Nấm Miệng Ở Trẻ: Triệu Chứng Nhận Biết Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Nấm miệng ở trẻ em là một bệnh lý rất hay gặp, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Bệnh không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ hay lây lan sang những bộ phận khác nhưng nấm miệng tác động xấu đến quá trình ăn uống của bé. Để trẻ bớt khó chịu và quấy khóc, cha mẹ nên bổ sung ngay những kiến thức phòng và điều trị bệnh dưới đây!
Nấm miệng ở trẻ là gì? Vì sao trẻ bị nấm miệng?
Nấm bệnh là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em hiện nay. Bệnh nấm miệng dân gian thường gọi là đẹn trăng hay bệnh tưa miệng. Tình trạng nấm miệng do nấm men Candida Albicans gây nên, chúng tồn tại sẵn trong khoang miệng của bé và chỉ chờ dịp thuận lợi để phát triển. Ban đầu chỉ là những chấm trắng nhỏ không đều xuất hiện trên đầu lưỡi, sau đó nấm lan rộng thành từng mảng trắng trên mặt lưỡi.
Một số tác nhân khiến nấm Candida gia tăng sự phát triển trong miệng – họng của bé đó là:
- Bé có hệ miễn dịch yếu: Đối tượng trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ có nguy cơ bị nấm miệng rất cao. Sở dĩ là bởi trẻ lúc này có hệ thống miễn dịch quá non nớt. Nhất là đối với các bé bị sinh thiếu tháng, nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng và trẻ sử dụng Corticoid dạng hít kéo dài (thường là điều trị hen suyễn) mà không vệ sinh mũi sau khi xịt.
- Mẹ bị mắc bệnh nấm đường sinh dục: Nguyên nhân khiến trẻ nhiễm nấm Candida ngay từ khi sinh ra chính là do lây từ mẹ. Các chị em bị nấm đường sinh dục trong quá trình mang thai mà không được điều trị hoặc trị không triệt để hoàn toàn có thể lây sang cho con khi sinh thường.
- Dùng kháng sinh không đúng hướng dẫn: Uống kháng sinh bừa bãi, dùng thuốc trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ nấm miệng ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân bởi kháng sinh có khả năng làm mất cân bằng hệ vi sinh ( lợi khuẩn – hại khuẩn), gây nên nấm miệng do Candida Albicans.
- Yếu tố khác: Nấm miệng ở trẻ nhỏ còn do vệ sinh khoang miệng kém sau khi bé bú xong. Bệnh nấm cũng dễ dàng lây lan khi bé ngậm các loại núm ti, ti giả,…. bởi chúng thường chứa sẵn vi nấm gây hại.
Bệnh nấm miệng khá lành tính và hiếm khi gây ra những tác động nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên đối với những bé có hệ miễn dịch kém, nấm có thể lây lan ra toàn bộ cơ thể và gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Ở giai đoạn đầu, tình trạng nấm miệng ở trẻ không biểu hiện nhiều triệu chứng. Tuy nhiên đến mức độ bệnh nặng hơn, trẻ nhỏ dễ dàng gặp phải những dấu hiệu bệnh như sau:
- Xuất hiện những vạt trắng hay màu vàng nhạt ở phần má trong, bề mặt lưỡi, trong cổ họng, trên bề mặt nướu, môi,…
- Có hiện tượng chảy máu tại những đốm này khi bị chà mạnh.
- Miệng có cảm giác bị nóng ran, khô miệng, chốc mép, khó nuốt, trong miệng có vị đắng, vị giác suy giảm.
- Nấm miệng ở trẻ khiến con bị đau đớn và khó chịu. Từ đó trẻ sinh ra biếng ăn, quấy khóc và không chịu bú vì miệng đau.
Trong một số tình huống, bệnh nấm miệng phát triển mạnh và lây lan xuống cả vùng thực quản, khí quản gây các bệnh như viêm phổi, tiêu chảy. Nấm Candida gây bệnh ở miệng hoàn toàn có thể gây nấm ở những bộ phận khác trên cơ thể như da, bộ phận sinh dục,… rất ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nấm miệng ở con có nguy hiểm không? Có lây không?
Bệnh nấm vùng miệng ở các bé nếu không được điều trị sớm sẽ bị loang ra khắp vùng lưỡi, khiến con bị mất đi vị giác, trở nên biếng ăn, quấy khóc và khó chịu thường xuyên. Từ đó bé bị nấm miệng thường có sức đề kháng yếu kém hơn các bé cùng độ tuổi. Việc phát triển của con không được hoàn thiện vì ăn uống thiếu chất, con dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn hay chậm mọc răng.
Bệnh nấm miệng ở bé có lây không? Thực chất bệnh lý này hoàn toàn có thể lây lan thông qua tiếp xúc thân mật giữa người với người hay từ mẹ truyền sang con. Cụ thể như:
- Nấm lây lan qua tiếp xúc thân mật như hôn má, hôn môi. Nấm dễ dàng từ miệng người này lây qua miệng trẻ nhỏ và tiếp tục phát triển, hình thành nên bệnh nấm miệng.
- Bé bị lây từ mẹ do trong quá trình mang thai mẹ bị viêm nhiễm âm đạo.
- Ngoài ra, cũng có trường hợp mẹ bị nấm vú khiến bé khi bú bị nấm miệng. Ngược lại khi bé bị nấm miệng cũng truyền ngược sang mẹ thông qua việc bú mẹ. Để điều trị trong tình huống này cần tác động cả về phía bé và phía mẹ.
Nấm miệng ở trẻ nhỏ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe là rất xấu. Do đó để con phát triển một cách tốt nhất, cha mẹ nên chú ý phát hiện và điều trị bệnh nấm miệng cho bé từ sớm.
Các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Bệnh nấm miệng khó điều trị dứt điểm hoàn toàn và rất dễ tái nhiễm, do đó ngay khi nhận thấy bé có những biểu hiện nấm trong khoang miệng cha mẹ cần cho con đi khám sớm.
Chẩn đoán nấm miệng khá đơn giản, chỉ bằng biện pháp kiểm tra miệng của bé để phát hiện các đốm trắng khá đặc trưng. Một số trường hợp phức tạp hơn cần sinh thiết miệng để kiểm tra sâu. Tình huống nấm lan xuống thực quản, bác sĩ phải tiến hành cấy mẫu quét họng hay nội soi mới có thể biết chính xác và đưa ra phương án điều trị.
Điều trị nấm miệng bằng thuốc Tây
Thông thường, có 2 loại thuốc được dùng để điều trị nấm miệng ở trẻ phổ biến đó là:
- Miconazole: Thuốc dạng gel sử dụng rất đơn giản, Miconazole sẽ giúp tiêu diệt hết các tế bào nấm Candida ở bên trong miệng chỉ bằng cách thoa thuốc lên vết nấm miệng mỗi ngày.
- Nystatin: Thuốc dạng viên uống điều trị nấm miệng rất hiệu quả. Mẹ có thể dùng thuốc này nghiền nát, trộn với nước dùng để rơ lưỡi cho bé nếu không thể sử dụng Miconazole.
Khi sử dụng thuốc để điều trị nấm miệng cho trẻ, các mẹ cũng cần lưu ý về thời gian sử dụng. Thuốc kháng nấm mẹ có thể dùng đều đặn để rơ miệng cho bé khoảng 3 – 4 lần trong ngày, liên tục trong vòng 7 ngày con sẽ khỏi. Tuy nhiên thuốc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, mẹ không nên dùng thuốc cho bé để rơ miệng hàng ngày khi con đã khỏi bệnh.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc trị nấm dạng gel dễ sử dụng nhưng cần thật cẩn trọng khi dùng cho các bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Gel thuốc có thể gây bít tắc vùng cổ họng nếu mẹ bôi quá dày, bôi quá sâu vào trong miệng mà không kiểm soát tốt liều lượng thuốc đã chỉ định.
Xem thêm: Tưa miệng khi mang thai: Mẹ cần nhận biết sớm để điều trị kịp thời
Chữa bệnh nấm miệng ở trẻ nhanh chóng với mẹo tại nhà
Một số phương pháp điều trị tại nhà cũng giúp kiểm soát và đẩy lùi nấm miệng ở trẻ khá hiệu quả mà mẹ có thể tham khảo. Hãy chú ý rằng những giải pháp này chỉ mang tính hỗ trợ, mẹ không nên coi là phương án điều trị chính.
Những cách giúp giảm nhanh triệu chứng nấm miệng cho bé như sau:
- Súc miệng bằng nước muối: Muối có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm và cân bằng độ pH khoang miệng một cách hiệu quả. Do đó việc sử dụng nước muối loãng hay nước muối sinh lý để cho bé súc miệng hàng ngày là một biện pháp điều trị nấm miệng, sún răng rất tốt mà không tốn quá nhiều chi phí. Đối với các bé còn quá nhỏ, khó có thể tự súc miệng được mẹ nên thay thế bằng việc rơ miệng bằng nước muối.
- Dùng nước chanh pha loãng: Trong chanh có chứa nhiều vitamin C, axit tự nhiên rất lành tính và tiêu diệt vi khuẩn, mùi hôi miệng hiệu quả. Mẹ có thể dùng nước chanh pha loãng để vệ sinh miệng cho bé ngay tại nhà. Chỉ sau một thời gian ngắn có thể thấy nấm miệng giảm bớt đáng kể.
- Súc miệng bằng rượu táo pha loãng: Rượu táo hay giấm táo từ lâu đã được dùng với công dụng diệt khuẩn, kháng nấm và chống viêm an toàn. Với rượu táo mẹ có thể pha loãng để giảm nồng độ và dùng nước đó để vệ sinh miệng cho trẻ.
- Ăn sữa chua lợi khuẩn hoặc dùng viên uống lợi khuẩn: Biện pháp giảm nấm miệng rất tốt tại nhà chính là bổ sung các lợi khuẩn cho cơ thể. Bản chất nấm miệng phát triển do số lượng nấm Candida hoạt động trong khoang miệng quá nhiều. Khi bạn bổ sung lợi khuẩn cho miệng, hệ vi sinh vật trong miệng được cân bằng và nấm miệng sẽ được cải thiện.
Với các mẹo điều trị nấm miệng tại nhà, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể áp dụng cho con hàng ngày mà không cần lo lắng đến vấn đề tác dụng phụ. Ngoài ra, khi con đã hết nấm miệng, mẹ vẫn nên duy trì thói quen này khoảng 3 lần trong tuần để phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm.
Trẻ Bị Nấm Miệng Phải Làm Sao? 3 Phương Pháp Điều Trị Triệt Để
Đông y điều trị chứng nấm ở miệng cho bé
Hiện nay có rất nhiều cha mẹ lựa chọn cách chữa nấm miệng ở trẻ bằng các bài thuốc Đông y bởi chúng khá an toàn, ít gây hại đến sự chuyển hóa trong cơ thể ở gan, thận.
Sở dĩ giải pháp này ưu việt là bởi thuốc Đông y sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên không gây tác dụng phụ. Ngoài ra, thuốc không chỉ giúp ức chế sự hoạt động của nấm Candida mà còn nâng cao thể trạng cũng như sức đề kháng tự nhiên của trẻ.
Một số bài thuốc Đông y phổ biến được dùng để trị nấm men như:
- Bài thuốc số 1: Bạch truật, đẳng sâm, sa tiền tử, hoài sơn, cam thảo, trần bì đem sắc lấy 1 bát thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc số 2: Bạch truật, đẳng sâm, phục linh, bán hạ, liên nhục, cam thảo đất, khiếm thực sắc thành 3 lần và uống trong ngày.
- Bài thuốc số 3: Thục địa, trạch tả, sơn thù, phụ tử, tang phiêu diêu, cam thảo đất, bạch linh sắc làm 2 bát dùng trong ngày.
Do các thành phần dược tính trong thuốc đều ở dạng tự nhiên, cơ thể cần thời gian hấp thụ nên tác dụng của thuốc Đông y thường đến chậm. Bởi vậy mẹ cho bé dùng thuốc cần hết sức kiên trì, không được bỏ dở liệu trình chữa trị. Ngoài ra, hãy tham khảo bác sĩ có chuyên môn Y học cổ truyền về cách kết hợp dược liệu sao cho đảm bảo an toàn với trẻ nhất.
Trẻ Bị Nấm Miệng Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?
Địa chỉ khám chữa bệnh cho trẻ uy tín
Điều trị nấm miệng cho trẻ ở đâu tốt và an toàn? Cha mẹ có thể tham khảo những địa chỉ bệnh viện lớn sau để đưa con tới khám và điều trị bệnh nấm miệng.
Bệnh viện Nhi Trung Ương thuộc thành phố Hà Nội
Khoa Tai – Mũi – Họng của bệnh viện Nhi Trung Ương là nơi điều trị tất cả các bệnh lý liên quan cho trẻ nhỏ, trong đó có tình trạng nấm miệng. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận rất đông lượt bệnh nhân tới khám. Nơi đây được trang bị nhiều máy móc hiện đại, cùng với đó là các kỹ thuật điều trị được ứng dụng, đổi mới thường xuyên để đáp ứng với nhu cầu khám chữa của người dân các tỉnh phía Bắc.
Để tránh phải chờ đợi lâu, trước khi đưa trẻ đến khám mẹ có thể liên hệ đặt lịch trước:
- Địa chỉ: Số 18 – 879 mặt đường La Thành, Q Đống Đa, TP Hà Nội.
- Số điện thoại: 024 6273 8532.
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương tại Hà Nội
Tại bệnh viện Tai Mũi Họng TW có riêng một chuyên khoa điều trị Tai Mũi Họng Trẻ em do ThS.BSC Lê Anh Tuấn là trưởng khoa. Nơi đây chuyên khám và chữa trị tất cả các bệnh lý chuyên khoa tai mũi họng trẻ em, với đội ngũ bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, tận tâm với nghề.
- Địa chỉ: Tại số 78 Giải Phóng, Q Đống Đa, TP Hà Nội.
- Số điện thoại: 024 3868 6050.
Bệnh viện Nhi Đồng 1 – TP HCM
Bệnh viện Nhi Đồng 1 với mục tiêu là đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho các em nhỏ trong môi trường hiện đại, an toàn và thân thiện. Khoa Tai Mũi Họng tại đây có đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, với trình độ chuyên môn cao và xứng đáng với danh hiệu bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành khu vực phía Nam.
- Địa chỉ: Số 341 mặt phố Sư Vạn Hạnh, P 10, Q 10, TP HCM.
- Số điện thoại: 028 3927 1119.
Phòng ngừa tình trạng nấm miệng ở trẻ hiệu quả
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc nấm miệng do hệ đề kháng còn non nớt. Để con có thể tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như phát triển một cách khỏe mạnh, cha mẹ cần chú ý các biện pháp phòng ngừa sau:
- Vệ sinh sạch sẽ miệng và lưỡi cho bé mỗi ngày để đẩy lùi vi khuẩn, nấm trong khoang miệng. Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên vệ sinh cho bé bằng nước muối sinh lý, dùng gạc mềm để lau lưỡi cho con. Bé đã lớn hơn mẹ có thể hướng dẫn bé đánh răng và súc miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ.
- Cho con uống đủ nước mỗi ngày để trẻ không bị khô miệng, đây là môi trường thuận lợi cho nấm sinh sôi.
- Luôn giữ vệ sinh cơ thể và đồ dùng cá nhân cho con. Không được cho bé lê la nghịch bẩn, rửa đồ chơi, núm vú giả cho con thật sạch sẽ.
- Mẹ chú ý không được cậy những chấm trắng ở trên lưỡi của con, chúng có thể gây chảy máu và nhiễm trùng.
- Không sử dụng mật ong, các loại nước lá tươi để rơ miệng cho trẻ vì trong các loại này dễ tồn tại bào tử nấm gây hại.
- Chú ý chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho bé, tăng cường các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin vào trong khẩu phần ăn của con.
Phòng ngừa và điều trị nấm miệng ở trẻ không hề phức tạp và rất dễ để thực hiện triệt để. Bởi vậy, các mẹ hãy luôn theo sát tiến độ điều trị của con và cập nhật sớm mỗi khi thấy bé có biểu hiện bất thường tại khoang miệng. Chúc các con luôn vui khỏe và sớm chấm dứt nỗi lo nấm miệng.
Nên đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!