Nấm Lưỡi Bản Đồ

bs-quanganh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Quang Anh
  • Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
  • Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM

Nấm lưỡi bản đồ là bệnh lý ở khoang miệng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh e ngại khi giao tiếp, ngoài ra còn ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt [1]. 

  • Nguyên nhân gây nấm lưỡi bản đồ là di truyền, tổn thương ở lưỡi, dị ứng, thay đổi nội tiết tố, thiếu hụt vitamin và do mắc các bệnh như tiểu đường, lupus ban đỏ, vẩy nến,... [2]
  •  Bạn có thể điều trị nấm lưỡi bản đồ tại nhà hoặc điều trị bằng biện pháp Y tế, tuy nhiên chú ý lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tốt [3].

Bệnh nấm lưỡi bản đồ nguy hiểm không?

Nấm bản đồ là bệnh phổ biến, do đó nhiều người quan tâm viêm lưỡi bản đồ có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, bệnh không phải do nguyên nhân nhiễm khuẩn, virus nên không gây nguy hiểm cho cơ thể và không đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm lưỡi bản đồ mãn tính, người bệnh dễ phải sống chung với nó cả đời.

Nấm lưỡi không gây nguy hiểm đến tính mạng
Nấm lưỡi không gây nguy hiểm đến tính mạng

Bên cạnh đó, nấm lưỡi bản đồ còn khiến người bệnh lo lắng do:

  • Hình dáng của lưỡi gây mất thẩm mỹ và có thể khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, ngại giao tiếp.
  • Các triệu chứng bệnh khiến bản thân người bệnh lo lắng, không an tâm, ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây nấm lưỡi bản đồ

Bệnh lưỡi bản đồ hiện nay chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Người ta chỉ xác định được một số nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Di truyền: Nếu gia đình có người mắc bệnh thì con sinh ra sẽ bị nấm miệng ở trẻ em, trong đó có bệnh nấm lưỡi bản đồ.
  • Lưỡi có rãnh nứt sâu: Nếu gặp tình trạng những rãnh sâu trên bề mặt lưỡi cũng có khả năng cao mắc bệnh nấm lưỡi bản đồ.
  • Mắc bệnh lý: Bệnh lưỡi bản đồ cũng xuất hiện phổ biến ở những người bị bệnh vẩy nến, lupus ban đỏ,…
  • Tăng nội tiết tố: Phụ nữ mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai có nguy cơ cao bị bệnh lý này.
  • Thiếu hụt vitamin: Tình trạng nấm lưỡi bản đồ có thể xuất hiện ở những người có chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, đặc biệt là khi cơ thể thiếu hụt vitamin cùng một số vi lượng như axit folic, kẽm, vitamin B6, B12.
  • Dị ứng: Một trong những nguyên nhân gây nấm lưỡi bản đồ là do cơ địa dị ứng với tác nhân từ môi trường xung quanh.

Nấm lưỡi bản đồ hình thành do nhiều nguyên nhân
Nấm lưỡi bản đồ hình thành do nhiều nguyên nhân

Biện pháp xử lý nấm lưỡi bản đồ hiệu quả nhất

Bệnh nấm lưỡi bản đồ có thể điều trị bằng các cách sau:

Cách trị nấm lưỡi bản đồ tại nhà

Hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh bệnh nấm bản đồ do nguyên nhân nào gây nên. Vì vậy cách điều trị bệnh tốt nhất tại nhà là nên vệ sinh răng miệng sạch và có chế độ ăn uống đủ chất.

Cách vệ sinh giảm nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ bị nấm lưỡi bản đồ mẹ nên làm sạch mảng bám trên răng cho con  bằng cách rơ lưỡi, để loại bỏ môi trường phát triển của vi khuẩn, vi nấm tránh tình trạng bội nhiễm. Ngoài ra, nếu vệ sinh lưỡi thường xuyên cũng giúp tránh viêm lưỡi bản đồ tái phát.

Cách vệ sinh lưỡi:

  • Mẹ rửa sạch tay, sau đó đeo gạc để rơ lưỡi cho trẻ.
  • Thực hiện vệ sinh nhẹ nhàng, không chà xát mạnh trong khoảng 1 – 2 phút.
  • Nên vệ sinh 1 – 2 lần/ ngày và cho trẻ ăn sau khi rơ lưỡi khoảng 30 phút để có hiệu quả cao.

Súc miệng nước muối 

Nước muối có tác dụng làm sạch vi khuẩn, giảm mùi hôi miệng và các triệu chứng sưng viêm. Do đó, người bệnh có thể sử dụng để làm giảm triệu chứng khó chịu trong miệng.

Cách thực hiện: Pha loang 1 thìa muối với cốc nước để ngậm và súc miệng. Chú ý nên thực hiện ít nhất 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để có hiệu quả cao.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp muối sắc với các loại thảo dược như trà xanh, lá lốt, tía tô,… Dùng các loại nước sắc này súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày cũng làm giảm triệu chứng bệnh nấm lưỡi bản đồ. Bên cạnh đó, các loại nước này còn giúp bảo vệ răng, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển mạnh dẫn đến viêm nướu lợi.

Súc miệng nước muối làm sạch vi khuẩn
Súc miệng nước muối làm sạch vi khuẩn

Bổ sung các loại vitamin C, B

Một trong những nguyên nhân làm gia tăng bệnh lý răng miệng trong đó có nấm lưỡi là do cơ thể thiếu dưỡng chất. Đặc biệt là khi thiếu vitamin C và các vitamin nhóm B. Vì tác dụng của các loại vitamin này giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại mầm bệnh (vi khuẩn, virus, nấm,…).

Người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Nên bổ sung các loại quả mọng nước họ cam quýt, đu đủ, bông cải xanh, kiwi, dâu tây,…
  • Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: Chuối, bơ, cà chua, rau họ đậu, bí đỏ, rau dền, yến mạch, khoai lang,…

Điều trị bằng biện pháp y tế

Người bệnh có thể đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất. Trước tiên, bác sĩ tiến hành chẩn đoán bệnh bằng cách:

  • Sử dụng đèn soi khám lưỡi và miệng để tìm ra các dấu hiệu bất thường.
  • Quan sát bằng mắt người bệnh di chuyển lưỡi theo các hướng khác nhau.
  • Sờ nắn nhẹ nhàng lưỡi để kiểm tra độ mềm hoặc những thay đổi bất thường về cấu tạo hoặc mật độ lưỡi.
  • Kiểm tra một số dấu hiệu của nhiễm trùng, như sốt và sưng hạch cổ.

Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh như:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Đây là các loại thuốc gồm: Paracetamol, ibuprofen, naproxen, diclofenac,… Tác dụng chính của nhóm thuốc này là giảm đau nhức khó chịu ở vùng lưỡi.
  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp có nhiễm khuẩn nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại kháng sinh như: Nystatin, Cephalexin,Penicillin,… để hạn chế viêm nhiễm nặng.
  • Nước súc miệng: Bệnh nhân có thể dùng nước súc miệng có gây tê, chứa kháng histamin để loại sạch vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
  • Một số trường hợp bác sĩ chỉ định dùng nước súc miệng hoặc thuốc mỡ corticoid. Tuy nhiên, khi dùng nhóm thuốc này cần chú ý khi sử dụng vì chúng có thể để lại tác dụng phụ cho cơ thể.

Các loại thuốc Tây y này giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu do nấm lưỡi bản đồ. Tuy nhiên, thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh dễ để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Do đó, để đảm bảo tránh gặp phải biến chứng không mong muốn người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Người bệnh có thể sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Tại sao bạn nên chọn điều trị nấm lưỡi bản đồ tại ViDental?

Khi điều trị các bệnh lý răng miệng như nấm lưỡi bản đồ, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, kỹ năng tốt, được hỗ trợ bởi máy móc thiết bị hiện đại như ViDental:

  • ViDental trang bị hệ thống máy móc hiện đại, thường xuyên ứng dụng công nghệ thông minh, kỹ thuật tiên tiến trong quá trình thăm khám, chẩn đoán bệnh và điều trị, giúp khách hàng đạt được kết quả tốt nhất.
  • Khi đến đây, bạn được các chuyên gia đầu ngành trực tiếp lên phác đồ và theo sát quá trình xử lý. Các bác sĩ của ViDental 100% tốt nghiệp từ các trường Y dược nổi tiếng, có đầy đủ bằng cấp chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm với từng ca bệnh.
  • Quy trình điều trị bệnh nha khoa tại ViDental được thực hiện đúng chuẩn Y khoa, đầy đủ các bước, ưu tiên yếu tố an toàn, vô trùng, khử khuẩn, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo nguy hiểm.

bs-quanganh

Bác sĩ Quang Anh

  • Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
  • Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM

Công tác và giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều nha khoa, bệnh viện Quốc tế lớn như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec và thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng.

Một số câu hỏi liên quan đến tình trạng nấm lưỡi bản đồ

Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh vì nếu không thận trọng trong chế độ ăn uống sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Món ăn trẻ cần kiêng khi bị nấm miệng: Thực phẩm nhiều đường và tinh bột, hải sản, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều chất béo [1].
  • Thực phẩm trẻ nên ăn khi bị nấm miệng: Sữa chua, nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin C, tinh bột nghệ, nước chanh [2].
  • Ngoài chế độ ăn uống, phụ huynh cũng nên chú ý đến cách vệ sinh, sinh hoạt tại nhà và tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ để giúp con đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng [3].
Xem chi tiết:

Trẻ bị nấm miệng nguyên nhân chính gây bệnh là do nấm Candida albicans với các dấu hiệu như bên trong lưỡi, vòm họng, má hoặc môi của trẻ xuất hiện những mảng trắng [1]. Lúc này ba mẹ có thể áp dụng các cách như dùng rơ lưỡi, sử dụng sữa chua không đường hoặc thuốc đã được bác sĩ kê [2]. Để tránh gặp phải tình trạng này, phụ huynh cần đảm bảo các vật dụng khi tiếp xúc với bé sạch sẽ, vệ sinh khoang miệng cho bé thường xuyên để tránh vi khuẩn phát triển [3].

Xem chi tiết:

Lưu ý khi điều trị nấm lưỡi bản đồ

Một số lưu ý giúp điều trị bệnh nấm lưỡi bản đồ đạt hiệu quả cao:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách chải răng ít nhất 2 lần/ ngày. Bên cạnh đó nên dùng chỉ nha khoa, nước muối sinh lý để súc miệng giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.
  • Người bệnh cũng cần chú ý điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng có thể gặp phải. Tốt nhất nên thăm khám nha khoa khoảng 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
  • Bệnh nhân nấm lưỡi bản đồ nên hạn chế đồ ăn nóng, có nhiều gia vị, đồ uống chứa cồn vì chúng sẽ làm tăng triệu chứng bệnh.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Khi bổ sung các loại thực phẩm này còn giúp tăng sức đề kháng và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
  • Ngoài ra, người bệnh uống đủ nước mỗi ngày giúp bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng khô lưỡi dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo