Trẻ Mọc Răng Sớm Nhất Là Mấy Tháng Và Cách Chăm Sóc Tốt Nhất
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Mọc răng là một trong những dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của bé, bởi thế mà rất nhiều phụ huynh quan tâm đến vấn đề này. Có nhiều trường hợp trẻ mọc răng chỉ từ 3 – 4 tháng [1]. Theo các bác sĩ nha khoa, trẻ mọc răng sớm hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì, đây là vấn đề bẩm sinh nên bố mẹ không nên quá lo lắng [2]. Thay vì lo lắng trẻ mọc răng sớm tốt hay xấu, bố mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và cách vệ sinh răng miệng cho bé sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng ngay từ sớm [3].
Trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng? Các dấu hiệu nhận biết
Khi thấy trẻ 3 tháng mọc răng sớm, nhiều phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng không biết điều này có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không.
Thông thường, thời điểm mọc răng ở trẻ thường bắt đầu khi trẻ được từ 6 đến 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp trẻ mọc răng sớm khi trẻ mới chỉ từ 3 – 4 tháng. Khi chuẩn bị mọc răng, trẻ sẽ xuất hiện những dấu hiệu bao gồm:
- Chảy nhiều dãi: Đối với trẻ em, vệc chảy dãi là điều rất bình thường. Thế nhưng nếu như trẻ chảy nhiều dãi hơn hàng ngày, rất có thể đó là dấu hiệu trẻ sắp mọc răng. Nguyên nhân là do cấu tạo khoang miệng của trẻ lúc này còn nông và chức năng nuốt nước bọt chưa linh hoạt sẽ khiến nước dãi chảy ra ngoài.
- Vùng da quanh miệng mẩn đỏ: Khi nước dãi trẻ chảy ra nhiều mà không được làm sạch kịp thời sẽ khiến cho vùng da xung quanh bị viêm nhiễm, nổi mẩn đỏ.
- Ho: Khi chảy nước dãi nhiều sẽ thường khiến cho trẻ bị sặc và ho nhẹ.
- Trẻ muốn cắn, nhai: Khi các răng bắt đầu nhú ra khỏi nướu sẽ tạo cảm giác khó chịu, ngứa lợi cho trẻ. Vậy nên, trẻ thường có xu hướng muốn gặm hoặc cắn bất cứ vật gì xung quanh.
- Tiêu chảy: Trong một số trường hợp, trẻ khi mọc răng có thể bị đi ngoài phân lỏng, đi tướt do rối loạn hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo lắng bởi khi răng mọc lên thì triệu chứng này sẽ dần biến mất.
- Sốt nhẹ: Đây là biểu hiện phổ biến khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên, thân nhiệt của trẻ chỉ tăng lên ít, khoảng từ 38 – 38,5 độ.
- Trẻ quấy khóc, bỏ ăn: Trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc và bỏ ăn do nướu bị sưng, đau nhức và có thể gây ra tình trạng sụt cân.
Xem thêm: Bé 9 Tháng Chưa Mọc Răng Phải Làm Sao, Có Nguy Hiểm Không?
Trẻ mọc răng sớm có sao không?
Với câu hỏi trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng, những trẻ mọc răng khi mới 3-4 tháng tuổi thường được xem là mọc răng sớm. Vậy liệu rằng bé mọc răng sớm có tốt không?
Theo các bác sĩ nha khoa, trẻ mọc răng sớm hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì, đây là vấn đề bẩm sinh nên bố mẹ không nên quá lo lắng. Bởi lẽ thực tế không chỉ có trường hợp trẻ 3, 4 tháng tuổi mọc răng mà còn có những trẻ sơ sinh mọc sẵn 1 – 2 chiếc răng ngay từ khi sinh ra.
Phần lớn những trẻ mọc răng sớm là do di truyền từ bố mẹ hoặc người thân trong gia đình. Điều này có nghĩa là trong gia đình nếu có bố mẹ, anh chị, ông bà mọc răng sớm thì khả năng trẻ cũng thừa hưởng gen này dẫn đến thời điểm mọc răng sớm hơn bình thường.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ mọc răng sớm
Thay vì lo lắng trẻ mọc răng sớm tốt hay xấu, bố mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và cách vệ sinh răng miệng cho bé sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng ngay từ sớm.
Những chất cần bổ sung trong giai đoạn mọc răng
Trong giai đoạn mọc răng, trẻ nhỏ thường sẽ bỏ ăn do lợi bị sưng, đau nhức. Ngoài ra, cơ thể trẻ luôn mệt mỏi nên các mẹ cần chú ý bổ sung nhiều dưỡng chất để tạo điều kiện thuận lợi để răng phát triển cũng như giúp trẻ không bị sụt cân.
Đối với các bé còn bú mẹ, bạn nên cho bé bú nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Với những bé đã ăn dặm, bạn cần lựa chọn nhiều nguồn thức ăn đa dạng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, nên chú ý chế biến thực phẩm thành những món ăn lỏng, mềm sao cho dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Đồng thời, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa.
Để giúp răng mọc chắc khỏe, bạn cũng cần chú ý bổ sung thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng canxi trong thực đơn của trẻ như cá, tôm, các loại quả như cam, dâu… Đây chính là những vi chất thiết yếu có vai trò hình thành và phát triển răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý tăng cường vitamin D từ các thực phẩm như hải sản, sữa, sữa chua, phomai… sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi để tạo điều kiện cho răng phát triển tốt hơn.
Vệ sinh răng nướu cho trẻ
Dù trẻ sơ sinh mọc răng sớm hay mọc răng đúng lịch, việc vệ sinh sạch sẽ răng miệng và nướu cho bé vẫn đều là yếu tố vô cùng quan trọng, điều này sẽ giúp phòng tránh viêm nhiễm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng gạc tiệt trùng quấn vào đầu ngón tay và thấm nước muối sinh lý để lau sạch miệng, nướu và răng.
Khi vệ sinh, bạn cũng nên massage nhẹ nhàng vùng nướu sắp mọc răng của bé. Điều này vừa có thể làm dịu cảm giác đau nhức, khó chịu, vừa giúp cho răng miệng của bé sạch hơn.
Đừng bỏ lỡ: Cách Vệ Sinh Răng Miệng Cho Bé 1 Tuổi An Toàn Và Hiệu Quả Nhất
Hướng dẫn hạ sốt cho trẻ mọc răng sớm
Trong trường hợp việc mọc răng khiến trẻ bị sốt, các mẹ có thể thực hiện các phương pháp hạ sốt tốt nhất cho trẻ như sau:
- Nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ, bạn chỉ cần sử dụng khăn ấm để chườm và lau người cho trẻ để hạ sốt.
- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ, bạn hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều dùng cách nhau từ 4 – 6 tiếng.
- Nếu trẻ sốt trên 39 độ kèm theo những biểu hiện như ngủ li bì, co giật, bạn phải đưa bé tới bệnh viện để điều trị kịp thời .
- Ngoài ra, khi trẻ bị sốt thì bạn nên cho trẻ mặc những bộ đồ thoáng mát, rộng rãi sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng, dấu hiệu thường gặp cũng như cách chăm sóc phù hợp. Phụ huynh nên chú ý theo dõi để đảm bảo tối ưu cho sự phát triển của trẻ.
Xem thêm: Bé bị sún răng phải làm sao? Bật mí cách chữa nhanh hiệu quả nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!