Trẻ Sơ Sinh Bị Móm: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Khắc Phục Sớm
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam
Trẻ sơ sinh bị móm là tình trạng khi mới sinh ra phần hàm dưới của bé nhô ra ngoài nhiều hơn so với hàm trên dẫn đến sự phát triển lệch lạc của răng sau này. Không ít phụ huynh hoang mang, lo lắng vì không biết tại sao bé bị móm và làm cách nào để khắc phục. Những nhận định của chuyên gia trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bố mẹ có cái nhìn khách quan hơn về bệnh lý này, hãy cùng theo dõi.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị móm
Theo tài liệu tổng hợp nghiên cứu y khoa trong nhiều năm gần đây, tỷ lệ trẻ sơ sinh ở các nước Châu Á cao hơn hẳn so với các khu vực khác. Việt Nam cũng là một quốc gia có số ca trẻ bị móm tương đối cao ngay từ khi sinh ra. Nếu bố mẹ không ý thức và thực hiện các biện pháp khắc phục thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé sau này.
Dấu hiệu trẻ bị móm đặc trưng đó là hàm dưới của bé đua ra ngoài nhiều, hàm trên bình thường hoặc hơi lệch vào trong. Điều này khiến mặt bé bị gãy ngay tại vị trí môi trên, bố mẹ có thể quan sát rõ nhất dấu hiệu này khi nhìn bé ở góc nghiêng. Quan sát kỹ thấy răng cửa hàm dưới nằm ngoài răng cửa hàm trên (ngược với quy luật tự nhiên).
Móm răng (hàm) hay còn được gọi là tình trạng lệch răng và xương. Các răng cửa dưới nằm ngược vị trí với răng cửa trên, thuật ngữ nha khoa còn gọi là khớp cắn ngược. Trẻ sơ sinh bị móm răng có thể do một số nguyên nhân chính như:
- Di truyền từ bố mẹ sang con cái: Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bị móm thì khi sinh ra bé cũng có nguy cơ nhận gen trội và bị móm.
- Bị móm bẩm sinh tự phát: Một vài trường hợp khi mới sinh ra bé đã bị móm bẩm sinh mà trước đó bố mẹ không có tiền sử móm. Rất có thể trong quá trình mẹ mang thai có những yếu tố tác động gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương hàm tự nhiên của bé.
- Ảnh hưởng bởi các thói quen xấu trong sinh hoạt: Những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng cũng gây tác động không nhỏ tới quá trình định hình hàm răng của bé. Các bác sĩ nha khoa cho biết, các thói quen như mút tay, ngậm núm vú giả, tay chống cằm có thể làm tăng nguy cơ bị móm ở trẻ sơ sinh.
Khớp Cắn Ngược Ở Trẻ Nhỏ: Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị Tốt Nhất
Trẻ sơ sinh bị móm có nguy hiểm không?
Khi trẻ sơ sinh bị móm, điều bất lợi đầu tiên với bé có thể nhận thấy ngay được đó là ngũ quan không cân xứng, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ sau này. Khi bị móm khuôn mặt xu hướng gãy tại môi trên, môi dưới trề ra theo kiểu lưỡi cày, mặt lép… Điều này vô tình khiến trẻ bị tự ti và rụt rè trong giao tiếp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống sau này.
Không những thế khi bị móm, khớp cắn hàm bị lệch khiến trẻ gặp khó khăn khi nha nuốt thức ăn. Một số trường hợp chuyển biến nặng gây ra các bệnh lý về răng miệng như tụt lợi, sâu răng, sang chấn khớp cắn…
Rất nhiều những nguy cơ tiềm ẩn luôn dình dập xung quanh trẻ sơ sinh bị móm, vì vậy khi mới phát hiện bố mẹ nên đưa bé đi chữa trị sớm nhất có thể. Càng để lâu xương hàm cứng chắc càng khó nắn và cần có sự can thiệp của phẫu thuật y khoa sẽ rất tốn kém thời gian và chi phí.
Cách xử lý khi răng trẻ mọc lẫy mẹ không nên bỏ qua
3 giải pháp khắc phục móm răng hiệu quả ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chỉnh răng móm cho bé ở nhiều độ tuổi khác nhau. Theo lời khuyên của các nha sĩ, thời điểm tốt nhất để chỉnh nha cho bé nằm trong độ tuổi từ 6 – 12 tuổi, sớm quá sẽ làm giảm hiệu quả, muộn quá tốn nhiều thời gian và chi phí.
Để chữa móm cho trẻ sơ sinh, bố mẹ nên chọn các địa chỉ nha khoa uy tín như ViDental Kid – Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em hàng đầu tại Việt Nam. Vidental có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi đến từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ thăm khám và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất với thực trạng của từng bé. Một số phương pháp áp dụng cho trẻ sơ sinh bị móm gồm có:
1. Chữa hàm móm bằng mũ đội đầu Headgear
Sử dụng mũ đội đầu Headgear là phương pháp khắc phục tình trạng móm ở trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt là trong trường hợp trẻ bị móm do cả hai hàm cùng sai khớp, hàm trên móm vào và hàm dưới đua ra quá nhiều. Mũ đội đầu Headger sẽ ôm trọn từ trán đến cằm giúp cố định và kìm hãm sự phát triển của hàm dưới đồng thời giúp đẩy hàm trên về đúng khung hàm tiêu chuẩn.
Khí cụ này tuy khá cồng kềnh khiến trẻ không được thoải mái khi sử dụng và có phần vướng víu nhưng mang lại hiệu quả cao. Sử dụng Headger sớm sẽ làm giảm tối đa nguy cơ phải phẫu thuật chỉnh hàm móm trong tương lai.
2. Dùng khí cụ nong hàm trên
Trường hợp trẻ bị móm do hàm trên bị đẩy vào quá sâu, hàm dưới mọc đúng khung hàm cần thực hiện kỹ thuật nong hàm trên để khắc phục. Nha sĩ sử dụng khí cụ nong hàm đặt vào dưới hàm trên của bé từ từ mở rộng trong các lần điều trị tiếp theo cho đến khi hàm trên về khung tiêu chuẩn
Thông thường, để nong hàm trên cho trẻ bị móm sẽ mất khoảng 12 tháng tương đương với 3 – 4 lần điều trị. Sau khi hàm ổn định, trẻ vẫn cần được theo dõi thêm và tiếp tục đeo khí cụ cho để duy trì sự ổn định cho khung hàm mới.
3. Chỉnh nha – niềng răng trẻ em
Một phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất khi điều trị móm đó chính là niềng răng. Phương pháp này phù hợp với mọi lứa tuổi, tùy theo tình trạng thực tế mà thời gian điều trị sẽ khác nhau. Nha sĩ sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung y khoa gắn trực tiếp lên răng và tác động một lực nhất định để đưa răng về vị trí chuẩn. Ngoài ra, khi niềng răng cần sử dụng thêm dây thun liên hàm (kết nối giữa hàm trên và hàm dưới) để điều chỉnh khớp cắn.
Khi chỉnh răng móm cho bé, bố mẹ có thể chọn một số cách thức niềng răng như:
- Niềng răng mặt trong: Áp dụng cho trường hợp bé có hàm dưới đua ra ngoài. Hệ thống mắc cài và dây cung sẽ được gắn vào mặt bên trong của răng, như vậy sẽ không để lộ mắc cài kim loại, đảm bảo tính thẩm mỹ. Khi niềng răng mặt trong sẽ không làm tổn thương các vị trí mô mềm như môi và má. Tuy nhiên, cách thức này sẽ gây khó khăn cho quá trình nhai thức ăn, vệ sinh răng miệng và mắc cài.
- Niềng răng mặt ngoài: Ngược lại với niềng răng mặt trong, niềng răng mặc ngoài sử dụng mắc cài và dây cung gắn ở mặt ngoài của răng, tạo lực kéo để cố định hàm về vị trí tiêu chuẩn. Khi niềng răng mặt ngoài các móc cài sẽ lộ ra và ảnh hưởng đôi chút về thẩm mỹ nhưng phương pháp này có hiệu quả cao, thuận tiện vệ sinh răng miệng.
- Niềng răng trong suốt: Phương pháp này sử dụng các khay trong suốt Invisalign để cố định răng. Mỗi bệnh nhân sẽ được đo khuôn miệng và thiết kế khay riêng biệt đảm bảo khít và ôm sát mặt để có hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị. Niềng răng trong suốt đảm bảo tính thẩm mỹ và không gây khó chịu cho bé khi sử dụng. Tuy nhiên, mức chi phí của niềng răng trong suốt tương đối cao, nếu điều kiện chi phí không cho phép bố mẹ có thể cân nhắc các phương pháp còn lại.
Để điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị móm sớm và hiệu quả, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn ViDental Kid để thăm khám, có cách giải quyết triệt để hoặc khác phục hậu quả răng trẻ mọc lệch, hô, móm,… Đội ngũ y bác sỹ sẽ tham khám tận tình để tư vấn hướng điều trị, chỉnh nha phù hợp nhất độ tuổi, tình trạng răng của bé.
Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh bị móm, hi vọng các bậc phụ huynh đã nắm bắt được những kiến thức quan trọng và biết cách linh hoạt vận dụng trong thực tế. Bố mẹ nên đưa bé đi thăm khám và điều trị móm ngay trong độ tuổi vàng để giúp bé lấy lại nụ cười rạng rỡ, sống vui khỏe mỗi ngày.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!