Tưa Lưỡi

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Tưa lưỡi màu trắng là tình trạng khá nhiều người gặp phải hiện nay, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này sẽ gây nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời, dẫn tới tình trạng nấm khoang miệng, viêm phế quản, suy dinh dưỡng [1]. Nguyên nhân của tưa lưỡi có thể đến từ nấm hoặc virus cách chăm sóc trẻ chưa đúng [2]. Tình trạng này có thể kết hợp điều trị giữa Đông y và Tây y tùy theo tình trạng của bé [3].

Tưa lưỡi có gây nguy hiểm không?

Tưa lưỡi thường gặp rất nhiều ở trẻ nhỏ, vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Các bác sĩ cho biết đây là bệnh lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể gây ra một số biến chứng khó lường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ:

  • Nhiễm nấm toàn khoang miệng: Tưa lưỡi có cơ chế tự lây nhiễm. Vì vậy nếu không được điều trị kịp thời, vùng nấm sẽ có cơ hội lây lan nhanh chóng đến niêm mạc vùng má, vòm họng, nướu, amidan hay môi.  Từ đó khiến vùng tổn thương lan rộng và thời gian điều trị kéo dài hơn.
  • Viêm phế quản, suy hô hấp: Bệnh hoàn toàn có thể lây lan từ lưỡi xuống cơ quan hô hấp như khí quản, phế quản hay phổi của trẻ. Tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ làm suy giảm chức năng hô hấp.
  • Suy dinh dưỡng: Tình trạng tưa đầu lưỡi gây cảm giác khó chịu, đau đớn. Vì thế trẻ thường có biểu hiện bỏ bú, biếng ăn, quấy khóc. Nấm có thể lây từ khoang miệng xuống thực quản gây khó nuốt, nôn trớ và tức ngực. Tình trạng này kéo dài sẽ làm trẻ bị thiếu chất, còi xương và chậm lớn.

ệnh không được phát hiện và kiểm soát sớm có thể gây nấm
Bệnh không được phát hiện và kiểm soát sớm có thể gây nấm

Nguyên nhân gây bệnh tưa lưỡi

Trẻ bị tưa lưỡi gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé cũng như cuộc sống hàng ngày của của trẻ. Vì thế nhiều cha mẹ không giấu được sự lo lắng khi thấy con mình không may mắc bệnh.

Để có biện pháp điều trị đúng và đảm bảo an toàn, việc nắm rõ những nguyên nhân gây ra bệnh là vô cùng quan trọng. Cụ thể, tưa lưỡi hình thành do các yếu tố chính sau:

Tưa lưỡi do nấm hoặc virus

Tưa lưỡi có thể hình thành do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans. Thông thường khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, loại nấm này vẫn tồn tại ở khoang miệng với một số lượng rất nhỏ.

Hình ảnh nấm Candida albicans - thủ phạm chính gây ra bệnh
Hình ảnh nấm Candida albicans - thủ phạm chính gây ra bệnh

Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc hệ vi sinh trong cơ thể bị mất cân bằng, loại nấm này có thể phát triển vượt mức. Các tác nhân chính gây ra tình trạng này là:

  • Do dùng quá nhiều thuốc kháng sinh, từ đó làm suy giảm số lượng lợi khuẩn trong cơ thể.
  • Mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như cảm cúm.
  • Dùng thuốc corticoid đường uống.
  • Gặp các vấn đề về răng miệng trong thời gian dài như sún răng, khô miệng do dùng thuốc.
  • Thói quen vệ sinh răng miệng kém khiến các loại vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh.

Do chăm sóc trẻ chưa đúng cách

Một yếu tố khác khiến trẻ nhỏ thường dễ bị tưa lưỡi đó là do người lớn chưa biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Các bé hầu như chưa tự vệ sinh được khoang miệng cho chính mình. Vì vậy, bạn cần chủ động vệ sinh miệng cho con cẩn thận, đặc biệt là sau khi bú hoặc ăn dặm.

Cha mẹ cũng cần chú ý tìm hiểu những thực phẩm phù hợp với con. Một số trường hợp bị bệnh tưa lưỡi là do sử dụng thức ăn không phù hợp, đồ ăn quá cứng hoặc quá khô gây nên tình trạng kích ứng lưỡi.

Bệnh lây từ mẹ

Tưa lưỡi hoàn toàn có thể lây từ mẹ sang con nếu nguyên nhân gây bệnh do nấm. Nấm Candida albicans sẽ lây truyền theo đường bé bú mẹ hoặc mẹ có những tiếp xúc gần gũi như hôn hay thơm con.

Vậy nên cha mẹ cần hết sức chú ý những vấn đề này để hạn chế nguy cơ em bé bị mắc bệnh. Ngoài ra, việc tiếp xúc gần với những người thân cũng cần kiểm soát ở mức tối đa để bé không bị lây từ nguồn bên ngoài.

Cách điều trị tưa lưỡi hiệu quả

Tình trạng tưa lưỡi ở trẻ không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể lây lan và gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tùy vào tình trạng bệnh mà phụ huynh có thể áp dụng cho bé như dùng các loại lá thuốc Đông y, nếu nặng hơn có thể sử dụng thuốc Tây y để điều trị. Dưới đây là một vài cách chữa tưa lưỡi mọc dài bạn có thể tham khảo!

Trẻ bị tưa lưỡi phải làm sao? – Áp dụng mẹo dân gian tại nhà

Nếu trẻ nhỏ đang bị tưa lưỡi và quấy khóc mỗi ngày, bạn đừng vội lo lắng. Đây là biểu hiện dễ gặp và hướng xử lý đầu tiên bạn có thể tham khảo chính là áp dụng các mẹo dân gian chữa tại nhà.

Các mẹo nhỏ này sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Vì vậy cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng cho trẻ mà không lo dị ứng hay tác dụng phụ nguy hiểm.

  • Nước trà xanh: Lá trà xanh có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm cực kỳ tốt và an toàn. Bạn có thể dùng nguyên liệu này trị tưa lưỡi cho trẻ bằng cách rửa sạch và đun sôi (thêm vài hạt muối). Sau đó lấy khăn thấm vào nước trà đã nguội để lau lưỡi cho bé. Tuy nhiên, do một số tinh chất đặc biệt trong trà xanh nên phương pháp này chỉ phù hợp dùng với trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi.
  • Trị tưa lưỡi cho bé bằng lá hẹ: Lá hẹ là loại cây quen thuộc với người Việt Nam và có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và làm sạch lưỡi rất an toàn. Dù trẻ sơ sinh cũng có thể áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả mà không lo biến chứng. Bạn chỉ cần rửa sạch lá hẹ, đập dập, sau đó cho nước sôi vào khuấy đều và loại bỏ bã. Dùng tinh chất lá hẹ để rửa lưỡi cho bé đều đặn 2 lần mỗi ngày sẽ cho công dụng đáng kinh ngạc.
  • Dùng rau ngót: Rau ngót là một trong những loại cây dễ trồng và xuất hiện ở khắp mọi nơi. Đây cũng là nguyên liệu được nhiều mẹ áp dụng để chữa bệnh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà. Bạn lấy một nắm nhỏ rau ngót, rửa sạch và tráng bằng nước sôi để nguội. Sau đó dùng cối giã nhỏ rau ngót lấy nước, thấm khăn phần dung dịch này để lau lưỡi cho bé. Chỉ sau một vài lần, bạn sẽ nhận thấy tình trạng tưa lưỡi được cải thiện đáng kể.

Nước lá trà xanh có công dụng tốt trong việc điều trị tưa lưỡi cho bé
Nước lá trà xanh có công dụng tốt trong việc điều trị tưa lưỡi cho bé

Mẹo dân gian điều trị tưa lưỡi khá đơn giản nhưng cha mẹ cần chú ý đến vấn đề làm sạch nguyên liệu. Hãy cho các loại lá ngâm trong nước muối loãng khoảng 3 – 5 phút trước khi thực hiện để loại bỏ vi khuẩn.

Ngoài ra, hiệu quả của các mẹo dân gian trên còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Vì vậy cha mẹ cần kiên trì tiến hành đều đặn mỗi ngày, tránh bỏ dở giữa chừng.

Đông y điều trị tưa lưỡi cho trẻ

Đông y chữa tưa lưỡi cho trẻ cũng là phương pháp được khá nhiều người áp dụng hiện nay. Đây được xem là hướng chữa trị hiệu quả, an toàn, không có tác dụng phụ và đảm bảo không gây nóng trong người.

Một số bài thuốc Đông y trị tưa lưỡi phổ biến:

  • Bài thuốc số 1: 10g hoàng liên, 20g cỏ mực, 20g rau má, 10g hoàng bá, 16g tang diệp, 12g sài hồ, 12g thục địa, 10g trúc diệp và 16g cam thảo đất. Cho tất cả các nguyên liệu vào sắc, thu lấy nước cốt để vệ sinh miệng cho trẻ mỗi ngày.
  • Bài thuốc số 2: Gạo tẻ 100g nấu thành cháo loãng, sau đó tiến hành cho 50g bột cát căn vào nấu chín. Cha mẹ chú ý cho trẻ dùng cháo này ăn liên tục trong khoảng 1 tuần để cải thiện tình trạng tưa lưỡi.
  • Bài thuốc số 3: 150g bí ngô, 25g hạt sen, 50g gạo tẻ, 30g đậu đen, 20g gạo nếp. Cho tất cả các nguyên liệu đã được rửa sạch và thái miếng vào hầm cho chín kỹ. Bạn có thể bổ sung thêm một vài lát gừng đập dập vào khuấy đều. Trẻ nhỏ hoàn toàn có thể sử dụng loại cháo này để ăn dặm và điều trị bệnh hiệu quả.

Những bài thuốc Đông y trên chỉ phù hợp cho trẻ khoảng 6 – 8 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chia tỷ lệ các nguyên liệu sao cho hợp lý. Thời gian để dược tính của thuốc Đông y phát huy tác dụng khá lâu, vì thế hãy kiên trì sử dụng.

Tây y điều trị tưa lưỡi cho bé

Các loại thuốc Tây y chữa tưa lưỡi được xem là sự lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh hiện nay khi con nhỏ gặp phải tình trạng này. Bởi các loại kháng sinh tây y chữa viêm lưỡi cho hiệu quả tại chỗ nhanh chóng.

Hơn thế nữa, với phương pháp này, bạn cũng tiết kiệm được tối đa thời gian. Tuy nhiên trước khi cho trẻ sử dụng, cha mẹ cần nghe tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Một vài loại thuốc phổ biến bạn có thể tham khảo như sau:

  • Clotrimazole
  • Fluconazole
  • Nystatin
  • Itraconazole
  • Tưa lưỡi nghiêm trọng có thể sử dụng Amphotericin B

Khi bạn bắt đầu cho trẻ dùng thuốc Tây, tình trạng tưa lưỡi khó chịu sẽ hết sau vài tuần. Một số trường hợp ít gặp thì bệnh vẫn có thể tái phát lại.

Khi bệnh ở mức độ nặng, cần phải dùng thuốc Tây
Khi bệnh ở mức độ nặng, cần phải dùng thuốc Tây

Đối với tình trạng tái phát không rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu. Từ đó tìm ra vấn đề tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe nhằm kịp thời điều trị.

Khi tưa miệng ở trẻ trở nặng hoặc hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng nấm. Tùy theo tình trạng tưa lưỡi và độ tuổi của bé, bạn có thể tham khảo dùng thuốc ở các dạng viêm ngậm hoặc viên uống.

Lý do lựa chọn khám tưa lưỡi cho bé tại ViDental Kid?

Khám tưa lưỡi ở đâu an toàn và tốt nhất cho bé là vấn đề rất được phụ huynh quan tâm. ViDental Kid là một trong số địa chỉ uy tín mà cha mẹ có thể đưa con đến khám khi thấy bé có những dấu hiệu tưa lưỡi, nấm lưỡi.

  • Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm: ViDental Kid là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu, được đào tạo tại các trường y hàng đầu như Harvard, với nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh răng miệng.
  • Áp dụng công nghệ hiện đại: Trung tâm áp dụng các kỹ thuật xử lý và công nghệ tiên tiến nhất, mang lại kết quả điều trị cao nhất cho trẻ em.
  • Thiết bị máy móc hiện đại: Hệ thống thiết bị máy móc của ViDental Kid đều được nhập khẩu trực tiếp từ các quốc gia tiên tiến, được nâng cấp thường xuyên, giúp hỗ trợ tốt nhất cho quá trình khám và điều trị.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp: ViDental Kid áp dụng quy trình dịch vụ chuẩn Y khoa, chuyên nghiệp và nhanh chóng, không để khách hàng phải chờ đợi lâu.

bs-quanganh

Bác sĩ Quang Anh

  • Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
  • Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM

Công tác và giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều nha khoa, bệnh viện Quốc tế lớn như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec và thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng.

Một số câu hỏi thường gặp về tưa lưỡi

Trẻ sơ sinh là đối tượng cần được vệ sinh miệng, lưỡi thường xuyên để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, tránh bệnh lý nha khoa về sau. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên rơ lưỡi cho con ít nhất 1 lần/ngày hoặc khi thấy lưỡi bé bị rơi và lắng đọng nhiều cặn bẩn [1].

  • Có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh như: Nước muối, dùng lá hẹ, rau ngót, dùng nước trà xanh, mật ong, dung dịch Denicol,.... [2]
  • Chú ý khi thực hiện không để mảng bám rơi vào miệng trẻ, chỉ dùng nguyên liệu lành tính và thường xuyên vệ sinh, tiệt trùng miếng gạc rơ lưỡi để đảm bảo an toàn tuyệt đối [3].
Xem chi tiết:

Trẻ bị nấm miệng nguyên nhân chính gây bệnh là do nấm Candida albicans với các dấu hiệu như bên trong lưỡi, vòm họng, má hoặc môi của trẻ xuất hiện những mảng trắng [1]. Lúc này ba mẹ có thể áp dụng các cách như dùng rơ lưỡi, sử dụng sữa chua không đường hoặc thuốc đã được bác sĩ kê [2]. Để tránh gặp phải tình trạng này, phụ huynh cần đảm bảo các vật dụng khi tiếp xúc với bé sạch sẽ, vệ sinh khoang miệng cho bé thường xuyên để tránh vi khuẩn phát triển [3].

Xem chi tiết:

Một số lưu ý chăm sóc răng miệng khi trẻ bị tưa lưỡi

Tưa lưỡi là tình trạng bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, khả năng cao bệnh sẽ tái phát dai dẳng. Vậy nên bạn cần chú ý một số vấn đề về răng miệng khi trẻ bị tưa lưỡi như sau:

  • Nhiều người chưa hiểu rõ về tưa lưỡi, luôn muốn tìm mọi cách để cạo sạch những đốm trắng này. Điều này vô cùng nguy hiểm và dễ dẫn đến xuất huyết.
  • Hạn chế việc dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh vào lưỡi bé vì như vậy có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi.
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày.
  • Trường hợp bạn dùng thuốc kháng sinh cho bé cần chú ý lau miệng thật sạch, đặc biệt là phần lưỡi sau mỗi lần uống thuốc.
  • Chị em chú ý vệ sinh cơ thể trước và sau khi cho con bú để tránh vi khuẩn gây hại cho bé.
  • Trong quá trình mang thai, nếu phát hiện bản thân mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín, chị em cần thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh việc vi khuẩn theo đường sinh thường sẽ lây nhiễm cho trẻ.
  • Khi cho trẻ dùng thuốc trị nấm, cha mẹ chú ý dùng kèm với nước súc miệng hàng ngày để thu được hiệu quả nhanh nhất. Cần chú ý bổ sung lợi khuẩn probiotics cho trẻ bằng sữa chua. Đây là thói quen lành mạnh giúp cân bằng hệ vi sinh tự nhiên của cơ thể và tăng cường hiệu quả chữa tưa lưỡi.
  • Không để mọi người xung quanh hôn môi và má trẻ vì đây là nguồn lây nhiễm nấm vô cùng nguy hiểm.

Vệ sinh khoang miệng cho bé mỗi ngày để phòng tránh tưa lưỡi
Vệ sinh khoang miệng cho bé mỗi ngày để phòng tránh tưa lưỡi

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn về bệnh lý tưa lưỡi, nguyên nhân và giải pháp xử lý an toàn. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn đã xác định được hướng điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo