Nấm Miệng
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Nấm miệng, còn được gọi là viêm loét miệng, là một tình trạng phổ biến khiến niêm mạc trong miệng trở nên đỏ, sưng, và thường đi kèm với cảm giác đau hoặc khó chịu. Nấm miệng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng [1]. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây nên như trong cách sinh hoạt hằng ngày và do các bệnh lý [2]. Nấm miệng ở trẻ cần được phát hiện kịp thời và có các biện pháp xử lý đúng cách tránh lây lan [3].
Tác hại của nấm miệng
Những tác hại của nấm miệng có thể kể đến như sau:
- Đau rát và không thoải mái: Nấm miệng thường gây ra cảm giác đau hoặc khó chịu, đặc biệt khi ăn hoặc nói.
- Khó khăn khi ăn uống: Vết loét trong miệng có thể làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn và đau đớn.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Nếu không được điều trị, nấm miệng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng đến khả năng nói, ăn, và thậm chí cả giấc ngủ.
- Nguy cơ nhiễm trùng: Nếu nấm miệng không được điều trị, có thể dẫn đến việc xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus khác vào vết thương, gây ra các vấn đề nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây nấm miệng
Bị nấm miệng có thể do một số thói quen trong sinh hoạt hoặc mắc bệnh lý gây ra. Dưới đây là các nguyên nhân khiến nấm candida tăng số lượng gây nhiễm trùng trong khoang miệng như:
Nguyên nhân do sinh hoạt:
- Tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc chứa corticosteroid với liều cao hay dùng trong một thời gian dài có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Nấm candida thường có khả năng tấn công và phát triển mạnh đối với những người ốm yếu, sức đề kháng suy giảm.
- Hút thuốc lá: Các chất độc hại trong khói thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi mà còn là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh nấm miệng.
- Vệ sinh răng miệng kém: Không chú trọng vệ sinh răng miệng, hoặc vệ sinh không đúng cách tạo ra môi trường lý tưởng cho nấm, vi khuẩn cùng các tác nhân gây bệnh phát triển.
- Dùng răng giả: Người đeo răng giả đặc biệt là khi vệ sinh răng giả không đúng cách sẽ có nguy cơ mắc bệnh nấm miệng cao hơn bình thường.
- Khô miệng: Khi mắc một số bệnh lý khiến niêm mạc miệng bị khô, ít tiết nước bọt sẽ dễ bị nhiễm nấm candida.
Nguyên nhân do bệnh lý:
- HIV/AIDS: Virus gây HIV/ AIDS gây suy giảm miễn dịch dẫn đến tình trạng tế bào của hệ thống miễn dịch bị thiếu hụt hoặc bị phá hủy. Từ đó làm cho người bệnh dễ bị mắc các bệnh lý về nhiễm trùng trong đó có nấm miệng.
- Ung thư: Khi bị ung thư thì hệ thống miễn dịch cũng bị suy yếu do bệnh tật và phương pháp hóa trị và xạ trị. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng candida như nấm miệng ở người bệnh.
- Đái tháo đường: Khi bị tiểu đường mà không có giải pháp điều trị nước bọt của người bệnh có thể chứa một lượng lớn đường, thúc đẩy sự phát triển của nấm candida.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nấm miệng, do đó người bệnh cần phòng ngừa bằng cách thay đổi các thói quen sinh hoạt để tránh nhiễm bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm.
Miệng bị nấm có lây không? Biến chứng bệnh nấm miệng?
Loại nấm candida gây bệnh nấm miệng cũng làm nhiễm trùng nấm men ở các bộ phận cơ thể khác. Vì vậy, con đường lây lan của chúng cũng rất đa dạng. Một số con đường lây nhiễm thường gặp như:
- Lây qua miệng: Trường hợp tiếp xúc miệng như hôn, mớm cơm,… có thể khiến vi khuẩn lây nhiễm và gây bệnh cho người khác.
- Qua quan hệ tình dục: Khi miệng bị nấm, nhiễm trùng nấm men âm đạo hoặc dương vật có khả năng truyền cho bạn tình thông qua quan hệ tình dục, kể cả đường hậu môn hoặc khi quan hệ bằng miệng.
- Lây nhiễm từ mẹ sang con: Phụ nữ có thai bị nhiễm nấm âm đạo sẽ truyền nấm cho con trong khi sinh dẫn đến tình trạng trẻ bị nấm miệng. Bên cạnh đó, khi mẹ bị nhiễm trùng nấm men vú cũng sẽ truyền nấm sang con khi cho bú hoặc ngược lại trẻ bị bệnh cũng có thể truyền nấm cho mẹ khi bú sữa.
- Lây nhiễm từ môi trường: Loại nấm candida rất phổ biến trong môi trường do đó khi có lối sống không lành mạnh cũng sẽ dễ dàng mắc bệnh.
Loại nấm candida lây nhiễm mạnh qua nhiều con đường khác nhau nhưng có thể trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên muốn loại bỏ người bệnh cần phải phát hiện và điều trị ngay từ khi có dấu hiệu bệnh.
Đối với trường hợp người có hệ miễn dịch kém việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt, nếu không áp dụng đúng cách, loại nấm candida có thể đi vào máu rồi lan tới các cơ quan như tim, não, mắt,… Tình trạng này được gọi là nhiễm nấm hệ thống, chúng gây ra các vấn đề tại các cơ quan bị ảnh hưởng, thậm chí gây sốc nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng.
Bệnh nấm miệng, đặc biệt là tình trạng nấm miệng ở trẻ có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, người bệnh cần điều trị ngay khi miệng xuất hiện các mảng màu trắng hoặc có các dấu hiệu nào nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
Cách điều trị bệnh nấm miệng hiệu quả
Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số cách điều trị bệnh nấm miệng cực kỳ hiệu quả sau:
Điều trị bằng mẹo tại nhà
Trong trường hợp miệng mới xuất hiện triệu chứng nhiễm nấm candida, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo trị bệnh ngay tại nhà. Đây là cách sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên rất an toàn và không gây tốn kém chi phí.
Các mẹo chữa nấm miệng tại nhà thường được dân gian sử dụng gồm có:
Ăn tỏi sống
Tỏi có chứa nhiều thành phần lưu huỳnh, các hoạt chất allicin và alliin. Chính vì vậy tỏi được coi là kháng sinh tự nhiên, khi sử dụng sẽ tiêu diệt vi nấm candida gây bệnh.
Cách sử dụng tỏi trị bệnh nấm miệng: Lấy 4 – 5 tép tỏi tươi, bóc bỏ vỏ rồi nhai sống trực tiếp. Mùi hăng của tỏi khiến hơi thở phát sinh mùi hôi khó chịu, vì vậy bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Ngoài ra, người bệnh dùng tỏi làm gia vị chế biến các món ăn hàng ngày cũng giúp giảm triệu chứng bệnh đáng kể.
Dùng lá trầu không
Trong lá trầu không có chứa các hoạt chất kháng sinh giúp diệt khuẩn, kháng nấm tự nhiên. Vì vậy, khi sử dụng lá trầu không cũng là cách chữa nấm candida và các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu răng,… hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Lấy 1 nắm lá trầu không bánh tẻ rồi đem rửa sạch.
- Nấu chung lá trầu với 1 lít nước trong khoảng 10 phút.
- Dùng nước lá mới đun để ngậm và súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày.
Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có khả năng ức chế các loại vi nấm, vi khuẩn gây bệnh, trong đó có nấm candida miệng. Cách sử dụng tinh dầu trị nấm tại nhà thực hiện rất đơn giản:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách chải răng hoặc dùng nước súc miệng.
- Lấy 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà pha loãng cùng nước theo tỷ lệ 1:1.
- Sau đó dùng tăm bông thấm hỗn hợp thoa vào vùng niêm mạc miệng bị tổn thương.
- Đợi khoảng 15 – 20 phút cho tinh dầu thẩm thấu rồi súc miệng lại với nước muối.
Các mẹo dân gian trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng nấm giai đoạn mới khởi phát. Chính vì vậy, khi bệnh phát triển mạnh hơn người bệnh nên lựa chọn cách điều trị khác hoặc đến cơ sở y tế để được bác sĩ giúp đỡ trị bệnh.
Điều trị nấm bằng thuốc Tây y
Khi đến thăm khám, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nấm miệng bằng cách kiểm tra tình trạng răng miệng của người bệnh. Sau đó áp dụng một số cách xét nghiệm khác như:
- Dùng bông vô trùng ngoáy phía sau cổ họng và nghiên cứu các vi sinh vật dưới kính hiển vi.
- Thực hiện nội soi để kiểm tra niêm mạc thực quản, dạ dày và ruột non.
- Chụp X-quang thực quản.
Sau khi xác định rõ tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số thuốc điều trị sau:
- Dung dịch Nystatin: Dung dịch này chứa thuốc kháng nấm, dùng để vệ sinh lưỡi, giảm triệu chứng khó chịu do nấm candida gây ra.
- Kem Miconazole: Thuốc kháng nấm dạng kem cũng có hiệu quả tiêu diệt và ngăn ngừa nấm miệng phát triển mạnh.
- Itraconazole: Thuốc uống này được chỉ định cho những người không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác và người bệnh nhiễm HIV.
- Amphotericin B: Đây là loại thước được sử dụng trong những trường hợp nặng.
- Viên ngậm chống nấm clotrimazole (Mycelex Troche): Người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng viên ngậm để loại bỏ nấm trong miệng.
Sử dụng các bài thuốc Đông y
Ngoài sử dụng thuốc Tây y và các mẹo dân gian, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y trị bệnh nấm miệng sau:
Bài thuốc dạng uống
Chuẩn bị: Trinh nữ hoàng cung 15g kết và tam thất 7g.
Cách dùng: Đem các vị thuốc sắc với nước rồi dùng để uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Kiên trì trong vòng 7 – 10 ngày liên tiếp, sau đó ngưng 7 ngày rồi tiếp tục sắc uống đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Bài thuốc dạng xông rửa
Ngoài bài thuốc uống, người bệnh khi bị nhiễm nấm vùng kín có thể sử dụng bài thuốc dạng xông rửa sau:
Chuẩn bị: Bạch tiên bì, Khổ sâm, Hoàng bách, Xà sàng tử mỗi vị 30g cùng với Băng phiến 3g.
Cách dùng: Cho các vị thuốc vào miếng vải trắng gói lại. Sau đó đem đun sôi cùng 2 lít nước, để nguội bớt rồi dùng xông vùng kín ở khoảng cách vừa phải. Mỗi ngày xông 1 – 2 lần, liên tục khoảng 7 ngày sẽ có hiệu quả.
Lý do bạn nên xử lý nấm miệng tại ViDental Kid
- ViDental Kid là một trung tâm nha khoa uy tín, được rất nhiều khách hàng lựa chọn là nơi thăm khám và điều trị các tình trạng về răng miệng.
- Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ và có máy móc thiết bị y tế hiện đại.
- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, đầy đủ các chứng chỉ hành nghề, nhiệt tình và có nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh.
- Các dịch vụ thăm khám và điều trị có chi phí phù hợp, cam kết không nâng giá hay báo giá ảo.
- Thủ tục thăm khám và điều trị đơn giản, khách hàng không mất công chờ đợi lâu.
Bác sĩ Quang Anh
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chuyên khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Phục hình, Nha khoa tổng quát
- Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Kid – Đống Đa, Hà Nội
Công tác và giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều nha khoa, bệnh viện Quốc tế lớn như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec và thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng.
Một số thắc mắc liên quan đến nấm miệng
Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh vì nếu không thận trọng trong chế độ ăn uống sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Món ăn trẻ cần kiêng khi bị nấm miệng: Thực phẩm nhiều đường và tinh bột, hải sản, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều chất béo [1].
- Thực phẩm trẻ nên ăn khi bị nấm miệng: Sữa chua, nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin C, tinh bột nghệ, nước chanh [2].
- Ngoài chế độ ăn uống, phụ huynh cũng nên chú ý đến cách vệ sinh, sinh hoạt tại nhà và tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ để giúp con đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng [3].
Trẻ bị nấm miệng nguyên nhân chính gây bệnh là do nấm Candida albicans với các dấu hiệu như bên trong lưỡi, vòm họng, má hoặc môi của trẻ xuất hiện những mảng trắng [1]. Lúc này ba mẹ có thể áp dụng các cách như dùng rơ lưỡi, sử dụng sữa chua không đường hoặc thuốc đã được bác sĩ kê [2]. Để tránh gặp phải tình trạng này, phụ huynh cần đảm bảo các vật dụng khi tiếp xúc với bé sạch sẽ, vệ sinh khoang miệng cho bé thường xuyên để tránh vi khuẩn phát triển [3].
Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Nấm miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và ở tất cả các đối tượng. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh lý này cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:
- Nên đánh răng hai lần một ngày, kèm theo đó là dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên. Bên cạnh đó, cần thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng 1 lần để tránh vi khuẩn tích tụ gây bệnh về răng miệng.
- Súc miệng bằng nước muối ấm cũng là cách giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa nấm candida albicans phát triển mạnh.
- Trường hợp phụ nữ mang thai cho con bú nên sử dụng miếng đệm để ngăn ngừa các loại nấm lây lan đến quần áo. Từ đó tránh được sự lây lan của nấm candida sang cho con.
- Với trẻ nhỏ ba mẹ nên tiến hành rơ lưỡi cho con, ngay từ khi con chưa mọc răng.
- Cần hạn chế lượng đường và các chất men có trong các thực phẩm như đồ ngọt, bánh mì, bia, rượu vang,… Vì các thực phẩm và đồ uống này có thể làm tăng sự phát triển candida.
- Cần kiểm soát và điều trị dứt điểm các vấn đề về sức khỏe nhất là khi mắc các bệnh lý như tiểu đường, nhiễm HIV hay một số bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch khác.
- Người bệnh cần thực hiện các bài tập thể dục hàng ngày để rèn luyện sức khỏe và tăng sức đề kháng cho bản thân.
- Ngoài ra việc thăm khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết, nhất là trường hợp đeo răng giả vì đây là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh nấm miệng cao.
Nấm miệng có thể lây lan từ người này qua người khác nhất là trường hợp có sức đề kháng yếu. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh lý này phát triển và lây lan người bệnh cần vệ sinh răng miệng đúng cách và tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!