Răng Khôn Mọc Khi Nào? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Răng khôn mọc lên khi nào? Thông thường các mầm răng khôn sẽ xuất hiện khi trẻ khoảng 5 tuổi, tiếp đó men răng được hình thành vào thời điểm 8 - 12 tuổi và răng số 8 bắt đầu nhú lên từ 18 - 25 tuổi. Có nhiều trường hợp 30 hoặc 30 tuổi mới bắt đầu mọc răng khôn [1].
Dấu hiệu nhận biết răng số 8 mọc lên đó là: Đau nhức, sưng lợi, sưng má, mệt mỏi, sốt, hơi thở có mùi hôi, chán ăn,....[2]
Răng khôn mọc lên có thể được chỉ định nhổ bỏ nếu mọc lệch, mọc ngầm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh [3].
Răng khôn mọc khi nào?
Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng mọc sau cùng trên khuôn hàm, thời điểm nó bắt đầu nhú lên khỏi nướu sẽ gây đau nhức, sốt nhẹ và căng cứng vùng hàm. Đặc biệt, có nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, đâm vào các răng khác khiến cảm giác đau đớn dữ dội hơn. Tuy nhiên, quá trình mọc của nó có thể kéo dài trong nhiều năm, khiến người bệnh phải chịu những đợt “công kích” mà không hề được báo trước.
Răng khôn mọc khi nào? Các mầm răng khôn sẽ dần xuất hiện vào khoảng 5 tuổi và lớp men răng được hình thành từ 8 – 12 tuổi. Thông thường, độ tuổi mọc răng khôn là từ 18 – 25 tuổi, nhưng vẫn có nhiều trường hợp phải tới tuổi 30 hoặc sau tuổi 30 thì những chiếc răng cuối cùng trên khuôn hàm mới bắt đầu có dấu hiệu nhú lên.
Chính vì vậy, với câu hỏi bao nhiêu tuổi mọc răng khôn sẽ không có câu trả lời cụ thể. Việc khi nào mọc răng khôn còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, không ai giống ai.
Quá trình mọc của răng khôn được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có thể kéo dài trong vài ngày hoặc lên đến vài tuần. Để có đầy đủ 4 chiếc răng mọc hoàn chỉnh trên khuôn hàm, chúng ta phải mất thời gian khá dài, thậm chí là 4 – 5 năm hoặc lâu hơn. Trên thực tế, sự xuất hiện của răng khôn gây ra nhiều tranh cãi bởi nó không đảm nhiệm bất cứ chức năng nào rõ ràng, mà phần lớn là gây phiền toái, đau đớn cho con người.
THAM KHẢO: Bổ Sung Canxi Cho Răng Có Cần Thiết Không, Nên Bổ Sung Thế Nào?
Dấu hiệu răng khôn mọc
Quá trình răng khôn mọc không liên tục, có người mất vài tháng, người lại mất vài năm. Đồng thời, dấu hiệu răng mọc ở mỗi người cũng khác nhau, trong đó có một số triệu chứng thường gặp như:
Gây đau nhức
Dấu hiệu thường gặp nhất khi răng khôn mọc là gây cảm giác đau nhức, khó chịu.
- Trường hợp răng khôn mọc thẳng
Nếu răng mọc bình thường, đâm thẳng lên trên thì dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể cảm nhận được là đau nhức tại vùng lợi quanh răng. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày, sau đó sẽ giảm dần và mất hoàn toàn khi răng mọc đúng vị trí.
- Trường hợp răng khôn mọc lệch
Khi răng khôn bắt đầu mọc lệch, không đúng hướng sẽ bắt đầu những cơn đau nhức, tần suất tăng dần lên. Đặc biệt, quanh khu vực răng khôn mọc luôn có cảm giác đau nhức dữ dội, thậm chí là lấn sang các răng bên cạnh. Sở dĩ khi mọc lệch lại gây đau nhức dữ dội hơn là do răng khôn làm hỏng chân răng kế bên hoặc đâm vào lợi, khiến các dây thần kinh bị chèn ép và lợi bị tổn thương nghiêm trọng.
Nếu tình trạng đau nhức không được giải quyết sớm, răng khôn mọc lệch trong thời gian quá lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Sâu răng, viêm lợi trùm, u nang chân răng…
Gây sưng lợi
Không phải bất cứ chiếc răng khôn nào mọc lên cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tượng sưng đau lợi sẽ luôn xảy ra, mức độ nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp.
- Trường hợp răng khôn mọc thẳng
Ngoài các biểu hiện đau nhức thì đau sưng lợi luôn là triệu chứng đi kèm. Chính vì vậy, trong quá trình mọc răng khôn việc vệ sinh răng miệng đúng cách vô cùng quan trọng. Bởi nếu không chăm sóc đúng cách sẽ là cơ hội thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại tấn công răng miệng, khiến lợi bị nhiễm khuẩn, xuất hiện mủ.
Tương tự như đau răng, tình trạng sưng lợi cũng sẽ dần biến mất sau một vài ngày nếu răng khôn đã mọc đúng vào vị trí của nó và ổn định.
- Trường hợp răng khôn mọc thẳng
Nếu mọc lệch, sau khoảng thời gian đau nhức răng khôn sẽ khiến vùng lợi bị sưng lên, gây ê buốt, thậm chí là co giật. Đặc biệt, không chỉ mình phần lợi phía trên răng, các vùng xung quanh răng cũng bị sưng, khiến gương mặt lệch, mất cân đối.
Trong nhiều trường hợp, răng khôn còn không thể mọc lên phía trên vùng lợi. Bởi thời gian răng mọc khá muộn (18 – 25 tuổi), lúc này xương hàm đã cứng, ổn định, không thể tăng trưởng về kích thước nữa, lợi cũng dày lên và cứng chắc hơn. Ngoài ra, khi nằm theo phương ngang thay vì phương thẳng đứng như bình thường, răng khôn sẽ đâm vào các răng khác chứ không thể mọc lên bên trên lợi.
Gây sưng má
Quá trình mọc răng khôn khiến má bị sưng, gương mặt lệch, mất cân đối là hiện tượng bình thường và khá phổ biến. Đối với những răng mọc thẳng, mọc lệch, mọc ngang, mọc ngược đều gây ra tình trạng này. Nguyên nhân là do khi mọc không đủ chỗ, các răng khôn sẽ đâm thẳng vào xương hàm khiến vùng má và vùng dưới hàm sưng lên, một số trường hợp còn dẫn đến áp xe.
Không chỉ gây đau nhức hay ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, răng khôn mọc gây sưng má còn gây ra một số vấn đề như: Trùm nướu, viêm xương hàm, nhiễm trùng huyết… Đồng thời khiến cho quá trình ăn uống, giao tiếp trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa cũng như cuộc sống của người bệnh. Nếu gặp tình trạng này, bạn cần thăm khám để được tư vấn các giải pháp giảm sưng, ngoài ra cần hạn chế đồ ăn cứng.
Một số dấu hiệu mọc răng khôn khác
Ngoài những dấu hiệu thường gặp kể trên, nhiều trường hợp khi mọc răng khôn còn xuất hiện một số triệu chứng khác như:
- Hơi thở có mùi hôi: Răng khôn mọc lên khiến phần nướu bị tổn thương, đồng thời thức ăn có thể tích tụ, hình thành mảng bám và xuất hiện nhiều vi khuẩn gây hôi miệng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt ngay sau khi ngủ dậy, người bệnh sẽ thấy hơi thở có mùi hôi rất nồng.
- Mệt mỏi, sốt: Khi mọc răng, đặc biệt là răng số 8, người bệnh sẽ có biểu hiện sốt do sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng. Cơn sốt có thể nhẹ hoặc cao, đi kèm với đó là tình trạng mệt mỏi, mất sức, khó chịu.
- Chán ăn: Đa số những trường hợp mọc răng số 8 đều cảm thấy đau nhức ở vị trí mọc răng, thậm chí lan sang vùng lân cận, điều này khiến người bệnh ăn không ngon miệng, chán ăn
XEM THÊM: Dấu Hiệu Răng Khôn Mọc Lệch Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, An Toàn Nhất
Khi răng khôn mọc nên xử lý như thế nào?
Như đã tìm hiểu ở trên, răng khôn mọc lên sẽ gây ra nhiều cảm giác đau nhức, khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Chính vì vậy chúng ta cần có các biện pháp phù hợp nhằm chấm dứt các tác hại mà nó gây ra.
Nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là cách khá phổ biến để loại bỏ các biến chứng do răng số 8 mọc gây ra. Trên thực tế, việc nhổ răng số 8 không hề làm ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai như răng số 6 hay 7, bởi về cơ bản nó không đảm nhận chức năng ăn nhai trên cung hàm. Tốt nhất chúng ta nên loại bỏ nguy cơ các tác động khiến răng khôn sâu bị vỡ, gây viêm nhiễm ngay từ ban đầu.
Trường hợp nên nhổ răng khôn
Trong một số trường hợp sau đây, bạn nên sớm tới các cơ sở nha khoa uy tín để nhổ bỏ răng không, nhằm giải quyết các cơn đau cũng như tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
- Răng số 8 bị sâu: Khi răng bị sâu thì tốt nhất nên nhổ bỏ nhằm tránh các nguy cơ gây biến chứng có thể xảy ra. Bản thân chiếc răng này đã tiềm ẩn nhiều vấn đề có hại cho sức khỏe răng miệng, chính vì vậy khi nó bị sâu chúng ta nên nhổ bỏ thay vì hàn, trám hay bọc sứ để không làm ảnh hưởng tới các răng bên cạnh.
- Răng khôn mọc lệch: Khi răng khôn mọc lệch nên nhổ càng sớm càng tốt, bởi chúng là nguyên nhân gây chèn ép, xô đẩy răng số 7, thậm chí là cả khung hàm, làm mắc kẹt thức ăn, gây đau nhức, sâu răng… Việc nhổ răng khôn mọc lệch sớm sẽ giảm thiểu được tối đa nguy cơ mắc những biến chứng trên.
- Răng khôn bị đau: Nhổ răng khôn bị đau còn phụ thuộc vào tình trạng người bệnh có kèm theo sưng tấy và nhiễm trùng hay không. Nếu răng khôn mọc kèm theo các cơn đau và mắc một số bệnh lý về răng miệng thì bác sĩ sẽ phải điều trị triệt để trước khi tiến hành nhổ bỏ.
- Răng khôn mọc không đau: Trong một số trường hợp, cho dù răng khôn mọc không gây ra nhiều cảm giác đau đớn nhưng vẫn phải nhổ bỏ. Chẳng hạn như nó tạo ra khe hở, thường xuyên bị dắt thức ăn và đã chớm sâu thì các bác sĩ sẽ chỉ định nên nhổ chiếc răng đó sớm.
Ngoài ra, nếu bạn đã nhổ răng khôn ở hàm trên hoặc hàm dưới thì bắt buộc cần phải nhổ bỏ răng ở phía đối diện còn lại. Nguyên nhân là do khi chiếc răng này mọc dài ra, không bị ngăn lại bởi răng hàm đối diện sẽ dẫn đến sai lệch khớp cắn, vướng víu trong quá trình ăn nhai và kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác.
Trường hợp không nhổ răng khôn
Trong một số trường hợp sau đây, bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên nhổ răng khôn mà có thể giữ lại. Đó là:
- Răng khôn mọc thẳng, đúng hướng, đúng vị trí, không mắc các bệnh lý về răng miệng, đồng thời không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào tới các răng bên cạnh.
- Răng số 8 nằm vĩnh viễn phía dưới khung xương hàm mà không mọc hoặc không phát triển thêm.
- Những người mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, các vấn đề về máu… thì không nên nhổ răng khôn. Trong một số trường hợp đặc biệt bắt buộc phải nhổ thì cần được kiểm soát bởi các bác sĩ chuyên khoa.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên nhổ răng khôn.
Có thể thấy, răng khôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và biến chứng gây hại cho sức khỏe con người. Chính vì thế mà người bệnh thường được khuyên nhổ bỏ chiếc răng này sớm dưới sự kiểm soát kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa.
Giữ vệ sinh răng miệng
Chúng ta đều biết, khi răng khôn mọc lợi sẽ bị đỏ và sưng, rất dễ gây viêm, nhiễm trùng. Do đó chúng ta phải thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý, đặc biệt là sau khi ăn uống. Tốt nhất nên dùng bông thấm nước sát trùng rồi tra vào vùng răng mọc, giữ nguyên trong khoảng 15 – 20 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần.
Bên cạnh đó bạn cũng nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa còn sót lại, để tránh gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn hoặc dẫn đến sâu răng. Nếu các cơn đau kéo dài, hãy lấy một ít đá lạnh, bọc vào miếng vải sạch và chườm lên má bên ngoài vùng răng bị đau. Mỗi ngày thực hiện vài lần hoặc làm mỗi khi cơn đau tái phát, vì đá có tác dụng gây tê nên sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác đau đớn.
Răng số 8 mọc kéo theo vùng lợi sưng to, chèn ép dây thần kinh và gây đau nhức đầu. Ngoài việc uống thuốc giảm đau, bạn cũng có thể tác động vào dây thần kinh ở khu vực mu bàn tay, nhằm gây kích thích lên một vùng của não, giúp ngăn chặn cơn đau. Hãy dùng một ít đá lạnh, xoa nhẹ lên mu bàn tay (chỗ tạo thành hình chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ) sẽ khiến cảm giác đau nhức thuyên giảm nhanh chóng.
Giảm đau tại nhà
Ngoài vấn đề răng khôn mọc khi nào thì cách làm giảm cơn đau do quá trình mọc răng khôn gây ra cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp giúp loại bỏ cơn đau nhanh ngay tại nhà sau đây:
- Dùng lá lốt: Lá lốt có tác dụng ôn trung, hạ khí và giảm đau nhanh chóng, hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một ít cành và lá của cây lá lốt đem rửa sạch, sắc đặc cùng với 1 bát nước, thêm chút muối rồi dùng để ngậm hàng ngày và buổi sáng, trưa, tối để hạn chế các cơn đau.
- Dùng tỏi: Trong tỏi có chứa chất gây tê tự nhiên nên có khả năng giảm đau rất tốt. Bạn dùng một nhánh tỏi, bóc sạch vỏ, nghiền nát rồi cho vào 1 chén nước nhỏ, bỏ thêm chút muối và khuấy đều. Dùng bông sạch thấm đẫm hỗn hợp này rồi chấm vào chỗ đau mỗi ngày 3 lần (sáng, trưa, tối).
- Dùng lá bạc hà: Trong lá bạc hà có chứa tinh dầu giúp làm dịu cơn đau và giảm viêm. Bạn chỉ cần lấy một ít lá bạc hà, giã nát, cho thêm chút nước khuấy đều, dùng nước này thấm vào một miếng bông gòn và áp lên nướu răng để giảm bớt cơn đau. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng trà bạc hà như một loại nước súc miệng để làm sạch khoang miệng.
- Dùng nha đam: Nha đam rất lành tính và có tác dụng làm dịu, giảm viêm xung quanh khu vực răng khôn mọc, ngoài ra còn giúp làm lành nướu răng nếu bị trầy xước. Hãy dùng gel nha đam thoa vào vị trí bị sưng để hỗ trợ giảm đau tạm thời.
Các phương pháp giảm đau tại nhà tuy hiệu quả nhưng chỉ mang tính chất hỗ trợ, khó có thể trị dứt điểm. Trong trường hợp đau nhức kéo dài, sốt cao hoặc răng mọc lệch, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám chuyên sâu và tư vấn về cách xử lý phù hợp nhất.
Một số lưu ý cần nắm rõ khi mọc răng khôn?
Khi mọc răng khôn, bạn nên nắm rõ một số lưu ý sau đây để có thể hạn chế cảm giác khó chịu, và tránh để xảy ra những rủi ro, sự cố không đáng có.
- Tránh tác động lên khu vực răng khôn đang mọc như: Không ăn nhai về phía hàm mọc răng khôn, không dùng tay hoặc các vật chạm vào, không dùng lưỡi để đẩy…
- Không vận động quá mạnh vì có thể khiến răng khôn sưng to hơn và gây cảm giác khó chịu nhiều hơn.
- Trước khi niềng răng bạn nên kiểm tra tình trạng răng khôn của mình, trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh nhổ răng số 8 để tạo khoảng trống hoặc tránh tình trạng xô lệch khi nó mọc lên. Nếu bạn mọc răng khôn khi đang niềng răng thì vẫn có thể nhổ bỏ bình thường mà không làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha.
- Việc tự nhổ răng khôn tại nhà là rất nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng, bởi nó không giống như những chiếc răng bình thường. Răng số 8 nằm ở phía trong cùng của hàm, đây là nơi tiếp xúc với nhiều dây thần kinh.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết chắc hẳn bạn đã biết được răng khôn mọc khi nào, có dấu hiệu ra sao và nên cách xử lý sao cho phù hợp, an toàn. Răng khôn mọc tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, vì vậy bạn nên tới những cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhất.
Dịch vụ
Câu hỏi thường gặp
Trẻ 5 tuổi nhổ răng được không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Bác sĩ chuyên khoa cho biết chỉ nên nhổ răng cho trẻ 5 tuổi nếu răng bị nhiễm trùng chân răng, chết tủy hoàn toàn hoặc sâu răng nặng không thể điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm [1].
Phụ huynh nên chú ý một số dấu hiệu sâu răng ở trẻ để kịp thời xử lý, có thể xử lý bằng cách tái khoáng hoặc trám răng thay cho nhổ răng [2].
Nhiều phụ huynh lo lắng bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao. Tùy vào mức độ sâu răng và tình trạng răng miệng cụ thể, bạn có thể áp dụng biện pháp xử lý tại nhà hoặc đưa con đến nha khoa để điều trị dứt điểm bằng các biện pháp như: Trám răng, tái khoáng, nhổ răng [1].
Bé bị sâu răng hàm thường do ăn nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng sai cách, men răng yếu bẩm sinh, thiếu hụt flo [2]. Cần nhận biết răng sâu cho bé thông qua các dấu hiệu như: Bề mặt răng xuất hiện nhiều đốm đen, có lỗ rỗng màu đen trên răng, bị đau nhức khó chiu, hơi thở có mùi [3].
Không ít người thắc mắc nhổ răng không trồng lại có sao không. Răng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Nếu mất răng không được phục hình sẽ gây ra nhiều hậu quả như: Khả năng ăn nhai giảm, thoái hóa xương hàm, mất thẩm mỹ, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng,.... [1]
Tùy vào kỹ thuật, tình trạng răng miệng, có thể phục hình răng ngay khi nhổ hoặc 2 - 3 tháng sau đó [2]. Có nhiều phương pháp trồng răng giả như: Hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ, trồng răng Implant [3].
Sún răng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em, nếu không xử lý có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến cấu trúc răng, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, giảm khả năng ăn nhai, ảnh hưởng đến phát âm, cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn. Tùy tình trạng và mức độ bệnh mà cách điều trị sún răng ở từng trường hợp không giống nhau.
- Trẻ bị sún răng có thể xử lý bằng mẹo dân gian tại nhà để đảm bảo an toàn như dùng lá trầu không, sử dụng tỏi và húng quế, dùng lá hẹ [1].
- Một số trường hợp điều trị sún răng bằng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ cho hiệu quả nhanh hơn, giảm sưng tấy, đau lợi,.... [2]
- Để ngăn ngừa tình trạng sún răng cho trẻ, phụ huynh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, không để bé dùng nhiều kháng sinh khi không cần thiết, đặc biệt phải thăm khám nha khoa định kỳ để xử lý vấn đề phát sinh [3].
Trẻ bị sún răng có mọc lại được không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Tình trạng sún răng làm thay đổi cấu trúc răng, giảm khả năng ăn nhai và ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp.
- Nếu sún răng sớm, trước khi mọc răng sữa thì không cần lo lắng vì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế hoàn toàn.
- Bị sún răng sau khi thay răng sữa tức là cấu trúc răng bị ảnh hưởng, không có khả năng tự phục hồi, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng [1].
- Khi trẻ bị sún răng, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp dân gian như cho con súc miệng bằng nước muối, sử dụng lá trầu không hoặc điều trị tại nha khoa uy tín [2].
Rất nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không. Trên thực tế, tùy từng trường hợp và giai đoạn phát triển mà răng sâu có thể mọc lại hoặc không.
- Răng hàm bị sâu trước khi thay răng sữa vẫn mọc lại được vì răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên sâu răng có thể ảnh hưởng đến quá trình thay răng về sau.
- Răng hàm bị sâu sau khi thay răng sữa không thể mọc lại, chỉ có thể điều trị sâu và lựa chọn biện pháp phục hình tùy vào mức độ sâu cũng như tình trạng răng miệng của bé [1].
- Khi trẻ bị sâu răng, phụ huynh có thể xử lý tại nhà bằng mẹo dân gian như dùng mật ong, ngâm nước muối, sử dụng lá trà xanh hoặc điều trị tại nha khoa với các phương pháp như trám răng, nhổ răng, trồng răng giả [2].
- Chú ý phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ bằng cách tạo thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học, lấy cao răng và thăm khám định kỳ [3].
Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Thông thường, trẻ 6 tuổi sẽ bắt đầu thay răng sữa và khoảng 12 tuổi răng vĩnh viễn mọc lên khá đầy đủ trên cung hàm.
Thời gian mọc răng vĩnh viễn ở trẻ là từ 1 - 2 tháng, trong đó răng cửa sữa mọc trong khoảng 2 - 4 tuần, răng nanh được thay ở 2 - 4 tuần tiếp theo, răng hàm nhỏ vĩnh viễn mọc lên sau khi răng sữa được nhổ 1- 2 tháng và răng hàm lớn thay cuối cùng sau nhổ răng hàm sữa 1 - 2 tháng [1].
Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình mọc răng vĩnh viễn như tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm, thói quen ở trẻ, dinh dưỡng hàng ngày, sức khỏe của nướu [2]. Nếu răng vĩnh viễn mọc chậm có thể gây ra nhiều hệ quả như sưng mủ, sưng má, tác động đến xương hàm, khiến răng mọc lệch lạc, khấp khểnh [3].
Trong trường hợp con nhổ răng sữa lâu mọc lại, nên cho con đến nha khoa thăm khám để tìm cách xử lý ngay [4].
Chi phí nhổ răng sữa cho trẻ có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm, phòng khám, và tình trạng cụ thể của răng. Hiện nay, giá nhổ răng sữa thường dao động từ khoảng 50.000 đến 100.000 đồng mỗi răng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!