Trẻ Bị Nấm Miệng Phải Làm Sao? 3 Phương Pháp Điều Trị Triệt Để
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Trẻ bị nấm miệng nguyên nhân chính gây bệnh là do nấm Candida albicans với các dấu hiệu như bên trong lưỡi, vòm họng, má hoặc môi của trẻ xuất hiện những mảng trắng [1]. Lúc này ba mẹ có thể áp dụng các cách như dùng rơ lưỡi, sử dụng sữa chua không đường hoặc thuốc đã được bác sĩ kê [2]. Để tránh gặp phải tình trạng này, phụ huynh cần đảm bảo các vật dụng khi tiếp xúc với bé sạch sẽ, vệ sinh khoang miệng cho bé thường xuyên để tránh vi khuẩn phát triển [3].
Tại sao trẻ bị nấm miệng? Dấu hiệu nhận biết nấm miệng ở trẻ
Nấm miệng là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, được biết đến với một số tên gọi khác như đẹn trăng hay tưa miệng, tưa lưỡi. Nguyên nhân chính gây bệnh là do nấm Candida albicans. Đây vốn là loại nấm phổ biến trên cơ thể người, ít khi gây hại nếu được duy trì ở mức cân bằng. Tuy nhiên, khi nấm sinh sôi, phát triển mạnh mẽ sẽ gây ra nấm miệng. Theo các chuyên gia y tế, một số yếu tố làm tăng nguy có nhiễm nấm Candida miệng và họng ở trẻ em dưới 1 tuổi gồm có:
- Hệ thống miễn dịch yếu: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị nấm miệng cao do hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu. Đặc biệt với trẻ sinh non, sinh nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng hoặc trẻ sử dụng corticoid đường hít kéo dài mà không súc miệng sau khi xịt, điều này sẽ góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
- Thai phụ bị nhiễm nấm sinh dục: Nếu mẹ bị nhiễm nấm sinh dục trong khi mang thai và chưa được điều trị dứt điểm, bé có thể bị nhiễm bệnh khi mẹ sinh thường qua cửa âm đạo.
Sử dụng kháng sinh: Việc sử dụng thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân là do kháng sinh đi vào cơ thể sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và hệ vi nấm có hại, từ đây gây nên bệnh nấm miệng. - Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh nấm miệng ở trẻ còn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tiêu biểu có thể kể đến như khoang miệng của trẻ dễ bị đóng cặn sữa sau khi bú, nếu miệng trẻ không được vệ sinh thường xuyên, nấm miệng rất dễ phát triển và lây lan. Ngoài ra, việc trẻ ngậm, bú các dụng cụ như núm ti, ti giả, vòng ngậm nướu… bị nhiễm vi nấm cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh lý này.
Để biết trẻ bị nấm miệng phải làm sao, việc nhận biết chính xác bệnh là điều vô cùng cần thiết. Bệnh thường đi kèm một số dấu hiệu phổ biến như:
- Bên trong lưỡi, vòm họng, má hoặc môi của trẻ xuất hiện những mảng trắng hình tròn, nhỏ giống như nổi cục.
- Những đốm trắng này rất khó làm sạch dù mẹ có cố gắng áp dụng nhiều cách khác nhau.
- Sau khi cạo bỏ những đốm trắng này, mẹ sẽ thấy bên trong miệng trẻ xuất hiện nhiều nốt đỏ.
- Nấm miệng về cơ bản sẽ không gây ra đau đớn cho trẻ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những đốm trắng trong miệng có thể làm trẻ rất khó chịu, biếng ăn, quấy khóc khi bú sữa vì bị đau. Nếu việc điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh không được thực hiện kịp thời, nấm sẽ mọc dày và có thể lây lan rất nhanh xuống cổ họng, thực quản, khí quản. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi hoặc tiêu chảy ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ bị nấm miệng phải làm sao?
Khi trẻ sơ sinh bị nấm miệng phải làm sao? Việc điều trị sớm cho bé là điều vô cùng cần thiết. Do đó, phụ huynh hãy cân nhắc áp dụng một số giải pháp cụ thể sau đây.
Trẻ bị nấm miệng phải làm sao? Rơ lưỡi
Rơ lưỡi là giải pháp làm sạch lưỡi, khoang miệng của trẻ hiệu quả. Do đó, đây được xem là một trong những cách chữa tưa miệng ở trẻ sơ sinh đầu tiên mà các phụ huynh không thể bỏ qua.
- Trước tiên, bạn cần vệ sinh tay thật sạch sẽ. Sau đó hãy lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay (ngón tay để rơ miệng phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé) và nhúng trong nước ấm giúp làm mềm gạc.
- Dùng miếng gạc đã được làm ẩm, chấm thuốc chống nấm, hoặc Dizigone với lượng vừa đủ.
- Thực hiện rơ quanh miệng cho bé theo thứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng. Cuối cùng, hãy rơ lưỡi từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.
- Nên thực hiện rơ miệng cho bé 2 lần/ngày. Sau đó, cho bé nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước khi bú hay ăn uống.
Về thời điểm thực hiện, bạn nên chú ý rơ miệng khi bụng bé đói, không có thức ăn.
Tham khảo:
Trẻ bị nấm lưỡi phải làm sao? Sử dụng sữa chua không đường
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, khi trẻ em bị nấm lưỡi phải làm sao? Bạn có thể sử dụng sữa chua không đường để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Theo các chuyên gia, mặc dù nấm Candida albicans không bị tiêu diệt bởi sữa chua. Tuy nhiên, trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà bạn có thể sử dụng lượng sữa chua sao cho phù hợp.
Trẻ bị nấm miệng phải làm sao? Hãy sử dụng thuốc
Với những trẻ mắc nấm miệng ở mức độ nặng, phụ huynh nên cân nhắc lựa chọn thuốc để điều trị nấm miệng ở trẻ nhỏ. Hiện nay, có hai loại thuốc được sử dụng phổ biến gồm:
- Miconazole: Đây là một loại thuốc được sản xuất dưới dạng gel rất dễ sử dụng, giúp tiêu diệt các tế bào nấm bên trong miệng trong thời gian ngắn. Bạn hãy dùng ngón tay sạch, thoa đều gel lên các mảng trắng trong miệng của trẻ. Nên dùng 3 lần/ngày sau bữa ăn, ít nhất là 7 ngày và tiếp tục 7 ngày sau khi các mảng trắng biến mất để ngăn ngừa nấm miệng tái phát.
- Nystatin: Đây là thuốc điều trị nấm miệng dưới dạng viên uống có hiệu quả cao trong điều trị nấm miệng. Bạn hãy sử dụng thuốc để nghiền nát và hòa tan trong nước để rơ miệng cho trẻ 3 lần/ngày trong vòng ít nhất là 7 ngày. Đặc biệt nên kéo dài thêm 2 ngày sau khi các mảng trắng biến mất.
Trẻ Bị Nấm Miệng Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?
Phòng ngừa tái phát
Sau khi tìm hiểu trẻ bị nấm miệng phải làm sao và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Việc phòng ngừa bệnh tái phát là điều vô cùng cần thiết, đảm bảo miệng lưỡi của trẻ luôn duy trì trạng thái sạch sẽ.
- Với trẻ sơ sinh và dưới 2 tháng tuổi: Mẹ cần chú ý vệ sinh miệng, lưỡi, mũi cho các bé bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2 lần. Riêng trẻ sơ sinh bạn cần dùng gạc mềm, sạch thấm nước muối sinh lý để lau lưỡi cho bé.
- Với trẻ trên 2 tuổi: Mẹ cần đánh răng cho trẻ hoặc hướng dẫn trẻ cách đánh răng và súc miệng sau mỗi khi ăn. Không cho trẻ ăn vặt, ăn bánh kẹo, nước ngọt vào buổi tối để hạn chế nấm lưỡi phát triển. Ngoài ra, cần chú ý cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để tránh khô miệng.
- Giữ vệ sinh đồ chơi, đồ dùng: Vệ sinh thường xuyên, đảm bảo núm vú giả, đồ chơi, dụng cụ cho bé ăn luôn thật sạch sẽ.
Khi trẻ bị nấm miệng cần lưu ý gì?
Khi điều trị trẻ bị nấm miệng phải làm sao? Phụ huynh cần lưu ý thêm một số yếu tố sau đây:
- Khi vệ sinh miệng lưỡi cho bé, phụ huynh tuyệt đối không cố gắng làm sạch những chấm trắng trên lưỡi trẻ. Điều này có thể sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng.
- Luôn đảm bảo mọi đồ vật tiếp xúc với bé đều sạch sẽ và hợp vệ sinh. Thường xuyên vệ sinh núm vú của bình sữa và núm vú giả trước và sau mỗi lần sử dụng.
- Cố gắng không cho bé mút tay hoặc đưa bất kỳ đồ chơi nào vào miệng.
- Nếu bạn đang cho con bú và nhận thấy đau nhức hoặc khó chịu ở núm vú khi cho con bú. Tốt nhất bạn nên thăm khám, kiểm tra để được điều trị nấm nếu có.
Bài viết trên đấy đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc trẻ bị nấm miệng phải làm sao. Với trẻ nấm miệng ở mức độ nhẹ, mẹ có thể trị tại nhà cho con bằng cách dùng thuốc rơ miệng tại chỗ, sau khoảng 1 tuần trẻ sẽ hết bệnh. Trong trường hợp trẻ xuất hiện nấm miệng lâu ngày, vết loét nặng, bạn nên đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên đây đã có thể giúp ích được cho bạn.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!