Bé Bị Sưng Lợi Chảy Máu: Nguyên Nhân, Độ Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Bé bị sưng lợi chảy máu là hiện tượng thường gặp, cảnh báo dấu hiệu sức khỏe răng miệng ở trẻ có vấn đề. Các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị khi trẻ nhỏ xuất hiện tình trạng nha khoa này qua bài biết dưới đây.
4 nguyên nhân khiến bé bị sưng lợi chảy máu
Trẻ nhỏ thường dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là tình trạng sưng lợi chảy máu chân răng do việc chăm sóc vệ sinh chưa tốt. Nhiều cha mẹ ít khi để ý, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, chỉ khi xuất hiện triệu chứng mới chăm sóc và điều trị.
Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân vệ sinh, vẫn còn một số vấn đề có thể khiến bé bị sưng lợi chảy máu, cụ thể:
- Dùng bàn chải đánh răng cứng: Bàn chải đánh răng với lông chải cứng, cùng với việc trẻ chưa biết cách chải răng đúng kỹ thuật dễ gây trầy xước, chảy máu nướu. Nếu sau khi đánh răng trẻ thường bị chảy máu, cha mẹ cần kiểm tra lại bàn chải và cách đánh răng của trẻ. Đánh răng quá mạnh cũng có thể khiến trẻ nhỏ xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng. Vì vậy, cha mẹ cần mua bàn chải mềm, kích thước phù hợp và hướng dẫn bé chải răng đúng cách.
- Chăm sóc răng miệng chưa đúng: Nhiều trẻ em không biết đánh răng đúng cách cũng như vệ sinh răng miệng thường xuyên. Việc này khiến thức ăn dư thừa đọng lâu trong kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, chảy máu chân răng. Bên cạnh đó, trẻ ăn nhiều thực phẩm ngọt cũng khiến răng bị sâu gây viêm lợi và chảy máu chân răng.
- Chế độ dinh dưỡng chưa tốt: Chế độ dinh dưỡng chưa tốt có thể khiến trẻ bị thiếu hụt vitamin C, vitamin K, B2 và kẽm… Điều này sẽ dẫn đến viêm lợi, chảy máu chân răng.
- Bệnh lý: Ngoài các nguyên nhân trên, bé bị viêm lợi chảy máu còn có thể do bệnh lý. Viêm nướu lợi thường dẫn đến chảy máu chân răng ở trẻ em. Bệnh lý nha khoa này thường do vi khuẩn gây ra. Trẻ nhỏ chưa thể tự vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoặc lười đánh răng sẽ khiến vi khuẩn tấn công, gây viêm nướu, sưng và chảy máu.
Chuyên gia cảnh báo mức độ nguy hiểm khi trẻ viêm lợi chảy máu
Chảy máu chân răng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ, khiến cho trẻ biếng ăn do đau nhức hoặc gián đoạn giấc ngủ. Nếu không được điều trị, chảy máu chân răng sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu làm cho răng bị lung lay. Không những vậy, chảy máu chân răng còn có nguy cơ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của trẻ sau này.
Viêm nướu gây ảnh hưởng tới chân răng, các bộ phận xung quanh ổ răng làm tổn thương tới chân răng và xương ổ răng. Ngoài ra, viêm lợi ảnh hưởng đến chất lượng của men răng, khiến răng của trẻ vàng ố.
Do đó, khi bé bị sưng lợi chảy máu, để xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh mà cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nha khoa sớm. Từ đó, các nha sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết, điều trị phù hợp, an toàn và nhanh chóng nhất.
3 cách điều trị bé bị viêm lợi chảy máu bố mẹ cần biết
Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng đến từ nhiều nguyên nhân nên sẽ để lại những hậu quả khác nhau. Dù viêm lợi do nguyên nhân nào và ở mức độ nào thì cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Để giúp điều trị triệt để căn bệnh ở trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới dây:
1. Một số mẹo dân gian cải thiện triệu chứng viêm lợi chảy máu ở bé
Để cải thiện tình trạng bé bị sưng lợi chảy máu mức độ nhẹ, các bậc phụ huynh thường áp dụng một số mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu thiên nhiên lành tính như:
- Hỗ trợ chữa viêm lợi bằng mật ong: Mật ong là nguyên liệu thiên có khả năng kháng khuẩn tốt, thường được sử dụng trong điều trị viêm lợi. Sau khi đánh răng, dùng 1/2 thìa cafe mật ong chà xát trực tiếp lên vùng lợi bị viêm. Tinh chất mật ong có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh viêm lợi, đồng thời khắc phục tình trạng viêm nhiễm. Hãy kiên trì áp dụng cách cải thiện triệu chứng này trong vòng 1 – 2 tuần. Ngoài ra, bạn có thể pha loãng mật ong kèm một số thảo mộc như hồi và quế để làm nước súc miệng hàng ngày, tăng cường khả năng chống viêm nướu.
- Giảm tình trạng viêm lợi bằng lá trầu không: Tinh dầu từ lá trầu không có hoạt kháng sinh mạnh, từ đó giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn – tác nhân bệnh viêm nhiễm răng miệng. Vì vậy, có thể lấy 2 – 3 lá trầu không đun sôi cùng nước, rồi sử dụng nước cốt này súc miệng hàng ngày trong vòng từ 15 – 20 phút, đặc biệt là vào buổi sáng.
- Mẹo hỗ trợ trị viêm lợi hiệu quả tại nhà với chanh: Với tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, chanh giúp điều trị viêm nướu răng nhanh chóng mà không để lại tác dụng phụ. Lấy nước cốt chanh pha với một ít muối, sau đó đem hỗn hợp thoa đều lên răng. Sau khoảng 5 phút thì súc miệng lại thật sạch bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn sẽ mang lại kết quả cải thiện viêm nướu chảy máu chân răng ở trẻ.
- Cách cải thiện viêm lợi với nước muối: Nước muối ấm pha loãng có đặc tính sát khuẩn, giúp loại bỏ những vi khuẩn trong khoang miệng. Vì thế, khi bị viêm lợi, hãy đánh răng sạch sẽ sau đó súc miệng bằng nước muối ấm 2 – 3 lần một ngày. Nếu có thể, các bậc phụ huynh hãy cho con ngậm nước muối khoảng trong miệng vài phút trước khi súc miệng lại thật sạch.
2. Biện pháp chăm sóc răng miệng và dinh dưỡng tại nhà
Theo các chuyên gia, thiếu vitamin C và vitamin nhóm B trong chế độ ăn là một trong những nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng. Vì vậy, cần tăng cường bổ sung các loại vitamin này. Việc bổ sung vitamin không những giúp mô nướu bị tổn thương, chảy máu nhanh phục hồi hơn. Đồng tời, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất cũng giúp sức khỏe răng miệng và sức đề kháng của bé cũng được cải thiện.
Tìm hiểu thêm tác dụng của: Gel bôi PerioKin dùng chữa viêm nha chu
Trong thời gian này, cha mẹ không cho con ăn đồ nóng, các loại thực phẩm mặn hoặc những món ăn dễ để lại nhiều mảng bám trên răng, từ đó nhằm hạn chế tối đa sự lan rộng của vết thương.
3. Đi khám nha khoa, điều trị bé bị sưng lợi chảy máu dứt điểm
Cao răng là các mảng bám cứng xuất hiện ở chân răng, sau một thời gian sẽ đẩy lợi và gây nên tình trạng viêm sưng chảy máu chân răng ở trẻ và người lớn. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các phòng khám Nha khoa để được lấy khám và lấy cao răng. Để đảm bảo lấy cao răng đúng cách, an toàn, không ê buốt, phụ huynh cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa uy tín.
Nếu các triệu chứng của viêm lợi trở nên nặng, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh lý nha khoa cho trẻ cần có sự hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ và giám sát của phụ huynh.
Ngoài ra, trẻ bị sưng lợi mức độ nhẹ cũng có thể được bác sĩ khuyên dùng sử dụng nước, sản phẩm súc miệng hỗ trợ cải thiện triệu chứng hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng hằng ngày.
Nếu các bậc phụ huynh vẫn còn lo lắng về tình trạng sưng lợi chảy máu chân răng, hãy đưa con tới Vidental Kid – Trung tâm niềng răng, chỉnh nha trẻ em. Tại đây, các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ kiểm tra và kịp thời phát hiện những bất thường trong sự phát triển hoặc tình trạng bệnh lý răng miệng ở trẻ. Ngoài ra, các chuyên gia của ViDental Kid có thể tư vấn cho bố mẹ cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ tốt nhất.
Lưu ý cách phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em cha mẹ cần biết
Để phòng ngừa viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ, cha mẹ có thể lưu ý một số biện pháp sau:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày (sử dụng bàn chải lông mềm) đúng cách tránh làm tổn thương cho lợi, nướu.
- Cha mẹ hướng dẫn bé chải răng mỗi ngày 2 lần đều đặn, sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
- Không nên cho bé sử dụng các chất kích thích hay đồ ăn cay nóng vì có thể gây đau rát lợi, nướu cho trẻ.
- Kem đánh răng cho trẻ nên chọn loại có chứa fluor hay các chất tốt cho răng của trẻ.
- Bổ sung thức ăn chứa nhiều vitamin C để giúp răng bé chắc khỏe.
- Buổi tối trước khi đi ngủ, không nên cho trẻ ăn vặt, nhất là đồ ngọt.
- Cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên.
- Khi trẻ có biểu hiện sưng lợi chảy máu, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và cách điều trị bé bị sưng lợi chảy máu chân răng. Dù là nguyên nhân nào, cha mẹ nên quan tâm và đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám và điều trị an toàn, tránh các biến chứng nguy hiểm.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
- Bé Bị Viêm Nướu Hôi Miệng: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
- Bé 3 Tuổi Bị Sưng Nướu Răng: Nguyên Nhân, Dấu Diệu Và Cách Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!