Bé Bị Sún Răng Phải Làm Sao? Các cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Sún răng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em, nếu không xử lý có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến cấu trúc răng, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, giảm khả năng ăn nhai, ảnh hưởng đến phát âm, cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn. Tùy tình trạng và mức độ bệnh mà cách điều trị sún răng ở từng trường hợp không giống nhau.
- Trẻ bị sún răng có thể xử lý bằng mẹo dân gian tại nhà để đảm bảo an toàn như dùng lá trầu không, sử dụng tỏi và húng quế, dùng lá hẹ [1].
- Một số trường hợp điều trị sún răng bằng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ cho hiệu quả nhanh hơn, giảm sưng tấy, đau lợi,.... [2]
- Để ngăn ngừa tình trạng sún răng cho trẻ, phụ huynh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, không để bé dùng nhiều kháng sinh khi không cần thiết, đặc biệt phải thăm khám nha khoa định kỳ để xử lý vấn đề phát sinh [3].
Bé bị sún răng phải làm sao? Các cách trị hiệu quả
Tình trạng sún răng ở trẻ nhỏ gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy bé bị sún răng phải chữa thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp điều trị ngay sau đây.
Mẹo dân gian chữa sún răng đơn giản tại nhà
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà được xem là phương pháp được khá nhiều người tin tưởng và áp dụng hiện nay. Mẹo nhỏ sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, dễ tìm. Vì thế mẹ hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng điều trị thường xuyên cho bé ở nhà mà không cần đi lại. Một vài cách chữa sún răng cho trẻ bạn có thể tham khảo:
Trị sún răng cho trẻ bằng lá trầu không
Lá trầu không trị sún răng, sâu răng được xem là bài thuốc dân gian được truyền lại từ xa xưa đến ngày nay. Lá trầu có chứa các thành phần với đặc tính kháng khuẩn cao, tiêu viêm và làm ấm cơ thể. Nhờ vậy, bạn hoàn toàn có thể dùng loại lá này để làm ngăn chặn quá trình sún răng ở trẻ.
Cách thức tiến hành điều chế đơn giản như sau:
- Lấy một vài lá trầu không già, rửa sạch, để ráo nước.
- Cho vào cối hoặc máy xay giã nhuyễn, đắp lên vị trí răng bị sún hoặc viêm nhiễm.
- Sau khoảng một vài phút, lấy bã trầu không ra và cho trẻ súc miệng lại với nước sạch.
- Bạn cũng có thể đem lá trầu không đun sôi rồi lấy nước thu được cho bé ngậm súc miệng hằng ngày cũng vô cùng hiệu quả.
Tỏi và húng quế
Nguyên liệu tiếp theo bạn có thể sử dụng để chữa sún răng cho trẻ đó là tỏi. Tỏi được dùng phổ biến hàng ngày trong gian bếp của mỗi gia đình Việt Nam. Đây cũng là một phương thuốc Đông y có tính kháng viêm, diệt khuẩn cao, hữu hiệu để đặc trị nhiều bệnh.
- Bạn bỏ vài nhánh tỏi nhỏ giã nát với lá húng quế để tinh dầu tiết ra.
- Sau đó dùng hỗn hợp đó đắp lên chân răng, vùng bị sún của trẻ giúp giảm đau.
- Sau khoảng 7 – 10 phút, cho trẻ súc miệng lại bằng nước sạch.
Lá hẹ trị sún răng
Lá hẹ ngoài công dụng điều trị sốt, cảm cúm ra còn có tác dụng đó chính là trị sún răng. Rất nhiều người đã tin tưởng áp dụng bài thuốc và phản hồi về hiệu quả khá tốt.
Thực hiện:
- Giã nhuyễn lá hẹ đã rửa sạch
- Sau đó tiến hành đắp lên chân răng hoặc vùng bị sún
- Với cách này, bạn có thể giúp trẻ giảm đau, kháng viêm và hạn chế tình trạng sưng lợi.
Trên đây là những phương pháp đơn giản tại nhà mà các bậc phụ huynh nên bỏ túi để trị bệnh sún răng cho các bé. Đặc biệt là khi chưa có thời gian đưa con đến phòng khám nha khoa.
Tuy nhiên, đây chỉ là những mẹo nhỏ có tác dụng hỗ trợ điều trị sún răng. Bạn không được lạm dụng quá đà mà cần theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ thường xuyên. Sau một thời gian không thấy hiệu quả tiến triển tốt thì cần chuyển hướng sang chữa trị chuyên sâu.
XEM NGAY: Top 10 Cách Trị Sâu Răng Cho Bé An Toàn Nhất Tại Nhà
Dùng thuốc Đông y chữa bệnh
Nhiều phụ huynh hoang mang không biết bé bị sún răng phải làm sao để giảm đau đớn, chữa bệnh tận gốc mà đảm bảo an toàn. Để đáp ứng nhu cầu này, bạn có thể tham khảo các bài thuốc Đông y trị sún răng hiệu quả.
Các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên, được phân chia theo đúng tỷ lệ vàng. Vì vậy, bạn có thể yên tâm cho trẻ dùng thường xuyên mà không cần lo lắng đến tác dụng phụ hay kích ứng. Dưới đây là những bài thuốc cải thiện tình trạng sún răng được dùng phổ biến:
Bài thuốc số 1:
Chuẩn bị: 18g lá hương nhu 18g, 10g hoàng cầm, 12g chi tử, 24g rau má, 12g đương quy, 10g hoàng liên, 12g cam thảo và 16g đan sâm.
Cách thực hiện:
- Sắc các tất cả các nguyên liệu ở trên với nước lọc theo tỷ lệ 3:1.
- Chú ý, một thang thuốc sắc lấy được 3 lần, sau đó sẽ cần thay thuốc mới.
- Cho trẻ uống trực tiếp 3 lần/ngày vào sáng, trưa và tối.
- Thời gian lý tưởng nhất là sau khi ăn cơm khoảng 30 phút.
Bài thuốc số 2:
Chuẩn bị: 16g rễ cây xấu hổ, 16g nam hoàng bá, 16g nam tục đoạn, 16g rễ cỏ xước, 12g liên nhục, 12g bạch truật, 10g trần bì và 12g cam thảo.
Cách thực hiện:
- Tiến hành đem sắc những dược liệu ở trên với nước lọc.
- Cho bé uống 1 ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối.
Việc chữa bệnh sún răng bằng đông y đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì, thực hiện đều đặn mới đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, các phụ huynh cũng cần chú ý tham khảo tư vấn của bác sĩ trong việc lựa chọn các bài thuốc đông y chữa sún răng.
THAM KHẢO: Bé Bị Sún Răng Cửa – Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Địa Chỉ Khám Uy Tín
Tây y điều trị sún răng hiệu quả
Tây y giúp chữa trị sún răng trong thời gian ngắn, cho hiệu quả cao. Bác sĩ sẽ chỉ định trẻ dùng kháng sinh trong các trường hợp muốn làm giảm các triệu chứng sún răng gây ra nhưsưng tấy lợi, đau đớn, vùng sún lan rộng.
Ngoài kháng sinh thông thường, dưới đây là một vài loại thuốc điều trị sún răng ở trẻ nhỏ phổ biến hiện nay:
- Các loại thuốc dòng Amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin,… kết hợp cùng với Metronidazol cho tác dụng giảm đau, kháng viêm rất hiệu quả.
- Thuốc kháng sinh họ beta lactam kết hợp cùng với Metronidazol để tiêu diệt vi khuẩn ái khí và vi khuẩn kỵ khí.
- Dòng kháng sinh liều cao: Amoxicillin, Phenoxymethylpenicillin, Spiramycin, Erythromycin, Doxycycline, Metronidazol.
Trong tình huống sún răng đã ở mức nghiêm trọng, răng của bé bị tiêu biến khá nhiều. Cách tốt nhất trong trường hợp này cha mẹ cần đưa bé đi thăm khám tại nha khoa. Bệnh có thể khống chế được, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp trám răng để ngăn chặn sự lây lan. Biện pháp điều trị này không quá đau đớn và thực hiện khá nhanh chóng.
Với trường hợp răng của bé bị sún nặng, vị trí ngày càng lan rộng và gây mòn gần hết răng, bác sĩ sẽ xem xét về độ tuổi của trẻ. Nếu trẻ chưa thay răng sữa, nha sĩ sẽ quyết định nhổ bỏ. Đối với những bé đã mọc răng vĩnh viễn, tùy theo mức độ sún để quyết định nên nhổ bỏ hay không.
Cha mẹ cần lưu ý, việc nhổ bỏ răng sữa cho bé quá sớm sẽ gây ảnh hưởng đến tiến trình mọc răng về sau. Hoặc răng vĩnh viễn khi mọc có thể bị lệch ra khỏi cung hàm tự nhiên. Do đó nếu không thực sự cần thiết, cha mẹ không nên quyết định nhổ răng sữa cho con.
Biện pháp phòng ngừa cho trẻ
Vây là thắc mắc bé bị sún răng phải làm sao đã được giải đáp. Để phòng ngừa tình trạng này, việc đầu tiên cha mẹ cần quan tâm chính là phòng ngừa bệnh ngay tại nhà cho con.
Để làm được điều đó, phụ huynh cần hết sức quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày và thói quen chăm sóc răng miệng của trẻ. Dưới đây là một vài vấn đề bạn cần lưu tâm hơn:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là ưu tiên hàng đầu mà các bậc phụ huynh cần chú ý. Bạn cần thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cho trẻ.
Bên cạnh đó cần cắt giảm lượng đồ ngọt trẻ nạp vào mỗi ngày, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ. Các bữa ăn dặm của bé cũng cần bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu canxi, vitamin để tăng cường sức đề kháng, giúp răng chắc khỏe hơn.
- Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng
Thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách cần được bạn thực hiện ngay từ khi bé chưa mọc răng sữa. Phụ huynh cần chú ý sau khi trẻ bú mẹ hoặc uống sữa, bạn nên sử dụng gạc mềm để làm sạch vùng nướu.
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, bạn hãy cố gắng tạo thói quen đánh răng cho bé bằng cách chải răng đều đặn. Bạn chỉ nên giúp bé trong một vài lần đầu, sau đó hướng dẫn để con tự vệ sinh răng miệng của mình.
Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý cho trẻ sử dụng loại kem đánh răng thích hợp với độ tuổi và lượng fluoride tương ứng. Trong quá trình trẻ thực hiện, cha mẹ nên đứng bên cạnh theo dõi để đảm bảo răng bé đã được chải sạch, hạn chế sâu răng và mùi hôi khó chịu.
XEM THÊM: Cách Vệ Sinh Răng Miệng Cho Bé 1 Tuổi An Toàn Và Hiệu Quả Nhất
- Hạn chế cho trẻ uống kháng sinh khi không cần thiết
Nhiều người xuất hiện tâm lý hoang mang, không biết bé bị sún răng phải làm sao nên đã cho con dùng kháng sinh liều cao. Đây không phải là giải pháp tối ưu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu khác.
Việc sử dụng kháng sinh liều cao khi bé còn quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến răng trưởng thành sau này. Hơn thế nữa, các hiện tượng răng vàng, xỉn màu có thể xuất hiện nếu dùng thuốc không đúng liều lượng. Răng cũng sẽ bị yếu đi, từ đó khiến các phương pháp điều trị sún răng sau này không hiệu quả.
- Thăm khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ là một trong những thói quen vô cùng quan trọng cho trẻ, nhưng khá nhiều phụ huynh vì bận rộn công việc mà quên đi. Để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh sún răng hiệu quả, bố mẹ nên đưa bé đến nha khoa thăm khám sức miệng răng miệng cho trẻ.
Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng cho trẻ toàn diện để phát hiện sún răng sớm giai đoạn đầu. Điều này giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của răng trưởng thành.
Vậy là bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Trẻ bị sún răng phải làm sao? Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý sún răng phổ biến ở trẻ nhỏ, từ đó biết cách điều trị đúng và đảm bảo an toàn. Phụ huynh cũng cần chú ý đến việc xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ để hạn chế bệnh tái phát.
Dịch vụ
Câu hỏi thường gặp
Trẻ 5 tuổi nhổ răng được không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Bác sĩ chuyên khoa cho biết chỉ nên nhổ răng cho trẻ 5 tuổi nếu răng bị nhiễm trùng chân răng, chết tủy hoàn toàn hoặc sâu răng nặng không thể điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm [1].
Phụ huynh nên chú ý một số dấu hiệu sâu răng ở trẻ để kịp thời xử lý, có thể xử lý bằng cách tái khoáng hoặc trám răng thay cho nhổ răng [2].
Răng khôn mọc lên khi nào? Thông thường các mầm răng khôn sẽ xuất hiện khi trẻ khoảng 5 tuổi, tiếp đó men răng được hình thành vào thời điểm 8 - 12 tuổi và răng số 8 bắt đầu nhú lên từ 18 - 25 tuổi. Có nhiều trường hợp 30 hoặc 30 tuổi mới bắt đầu mọc răng khôn [1].
Dấu hiệu nhận biết răng số 8 mọc lên đó là: Đau nhức, sưng lợi, sưng má, mệt mỏi, sốt, hơi thở có mùi hôi, chán ăn,....[2]
Răng khôn mọc lên có thể được chỉ định nhổ bỏ nếu mọc lệch, mọc ngầm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh [3].
Nhiều phụ huynh lo lắng bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao. Tùy vào mức độ sâu răng và tình trạng răng miệng cụ thể, bạn có thể áp dụng biện pháp xử lý tại nhà hoặc đưa con đến nha khoa để điều trị dứt điểm bằng các biện pháp như: Trám răng, tái khoáng, nhổ răng [1].
Bé bị sâu răng hàm thường do ăn nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng sai cách, men răng yếu bẩm sinh, thiếu hụt flo [2]. Cần nhận biết răng sâu cho bé thông qua các dấu hiệu như: Bề mặt răng xuất hiện nhiều đốm đen, có lỗ rỗng màu đen trên răng, bị đau nhức khó chiu, hơi thở có mùi [3].
Không ít người thắc mắc nhổ răng không trồng lại có sao không. Răng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Nếu mất răng không được phục hình sẽ gây ra nhiều hậu quả như: Khả năng ăn nhai giảm, thoái hóa xương hàm, mất thẩm mỹ, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng,.... [1]
Tùy vào kỹ thuật, tình trạng răng miệng, có thể phục hình răng ngay khi nhổ hoặc 2 - 3 tháng sau đó [2]. Có nhiều phương pháp trồng răng giả như: Hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ, trồng răng Implant [3].
Trẻ bị sún răng có mọc lại được không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Tình trạng sún răng làm thay đổi cấu trúc răng, giảm khả năng ăn nhai và ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp.
- Nếu sún răng sớm, trước khi mọc răng sữa thì không cần lo lắng vì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế hoàn toàn.
- Bị sún răng sau khi thay răng sữa tức là cấu trúc răng bị ảnh hưởng, không có khả năng tự phục hồi, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng [1].
- Khi trẻ bị sún răng, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp dân gian như cho con súc miệng bằng nước muối, sử dụng lá trầu không hoặc điều trị tại nha khoa uy tín [2].
Rất nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không. Trên thực tế, tùy từng trường hợp và giai đoạn phát triển mà răng sâu có thể mọc lại hoặc không.
- Răng hàm bị sâu trước khi thay răng sữa vẫn mọc lại được vì răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên sâu răng có thể ảnh hưởng đến quá trình thay răng về sau.
- Răng hàm bị sâu sau khi thay răng sữa không thể mọc lại, chỉ có thể điều trị sâu và lựa chọn biện pháp phục hình tùy vào mức độ sâu cũng như tình trạng răng miệng của bé [1].
- Khi trẻ bị sâu răng, phụ huynh có thể xử lý tại nhà bằng mẹo dân gian như dùng mật ong, ngâm nước muối, sử dụng lá trà xanh hoặc điều trị tại nha khoa với các phương pháp như trám răng, nhổ răng, trồng răng giả [2].
- Chú ý phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ bằng cách tạo thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học, lấy cao răng và thăm khám định kỳ [3].
Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Thông thường, trẻ 6 tuổi sẽ bắt đầu thay răng sữa và khoảng 12 tuổi răng vĩnh viễn mọc lên khá đầy đủ trên cung hàm.
Thời gian mọc răng vĩnh viễn ở trẻ là từ 1 - 2 tháng, trong đó răng cửa sữa mọc trong khoảng 2 - 4 tuần, răng nanh được thay ở 2 - 4 tuần tiếp theo, răng hàm nhỏ vĩnh viễn mọc lên sau khi răng sữa được nhổ 1- 2 tháng và răng hàm lớn thay cuối cùng sau nhổ răng hàm sữa 1 - 2 tháng [1].
Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình mọc răng vĩnh viễn như tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm, thói quen ở trẻ, dinh dưỡng hàng ngày, sức khỏe của nướu [2]. Nếu răng vĩnh viễn mọc chậm có thể gây ra nhiều hệ quả như sưng mủ, sưng má, tác động đến xương hàm, khiến răng mọc lệch lạc, khấp khểnh [3].
Trong trường hợp con nhổ răng sữa lâu mọc lại, nên cho con đến nha khoa thăm khám để tìm cách xử lý ngay [4].
Chi phí nhổ răng sữa cho trẻ có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm, phòng khám, và tình trạng cụ thể của răng. Hiện nay, giá nhổ răng sữa thường dao động từ khoảng 50.000 đến 100.000 đồng mỗi răng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!