu thấy hơn 1 tuổi bé vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng sữa ba mẹ có thể đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để bác sĩ thăm khám và kiểm tra xem có vấn đề gì bất thường không.
Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì ba mẹ đã biết?
Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? Đầu tiên, khi thấy trẻ có dấu hiệu trẻ 9 tháng tuổi chưa mọc răng hay trẻ mọc răng chậm ba mẹ cần xác định đúng nguyên nhân khiến con bị chậm mọc răng để có giải pháp khắc phục hiệu quả:
- Nếu do di truyền: Cần kiên nhẫn chờ đợi đến khi chiếc răng đầu tiên của con “chào đời”.
- Nếu do trẻ thiếu canxi hoặc do còi xương: Ba mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung những dưỡng chất còn thiếu cho trẻ.
- Với trẻ bị suy tuyến giáp hay mắc phải những bệnh lý khác cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng mọc răng chậm nếu nguyên nhân gây ra là do chế độ dinh dưỡng mà ba mẹ có thể tham khảo:
Thay đổi thói quen hàng ngày
Bổ sung canxi: Việc bổ sung canxi khi trẻ mọc chậm răng là rất cần thiết với những trẻ bị thiếu canxi. Trẻ được bú sữa mẹ đủ trong 6 tháng đầu có thể cung cấp nguồn canxi cần thiết. Còn nếu sử dụng dưới dạng thuốc cần phải được chỉ định từ bác sĩ.
Tắm nắng cho trẻ: Bên cạnh đó, ba mẹ hãy bắt đầu tắm nắng vào buổi sáng cho trẻ lúc 1 tháng tuổi và duy trì cho đến khi biết đi. Tắm nắng khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày giúp cơ thể trẻ tự tổng hợp vitamin D và tăng khả năng hấp thụ canxi tốt nhất.
Xem thêm: Bật mí mẹo cho bé chậm mọc răng đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà
Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ
Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ có tác dụng rất lớn đến việc răng trẻ mọc đúng thời điểm và vị trí. Khi trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? ba mẹ hãy bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây:
- Giai đoạn ăn dặm là lúc răng sữa của trẻ đang trong quá trình phát triển nên cần một lượng canxi cao. Do vậy, ba mẹ cần tăng cường dưỡng chất cần thiết này qua việc bổ sung các món ăn như: Các loại rau xanh, trứng, tôm, cá biển, cua,… vào thực đơn ăn uống của trẻ.
- Thực đơn dành cho trẻ chậm mọc răng cần đảm bảo các yếu tố đầy đủ chất đường, đạm động vật, tinh bột, chất béo… Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm dầu ăn trong bột (hoặc cháo) mà trẻ ăn hàng ngày.
- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả tươi mỗi ngày, với những trẻ chưa nhai được ba mẹ có thể ép thành nước sinh tố để cho trẻ uống cũng rất tốt
- Ngoài sữa ba mẹ cũng có thể cho trẻ ăn thêm các bữa phụ với sữa chua, phô mai có nhiều lợi khuẩn tốt cho hàm răng của trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng cho trẻ uống quá nhiều sữa, liều lượng tốt nhất là khoảng 500 – 800ml/ngày
- Tuyệt đối không pha sữa cho trẻ cùng các loại nước bột, nước cháo, nước rau củ hay nước khoáng. Bởi điều này sẽ làm giảm hấp thu lượng canxi của trẻ.
- Một chế độ ăn uống khoa học cho trẻ như: ăn đúng bữa, không ăn vặt,… cũng hỗ trợ khắc phục răng mọc chậm ở trẻ hiệu quả.
- Ngoài ra, nên để trẻ ngủ đủ giấc giúp trẻ ăn uống thoải mái, ngon miệng và tránh suy tình trạng suy dinh dưỡng.
Những lưu ý cần biết để bé có hàm răng khỏe mạnh
Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ trước khi trẻ “nhú” những chiếc răng đầu tiên là rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của trẻ. Vì vậy, ba mẹ hãy lưu ý những một số vấn đề dưới đây để con có được một hàm răng đầy đủ và chắc khỏe.
- Với trẻ dưới 1 tuổi ba mẹ hãy dùng khăn, gạc sạch hay dơ lưỡi để vệ sinh sạch khoang miệng của trẻ. Bên cạnh đó, hãy cho trẻ uống nước khoáng và dạy trẻ thói quen súc miệng sau mỗi bữa ăn.
- Với những trẻ đã mọc răng, tạo thói quen chải răng cho trẻ 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo ba mẹ nên cho trẻ đi khám răng khi bé được 6 tháng tuổi. Việc này giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng của trẻ, nếu trẻ có dấu hiệu mọc răng chậm bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp hỗ trợ cho răng mọc đúng thời điểm.
Khi thấy răng trẻ mọc chậm ba mẹ hãy xem xét nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì trên đây đã giúp ba mẹ có được thông tin cần thiết, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra do răng mọc chậm ở trẻ gây nên.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!