Bé 5 Tuổi Bị Sâu Răng Hàm Phải Làm Sao? Cách Xử Lý Tốt Nhất
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Nhiều phụ huynh lo lắng bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao. Tùy vào mức độ sâu răng và tình trạng răng miệng cụ thể, bạn có thể áp dụng biện pháp xử lý tại nhà hoặc đưa con đến nha khoa để điều trị dứt điểm bằng các biện pháp như: Trám răng, tái khoáng, nhổ răng [1].
Bé bị sâu răng hàm thường do ăn nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng sai cách, men răng yếu bẩm sinh, thiếu hụt flo [2]. Cần nhận biết răng sâu cho bé thông qua các dấu hiệu như: Bề mặt răng xuất hiện nhiều đốm đen, có lỗ rỗng màu đen trên răng, bị đau nhức khó chiu, hơi thở có mùi [3].
Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm nguyên nhân do đâu?
Sâu răng xảy ra khi những vi khuẩn có hại sinh sôi quá nhiều trong khoang miệng và ăn mòn các mô cứng trên răng, làm hỏng men răng và hình thành nên lỗ rỗng ở bề mặt. Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt già trẻ hay nam nữ.
Trẻ em ở độ tuổi lên 5, 6 được xem là có nhiều nguy cơ bị sâu răng hơn cả. Đây cũng chính là giai đoạn thay từ răng sữa sang răng vĩnh viễn nên cha mẹ cần phải có sự quan tâm. Theo các chuyên gia, trẻ em 5 tuổi bị sâu răng có thể do các nguyên nhân sau đây:
- Ăn nhiều đồ ngọt: Thói quen ăn uống ở độ tuổi này thường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng vì phần lớn trẻ 5 tuổi đều thích đồ ngọt. Đường trong đồ ngọt không chỉ góp phần phá hủy men răng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển.
- Không vệ sinh răng miệng đầy đủ: Nếu cha mẹ lơ là trong việc giúp trẻ 5 tuổi chăm sóc răng miệng thì các bé sẽ bị sâu răng. Nguyên nhân là vì các mảng bám thức ăn thừa mắc kẹt trong kẽ răng không được làm sạch sẽ lên men và thúc đẩy quá trình hình thành vi khuẩn gây sâu răng.
- Thiếu hụt flo: Bé 5 tuổi bị sâu răng cũng có thể là do thiếu hụt flo – một khoáng chất thiết yếu giúp bảo vệ men răng tự nhiên. Thông thường, flo được tìm thấy trong nước máy sinh hoạt, kem đánh răng hoặc các loại nước súc miệng. Từ đó có thể thấy rằng việc thiếu hụt flo ở trẻ phần lớn đến từ thói quen sinh hoạt không được quan tâm đúng cách.
- Men răng yếu bẩm sinh: Có đôi khi, sâu răng ở trẻ nhỏ là do men răng yếu bẩm sinh. Đối với những trường hợp này, việc ăn uống hay sinh hoạt kém lành mạnh cũng làm gia tăng đáng kể nguy cơ sâu răng hoặc các bệnh răng miệng khác như viêm lợi, viêm nha chu,….
Trẻ 5 tuổi bị sâu răng hàm có dấu hiệu gì?
Bé 5 tuổi bị sâu răng thường có các biểu hiện sau đây:
- Bề mặt răng xuất hiện các đốm đen: Đây được xem là dấu hiệu điển hình của sâu răng và có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường. Tuy nhiên, với những vị trí khuất như răng hàm trên thì cần dùng đến gương soi. Sự biến đổi màu sắc của men răng cho thấy vi khuẩn đang trong quá trình xâm nhập vào bên trong.
- Các lỗ rỗng màu đen trên răng: Khi răng bắt đầu xuất hiện các lỗ rỗng màu đen nghĩa là tình trạng sâu răng đã khá nghiêm trọng. Lúc này, vi khuẩn đã bào mòn hoàn toàn lớp men răng bảo vệ bên ngoài và sắp tấn công đến tủy răng nếu không được phát hiện và xử lý sớm.
- Cảm giác đau nhức khó chịu: Sâu răng rất dễ gây ra những cơn đau nhức khó chịu không rõ nguyên nhân hoặc tình trạng ê buốt khi ăn đồ ăn nóng, lạnh. Bé 5 tuổi bị đau răng càng nghiêm trọng thì chứng tỏ mức độ sâu răng càng nặng, thậm chí phải nhổ bỏ trong một số trường hợp.
- Hơi thở có mùi: Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm hoặc các răng gần đó thường có dấu hiệu bị hôi miệng. Nguyên nhân là vì thức ăn mắc trong kẽ răng bị vi khuẩn làm lên men rồi gây ra mùi khó chịu trong toàn bộ khoảng miệng.
Bé 5 tuổi bị sâu răng có gây nguy hiểm không?
Trên thực tế, hiện tượng sâu răng ở trẻ em khá phổ biến và thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu được xử lý sớm. Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện muộn thì bé 5 tuổi bị sâu răng hàm hoặc những răng khác có thể gặp phải một số vấn đề dưới đây:
- Tủy răng bị tổn thương: Cấu tạo của răng gồm có 3 lớp: Men răng, ngà răng và tủy răng. Với các trường hợp sâu răng kéo dài, vi khuẩn có thể tấn công vào tủy răng và gây ra cảm giác đau đớn dữ dội. Lúc này, răng bị sâu cũng trở nên yếu hơn, ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn.
- Mất răng vĩnh viễn: Các răng sâu nếu phát hiện muộn có thể không chữa trị được nữa và buộc phải nhổ bỏ. Nếu đó là răng vĩnh viễn thì trẻ sẽ bị mất răng hoàn toàn và phải tìm đến các biện pháp trồng răng thay thế.
- Nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng vi khuẩn sâu răng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ. Ví dụ như viêm amidan, viêm họng kéo dài,…
- Nhiễm khuẩn quanh cuống răng: Một trong những biến chứng nguy hiểm của sâu răng chính là nhiễm khuẩn quanh cuống răng. Lúc này, phần lợi của răng bị sâu sẽ sưng tấy lên kèm theo đó cảm giác đau nhức ở hàm và thái dương cũng như một số triệu chứng rối loạn tim, thận khác.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Top 13 Thuốc Trị Sâu Răng Cho Bé Đang Được Tin Dùng Hiện Nay
Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao? Các cách xử lý sâu răng ở trẻ em
Nếu bạn đang thắc mắc không biết bé 5 tuổi bị sâu răng phải làm sao thì có thể tham khảo một số biện pháp xử lý sau đây:
Mẹo trị sâu răng tại nhà
Với các trường hợp nhẹ hoặc đang có nguy cơ bị sâu răng, bạn có thể áp dụng những biện pháp điều trị hỗ trợ trị sâu răng tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên. Ví dụ như:
- Nước muối pha loãng: Muối có khả năng sát khuẩn khá tốt và được sử dụng phổ biến trong việc chăm sóc răng miệng. Bạn có thể pha dung dịch nước muối loãng theo tỷ lệ muối, nước là 1:10 và cho bé súc miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Nước cốt lá lốt: Theo dân gian, lá lốt vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu viêm và giảm đau hiệu quả. Lá lốt không chỉ giúp làm giảm sâu răng mà còn có khả năng đẩy lùi bệnh viêm nướu lợi. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần nấu sôi 20g lá lốt với 300ml nước, để nguội rồi cho bé súc miệng 2 – 3 lần/ngày.
- Nước trà xanh: Trà xanh có chứa hoạt chất chống viêm giúp cải thiện tình trạng đau răng và đẩy lùi hiệu quả chứng sâu răng ở trẻ nhỏ. Bạn sử dụng 10g lá trà xanh, vò nát rồi đun lấy nước cùng với 200ml nước lạnh. Đợi khi nước trà xanh còn ấm thì bạn cho bé súc miệng, mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.
Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao? Điều trị tại cơ sở nha khoa uy tín
Với trường hợp trẻ 5 tuổi bị sâu răng hàm hoặc sâu răng đã phát triển nặng, cách tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để được điều trị sớm. Các bác sĩ trước tiên sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng rồi đưa ra phương án hiệu quả nhất.
XEM THÊM: Top 10 Cách Trị Sâu Răng Cho Bé An Toàn Nhất Áp Dụng Tại Nhà
- Tái khoáng: Đây là giải pháp cho những trường hợp mới chớm sâu răng, ngà răng và tủy răng vẫn chưa bị ảnh hưởng. Các bác sĩ thường sử dụng canxi, photpho hay flo để hàm vào chỗ răng bị sâu, nhờ đó giúp tái tạo phần men răng và loại bỏ vi khuẩn gây hại.
- Trám răng: Phương pháp chữa sâu răng phổ biến nhất hiện nay là trám răng. Các bác sĩ trước tiên sẽ làm sạch lỗ sâu răng, sau đó sử dụng composite – một vật liệu chuyên dùng trong nha khoa để lấp đầy lỗ sâu. Bước cuối cùng là dùng đèn laser giúp vật liệu cố định hình dạng.
- Nhổ răng: Trong trường hợp bé bị sâu răng nặng và đã có dấu hiệu lan sang các tổ chức xung quanh răng, cách tốt nhất là nhổ bỏ hoàn toàn. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành phục hình lại răng đã mất thông qua những biện pháp như hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ, implant,…
Nhổ răng sữa quá sớm thường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng cũng như quá trình mọc răng vĩnh viễn, vì thế bác sĩ thường tìm những biện pháp thay thế phù hợp để không nhổ răng. Tuy nhiên trong những trường hợp sau, bé 5 tuổi bị sâu răng buộc phải nhổ bỏ:
- Răng sâu chết tủy hoàn toàn, tình trạng nhiễm khuẩn có khả năng lây lan xuống mầm răng vĩnh viễn bên dưới.
- Răng sâu gây nhiễm trùng chân răng, tăng nguy cơ thiếu men răng, gây áp xe trên ổ răng.
- Răng sâu mức độ nặng, không cải thiện dù đã được điều trị bằng nhiều cách, cần nhổ để tránh gặp biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid là địa chỉ được rất nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn để khám răng miệng cho con em mình. Phòng khám có đầy đủ các trang thiết bị máy móc cùng độ ngũ bác sĩ làm việc chuyên nghiệp. Để có thể biết thêm thông tin về các dịch vụ tại Vidental Kid, ba mẹ có thể tham khảo theo thông tin:
- Địa chỉ: LK 53, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Hotline: 098 793 3309.
- Fanpage: https://www.facebook.com/videntalkid/.
- Website: https://videntalkid.net/.
- Chỉ đường: https://goo.gl/maps/trR1WJ9RodvgW3KH6.
Phòng tránh sâu răng với bé 5 tuổi
Bên cạnh những vấn đề như bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao, việc nắm được cách phòng tránh sâu răng cho trẻ nhỏ cũng là điều rất quan trọng. Nếu biết áp dụng hợp lý, bạn có thể giúp bé bảo vệ răng miệng tốt hơn, tránh các bệnh lý thường thấy như sâu răng, nha chu, viêm lợi chảy máu,… Lưu ý cần nắm rõ:
- Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng với bàn chải và kem đánh răng. Bạn cũng nên khuyến khích bé đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp với lứa tuổi của bé, tốt nhất là nên có thành phần canxi và flo.
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, kem que,…
- Bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D để giúp răng của bé phát triển tốt hơn. Ví dụ: Bông cải xanh, sữa hạt, đậu phụ, tôm cua,…
- Cho bé đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ tạo các phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng.
Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp có liên quan đến chủ đề trẻ nhỏ 5 tuổi bị sâu răng và trả lời cho câu hỏi “bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao”. Sâu răng không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng cần được phát hiện sớm ở trẻ để có biện pháp xử lý đúng đẵn, tránh nguy cơ chết tủy hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác xảy ra.
Dịch vụ
Câu hỏi thường gặp
Trẻ 5 tuổi nhổ răng được không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Bác sĩ chuyên khoa cho biết chỉ nên nhổ răng cho trẻ 5 tuổi nếu răng bị nhiễm trùng chân răng, chết tủy hoàn toàn hoặc sâu răng nặng không thể điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm [1].
Phụ huynh nên chú ý một số dấu hiệu sâu răng ở trẻ để kịp thời xử lý, có thể xử lý bằng cách tái khoáng hoặc trám răng thay cho nhổ răng [2].
Răng khôn mọc lên khi nào? Thông thường các mầm răng khôn sẽ xuất hiện khi trẻ khoảng 5 tuổi, tiếp đó men răng được hình thành vào thời điểm 8 - 12 tuổi và răng số 8 bắt đầu nhú lên từ 18 - 25 tuổi. Có nhiều trường hợp 30 hoặc 30 tuổi mới bắt đầu mọc răng khôn [1].
Dấu hiệu nhận biết răng số 8 mọc lên đó là: Đau nhức, sưng lợi, sưng má, mệt mỏi, sốt, hơi thở có mùi hôi, chán ăn,....[2]
Răng khôn mọc lên có thể được chỉ định nhổ bỏ nếu mọc lệch, mọc ngầm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh [3].
Không ít người thắc mắc nhổ răng không trồng lại có sao không. Răng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Nếu mất răng không được phục hình sẽ gây ra nhiều hậu quả như: Khả năng ăn nhai giảm, thoái hóa xương hàm, mất thẩm mỹ, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng,.... [1]
Tùy vào kỹ thuật, tình trạng răng miệng, có thể phục hình răng ngay khi nhổ hoặc 2 - 3 tháng sau đó [2]. Có nhiều phương pháp trồng răng giả như: Hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ, trồng răng Implant [3].
Sún răng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em, nếu không xử lý có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến cấu trúc răng, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, giảm khả năng ăn nhai, ảnh hưởng đến phát âm, cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn. Tùy tình trạng và mức độ bệnh mà cách điều trị sún răng ở từng trường hợp không giống nhau.
- Trẻ bị sún răng có thể xử lý bằng mẹo dân gian tại nhà để đảm bảo an toàn như dùng lá trầu không, sử dụng tỏi và húng quế, dùng lá hẹ [1].
- Một số trường hợp điều trị sún răng bằng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ cho hiệu quả nhanh hơn, giảm sưng tấy, đau lợi,.... [2]
- Để ngăn ngừa tình trạng sún răng cho trẻ, phụ huynh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, không để bé dùng nhiều kháng sinh khi không cần thiết, đặc biệt phải thăm khám nha khoa định kỳ để xử lý vấn đề phát sinh [3].
Trẻ bị sún răng có mọc lại được không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Tình trạng sún răng làm thay đổi cấu trúc răng, giảm khả năng ăn nhai và ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp.
- Nếu sún răng sớm, trước khi mọc răng sữa thì không cần lo lắng vì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế hoàn toàn.
- Bị sún răng sau khi thay răng sữa tức là cấu trúc răng bị ảnh hưởng, không có khả năng tự phục hồi, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng [1].
- Khi trẻ bị sún răng, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp dân gian như cho con súc miệng bằng nước muối, sử dụng lá trầu không hoặc điều trị tại nha khoa uy tín [2].
Rất nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không. Trên thực tế, tùy từng trường hợp và giai đoạn phát triển mà răng sâu có thể mọc lại hoặc không.
- Răng hàm bị sâu trước khi thay răng sữa vẫn mọc lại được vì răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên sâu răng có thể ảnh hưởng đến quá trình thay răng về sau.
- Răng hàm bị sâu sau khi thay răng sữa không thể mọc lại, chỉ có thể điều trị sâu và lựa chọn biện pháp phục hình tùy vào mức độ sâu cũng như tình trạng răng miệng của bé [1].
- Khi trẻ bị sâu răng, phụ huynh có thể xử lý tại nhà bằng mẹo dân gian như dùng mật ong, ngâm nước muối, sử dụng lá trà xanh hoặc điều trị tại nha khoa với các phương pháp như trám răng, nhổ răng, trồng răng giả [2].
- Chú ý phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ bằng cách tạo thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học, lấy cao răng và thăm khám định kỳ [3].
Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Thông thường, trẻ 6 tuổi sẽ bắt đầu thay răng sữa và khoảng 12 tuổi răng vĩnh viễn mọc lên khá đầy đủ trên cung hàm.
Thời gian mọc răng vĩnh viễn ở trẻ là từ 1 - 2 tháng, trong đó răng cửa sữa mọc trong khoảng 2 - 4 tuần, răng nanh được thay ở 2 - 4 tuần tiếp theo, răng hàm nhỏ vĩnh viễn mọc lên sau khi răng sữa được nhổ 1- 2 tháng và răng hàm lớn thay cuối cùng sau nhổ răng hàm sữa 1 - 2 tháng [1].
Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình mọc răng vĩnh viễn như tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm, thói quen ở trẻ, dinh dưỡng hàng ngày, sức khỏe của nướu [2]. Nếu răng vĩnh viễn mọc chậm có thể gây ra nhiều hệ quả như sưng mủ, sưng má, tác động đến xương hàm, khiến răng mọc lệch lạc, khấp khểnh [3].
Trong trường hợp con nhổ răng sữa lâu mọc lại, nên cho con đến nha khoa thăm khám để tìm cách xử lý ngay [4].
Chi phí nhổ răng sữa cho trẻ có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm, phòng khám, và tình trạng cụ thể của răng. Hiện nay, giá nhổ răng sữa thường dao động từ khoảng 50.000 đến 100.000 đồng mỗi răng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!