Cách Trị Tưa Lưỡi Khi Ăn Thơm An Toàn Và Hiệu Quả
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Ăn dứa (thơm) bị rát lưỡi, tưa lưỡi là hiện tượng mà hầu hết mọi người thường gặp phải, nhưng không phải ai cũng biết cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này và những điều cần nhớ để tránh rát lưỡi khi ăn dứa trong bài viết dưới đây.
Vì sao ăn trái thơm khiến lưỡi bị tưa, bị rát lưỡi?
Trái thơm là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng được dùng để ăn tráng miệng và ăn vặt phổ biến ở Việt Nam. Bạn hãy cắn thử một miếng thơm rồi để yên trên lưỡi và cảm nhận, bạn sẽ thấy lưỡi mình có cảm giác rát dần, khó chịu trong miệng. Trong nhiều trường hợp còn gây chảy máu ở môi, lưỡi hoặc hai bên má.
Ngoài ra, nếu ăn thơm liên tục và sau đó bạn không vệ sinh sạch sẽ răng miệng thì có thể khiến mảng bám hình thành trên lưỡi, lâu dần tích tụ ngày càng nhiều tạo thành tưa miệng.
Phần lớn mọi người thường cho rằng cảm giác rát lưỡi khi ăn thơm là do chất acid có trong trái thơm. Tuy nhiên, đây là một thông tin, nhận định không chính xác. Theo các chuyên gia của ViDental, việc chúng ta ăn thơm bi rát lưỡi là vì sự là vì chất bromelain – hỗn hợp của emzyme tiêu hóa. Chất này có lợi trong sức khỏe nhưng khi tiếp xúc với lưỡi là vùng da rất nhạt cảm sẽ làm phân hủy các protein gây ra tình trạng đau rát.
Tuy nhiên, bạn cũng khô cần quá lo lắng vì các triệu chứng này không gây hại gì cho sức khỏe. Nó chỉ thường chỉ xảy ra ngay sau khi ăn và tự mất đi mà không cần dùng thuốc hay các phương pháp điều trị chuyên sâu nào cả.
Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm hiệu quả nhất
Dứa rất có lợi cho sức khỏe người dùng cũng không gây hại trực tiếp gì tới sức khỏe. Nhưng việc rát miệng, mảng bám miệng cũng ảnh hưởng nhiều đến vị giác đúng không nào? Vì vậy, để hạn chế những khó chịu này, bạn có thể áp dụng ngay những cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm mà chúng tôi gợi ý dưới đây:
Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm sống
Khi ăn trực tiếp miếng thơm chín, để giảm thiểu cảm giác đau rát lưỡi bạn nên cắt thơm thành các miếng nhỏ và đem ngâm trong nước muối khoảng 5 – 10 phút. Khi thơm được sơ chế như vậy sẽ giúp ức chế men phân giải protein hiệu quả.
Bên cạnh đó, nước muối loãng còn có tác dụng giảm niêm mạc lưỡi, miệng rất an toàn. Nên nhờ vậy mà mùi vị của trái thơm cũng sẽ thơm và ngon hơn rất nhiều.
Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm – Xào nấu thơm để giảm rát lưỡi
Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm xào nấu? Không chỉ là món ăn vặt mà trái thơm còn là một nguyên liệu rất ngon dùng để chế biến các món ăn. Nếu dùng thơm để nấu ăn, bạn hãy chú ý từ khâu sơ chế. Thơm cần được gọt vỏ, bỏ sạch mắt và rửa nhanh qua với một nước muối pha loãng.
Khi được xào, nấu trên nhiệt độ cao sẽ làm vô hiệu hóa khả năng làm kích ứng của miếng thơm. Đặc biệt là với những ai bị dị ứng với loại quả này, bạn có thể làm theo mẹo trên để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Hướng dẫn: Cách rơ lưỡi bằng rau ngót an toàn, hiệu quả và nhanh chóng
Lưu ý cần nhớ để tránh tình trạng tưa và rát lưỡi khi ăn trái thơm
Để ngăn ngừa và phòng tránh tình trạng tưa lưỡi, đau rát lưỡi khi ăn trái thơm. Bạn cần lưu ý một số điểm có lợi cho sức khỏe sau đây:
- Nếu ăn thơm sống nên chọn những quả thơm đã chín, tươi, có mùi thơm đặc trưng và còn nguyên cả quả.
- Không nên ăn thơm đã bị thối, dập nát. Khi thơm bị dập nát, dịch thấm ra sẽ làm nấm phát triển xâm nhập vào trong quả, gây các bệnh lý về răng miệng như tưa lưỡi, nấm miệng và có thể làm người ăn bị ngộ độc.
- thơm phải được gọt hết lớp vỏ, bỏ mắt (nên cắt sâu một chút) để không sót lại thành phần gây rát lưỡi nào.
- Có thể chế biến thơm để làm nước sinh tố, nước ép uống mỗi ngày. Việc này cũng tránh tình trạng tưa, rát lưỡi.
- Không nên ăn thơm khi bụng còn đói, bởi các acid hữu cơ và bromelin có trong thành phần quả thơm sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, hệ tiêu hóa.
- Những trường hợp không nên ăn thơm gồm có: Người có bệnh chảy máu, người mắc bệnh dạ dày, người bị đái tháo đường, huyết áp cao, phụ nữ có thai và người bị hen phế quản.
- Tuyệt đối không ăn, uống nước ép thơm xanh. Bởi khi này trái thơm rất độc có thể gây nôn mửa và tiêu chảy nặng.
Tuy nhiên, trong trường hợp nếu ăn thơm có các biểu hiện như: tê miệng kéo dài, ngứa ngáy, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, lưỡi bị sưng,… thì bạn đừng chủ quan. Hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lý do gây ra tình trạng rát lưỡi, tưa lưỡi khi ăn thơm và cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp sớm nhất.
Bật mí:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!