Bị Viêm Lợi Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất Cho Người Bệnh?
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam
Viêm lợi là một bệnh lý nha khoa phổ biến xuất phát từ việc vệ sinh răng và thói quen ăn uống không hợp lý. Do đó, xây dựng chế độ ăn uống khoa học trong thời gian điều trị viêm lợi có thể giúp kiểm soát tốt sự phát triển của bệnh.
- Người bị viêm lợi nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, giàu vitamin A, ăn thêm tỏi, trà xanh, thực phẩm chứa axit lactic [1].
- Những thực phẩm cần tránh khi bị viêm lợi có thể kể đến như đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột, chứa nhiều axit, đồ ăn cứng, nóng, lạnh, các chất kích thích,... [2]
- Bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách, làm sạch lưỡi và đừng quên đi khám nha khoa định kỳ để được bác sĩ kiểm tra chi tiết [3].
Bị viêm lợi nên ăn gì tốt nhất?
Bị viêm lợi nên ăn gì? Bạn có biết rằng chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm lợi hiệu quả. Theo các chuyên gia nha khoa, nhóm thực phẩm mà người bị viêm lợi nên ăn là những loại đồ ăn chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ . Điều này giúp sức khỏe răng miệng được tăng cường, giảm nhanh các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bị viêm nha chu nên ăn:
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Chất xơ không chỉ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động mà còn giúp làm sạch các mảng bám còn tồn dư trong khoang miệng, kẽ răng.
Ngoài ra, chất xơ có trong các loại rau xanh còn kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẽ, hạn chế tình trạng khô miệng và viêm lợi hiệu quả. Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung các thực phẩm như:
- Rau cải
- Xà lách
- Súp lơ
- Cần tây
- Táo, lê, bơ…
Bị viêm lợi nên ăn gì? – Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A
Trong bữa ăn hàng ngày người bị viêm lợi nên chú trọng tăng cường các thực phẩm chứa vitamin A. Bởi vitamin có nhiệm vụ rất quan trọng giúp cấu tạo mô xương ở vùng nướu răng. Bạn có thể bổ sung vitamin A thông qua việc ăn nhiều các thực phẩm như:
- Thịt, trứng
- Sữa tươi
- Gan động vật
- Khoai lang, cà rốt
- Đậu đen
- Rau cải bina
- Dầu gan cá
- Ớt ngọt hoặc ớt chuông
Tăng cường ăn tỏi
Tỏi không những là một loại gia vị mà còn là một vị thuốc điều trị bệnh viêm lợi hiệu quả. Các hợp chất chống viêm trong tỏi có tác dụng kiểm soát hoạt động của vi khuẩn, từ đó giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm lợi. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc bổ sung tỏi vào nấu cùng các món ăn hàng ngày.
Uống trà xanh mỗi ngày
Hợp chất Polyphenol có trong trà xanh chứa thành phần oxi hóa cao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Hợp chất này có khả năng kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn đang phá hủy vùng nướu đang viêm nhiễm. Chính vì vậy, để giảm đau và hạn chế các triệu chứng bệnh viêm lợi hôi miệng bạn có thể uống trà mỗi ngày.
Tuy nhiên với những bạn uống trà dễ mất ngủ không nên áp dụng phương pháp này thường xuyên. Thay vào đó có thể súc miệng nước trà xanh sau khi chải răng hoặc vệ sinh răng miệng bằng các sản phẩm có chứa tinh chất trà xanh.
Thực phẩm chứa axit lactic
Phần lớn các thực phẩm lên men là nguồn cung cấp axit lactic cho cơ thể, loại lợi khuẩn này rất cần thiết cho hoạt động tái tạo tế bào nướu răng khỏe mạnh. Axit lactic cũng hỗ trợ cơ thể tạo ra canxi và chuyển hóa vitamin D nhanh chóng giúp xương và răng khỏe mạnh.
Ngoài ra, khi ăn các loại thực phẩm này sẽ giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Một số thực phẩm giàu axit lactic mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn của mình hàng ngày như:
- Sữa chua
- Các loại rau củ quả muối
- Sữa đậu nành được lên men
- Kim chi
- Nấm sữa Kefir
- Nước sữa
Cười Hở Lợi Là Gì? Tổng Hợp Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Những thực phẩm cần tránh khi bị viêm lợi
Khi bị viêm lợi, ngoài bổ sung đồ ăn có lợi cho vùng nướu bạn cũng cần loại hạn chế những thực phẩm không tốt cho khoang miệng. Nếu thực hiện tốt việc này sẽ giúp quá trình sâu răng diễn ra chậm hơn và giảm được những cơn đau. Dưới đây là những thực phẩm bạn cần tránh xa nếu không muốn bệnh viêm lợi tiến triển xấu đi.
Đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột
Đường và tinh bột chính là “thủ phạm” gây ra mảng bám trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng. Nếu không được vệ sinh loại bỏ sạch sẽ khiến lợi viêm nhiễm nặng hơn.
Không chỉ vậy, một số loại tinh bột có thể làm tình trạng viêm lợi nghiêm trọng hơn, chuyển thành bệnh viêm nha chu. Do đó, khi bị viêm lợi bạn nên hạn chế những thực phẩm như:
- Các loại kẹo ngọt
- Các loại bánh ngọt như: bánh quy, bánh kem,
- Chocolate
- Nước ngọt
- Tinh bột trong khoai, sắn
- Hoa quả được sấy khô
Thực phẩm chứa nhiều axit
Axit có trong thực phẩm sẽ làm cho vết thương ở lợi bị tổn thương gây lở loét, bỏng rát và dễ lan rộng sang những vùng khác. Axit có nhiều trong thành phần của các loại thực phẩm như:
- Các loại trái cây như: bưởi, chanh, quýt…
- Các loại nước ép hoa quả
Vì vậy, khi ăn xong những loại thực phẩm này cần vệ sinh răng miệng hoặc uống nhiều nước để hạn chế axit trên răng lợi.
Đồ ăn quá cứng
Nướu bị viêm sẽ yếu và rất nhạy cảm nên việc ăn các đồ ăn, loại quả cứng có thể khiến cho lợi bị tổn thương nặng hơn. Khi đó, bệnh viêm lợi sẽ khó chữa trị và thời gian phục hồi khỏe mạnh cũng lâu hơn. Chính vì vậy, bạn nên kiêng hoặc loại bỏ những thực phẩm dưới đây ra khỏi thực đơn của mình khi bị viêm lợi:
- Bánh kẹo cứng
- Trái cây như quả ổi
- Các loại đồ ăn vặt cứng
- Trái cây sấy khô
- Xương sụn cứng
Đồ ăn quá nóng, quá lạnh
Cũng như khi ăn các loại đồ ăn cứng, khi ăn các món ăn quá nóng hay lạnh sẽ khiến cho răng lợi của bạn bị ê buốt, ghê răng. Trong thời gian điều trị bệnh viêm lợi, bạn nên tránh những đồ ăn này nếu không muốn lợi bị bỏng rát, lở loét và đau nhức kéo dài. Một số những món ăn bạn cần kiêng gồm:
- Lẩu nướng
- Các món súp
- Cháo nóng
- Các loại nước uống lạnh
- Đá, kem
- Ớt, hạt tiêu
Thuốc lá
Các chất độc có trong thành phần của điếu thuốc lá như Nicotin, Acid cyanhydrid, carbon Monoxyd là nguyên nhân phá hoại tổ chức trong khoang miệng và gây nên các bệnh lý răng miệng khác, trong đó có viêm lợi.
Khi hút thuốc lá sẽ để lại các mảng bám trên răng, lâu ngày tạo thành cao răng ở cả răng và lợi có thể khiến răng bị phá hủy dần, rụng răng. Vì vậy, nếu có thể bạn hãy dừng hút thuốc lá để cơ thể khỏe mạnh hơn, lợi cũng được phục hồi khỏe mạnh.
Rượu bia, cà phê
Rượu bia hay cà phê đều là những đồ uống chứa chất kích thích gây hại cho sức khỏe răng miệng. Khi sử dụng nhiều cafe sẽ khiến vi khuẩn trong khoang miệng phát triển gây mòn men răng, lợi bị nhiễm màu, thậm chí có thể gây hôi miệng.
Hơn hết, khi sử dụng nhiều loại thực phẩm này không chỉ khiến bệnh viêm lợi trở nên nặng hơn mà còn là nguyên nhân khiến miệng bị khô hơn. Bởi nước bọt có tác dụng bảo vệ răng lợi, miệng bị khô sẽ khiến răng và nướu dễ tích tụ mảng bám và tăng nguy cơ viêm nướu răng.
Để tránh những vấn đề này, hãy hạn chế uống rượu và cafe khi điều trị bệnh viêm lợi. Hoặc sau khi uống cafe bạn hãy súc miệng thật sạch.
Các loại thịt dai
Khi bị viêm lợi không chỉ lợi mà cấu trúc răng cũng sẽ bị yếu hơn do phần lợi bảo vệ ổ chân răng dễ bị tụt nên việc ăn các món ăn dai, thịt dai có thể làm nướu răng bị tổn thương. Đồng thời việc các loại thịt bị mắc vào kẽ răng nếu không được làm sạch sẽ khiến vi khuẩn phát triển, làm bệnh viêm lợi lây lan nhanh chóng. Trong thời gian chữa viêm lợi, bạn nên hạn chế ăn một số loại thịt như:
- Thịt bò
- Thịt trâu
- Thịt gà
Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn ăn những đồ ăn này thì có thể chế biến thành món hầm hoặc ninh nhừ món thịt mềm.
Cách ngăn ngừa bệnh viêm lợi
Viêm lợi nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng người bệnh, thậm chí là dẫn tới rụng răng. Vì vậy, để tránh những hậu quả xấu nhất do bệnh viêm lợi gây ra với sức khỏe của bản thân, bạn hãy lưu ngay lại một vài “mẹo” dưới đây để ngăn ngừa bệnh viêm lợi hiệu quả:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Nghe có vẻ đơn giản nhưng hiện nay rất nhiều người chưa chải răng đúng cách. Theo thống kê của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ hầu hết mọi người có thói quen chải răng theo chiều ngang và chỉ dành ít hơn 1 phút để thực hiện việc vệ sinh răng miệng. Đây là việc hoàn toàn gây hại cho răng miệng, bởi cách này không chỉ không những không giúp loại sạch được vụn thức ăn, vi khuẩn tối ưu mà còn gây hại tới lợi.
Do đó bạn hãy thực hiện vệ sinh răng miệng theo khuyến cáo của bác sĩ như sau:
- Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và mỗi lần kéo dài khoảng 3 phút để đảm bảo các vệ sinh sạch sẽ tận những các mặt răng ở sâu bên trong hàm.
- Sau khi đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng. Tránh để những thức ăn lại hay mảng bám còn sót lại do đây là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm lợi.
- Chọn bàn chải có lông tròn, mềm phù hợp với kích thước của răng để tránh làm tổn thương vùng nướu.
- Nên thay đầu bàn chải ít nhất 3 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trong trường hợp bàn chải để lâu không sử dụng hoặc lông bàn chải đã bị tòe cứng cũng cần thay để tránh gây ra tác hại cho nướu răng.
- Ưu tiên những sản phẩm kem đánh răng có khả năng loại bỏ mảng bám tốt. Nếu sử dụng kem đánh răng có chứa fluor cần có sự tư vấn từ bác sĩ.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để đảm bảo mọi vi khuẩn đã được loại bỏ.
Vệ sinh sạch lưỡi
Mọi người thường bỏ qua bước này bởi thường nghĩ rằng vệ sinh răng miệng sạch là chỉ cần đánh răng là đủ. Tuy nhiên bạn cần phải làm sạch cả lưỡi bởi đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, tăng nguy cơ bị các bệnh lý về răng miệng.
Thăm khám răng miệng định kỳ tại nha khoa
Việc định kỳ tiến hành thăm khám răng miệng tại nha khoa 6 tháng/lần bác sĩ sẽ loại bỏ cao răng, mảng bám trên răng sạch sẽ, phòng ngừa tình trạng viêm lợi. Bên cạnh đó, việc này còn giúp bác sĩ sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trên răng, lợi của bạn (nếu có) và có biện pháp xử lý nhanh chóng và an toàn.
Vì vậy, nếu thấy nướu bạn có những mảng bám, bị sưng viêm hay không chắc chắn về tình trạng bệnh có bị viêm lợi hay không. Hãy đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ tiến hành thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ có thể kê đơn thuốc Tây y hoặc tư vấn cách điều trị viêm lợi phù hợp.
Đừng đợi đến khi có những dấu hiệu bệnh viêm lợi nghiêm trọng, bệnh đã lan rộng ra các vùng khác mới đến gặp nha sĩ. Bởi khi này bệnh sẽ rất khó xử lý, bác sĩ có thể phải sử dụng đến các biện pháp can thiệp khí cụ vào vùng nướu gây tốn kém chi phí và thời gian điều trị cũng lâu hơn rất nhiều.
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ của chúng tôi liên quan đến vấn bị viêm lợi nên nên ăn và không ăn gì. Hy vọng sẽ giúp bạn có một chế độ ăn uống phù hợp nhất cho mình.
Bài viết liên quan:
- Viêm lợi trùm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị hiệu quả nhất
Viêm nướu răng nên ăn gì và cần kiêng gì? Chia sẻ kiến thức nha khoa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!