[Xem ngay] Những Dấu Hiệu Mọc Răng Khểnh Ở Trẻ Bạn Cần Biết

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Răng khểnh thường được xem là điểm nhấn thu hút người đối diện và là biểu tượng của sự duyên dáng. Tuy nhiên đây lại là một dạng sai lệch khớp cắn trong nha khoa khi răng nanh hàm trên mọc chen chúc không đều. Vậy dấu hiệu mọc răng khểnh ở trẻ là gì và nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? 

Một số dấu hiệu mọc răng khểnh ở trẻ

Răng khểnh là chiếc răng nanh mọc bất thường, không hữu ích khi ăn nhai nhưng lại lại có tính thẩm mỹ cho một số trường hợp. Thông thường, mỗi người sẽ có nhiều nhất 2 cái răng khểnh, mọc trong khoảng từ 10 – 12 tuổi. Trong giai đoạn thay răng vĩnh viễn, bé chắc chắn sẽ mọc răng khểnh nếu xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây:

  • Trong quá trình mọc răng sữa, nếu răng nanh sữa bị gãy rụng quá sớm là dấu hiệu mọc răng khểnh sớm nhất ở trẻ.
  • Răng nanh sữa chưa thay dù đã quá thời gian quy định từ lâu, dẫn đến răng trẻ mọc muộn hơn.
  • Răng cửa và các răng bên cạnh có kích thước quá lớn, mọc lấn sang chỗ của răng nanh.
  • Khung hàm bé quá hẹp khiến răng nanh không đủ chỗ để mọc bình thường.
Răng nanh sữa bị gãy quá sớm hoặc quá muộn là một trong các dấu hiệu mọc răng khểnh ở trẻ
Răng nanh sữa bị gãy quá sớm hoặc quá muộn là một trong các dấu hiệu mọc răng khểnh ở trẻ

Phụ huynh cần chú ý, trong giai đoạn thay răng bé có một trong những dấu hiệu trên răng khểnh sẽ mọc. Nếu không hài lòng với răng khểnh, phụ huynh cần can thiệp sớm để mang lại hiệu quả như mong muốn.

Nguyên nhân nào khiến trẻ mọc răng khểnh?

Mọc răng khểnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, ví dụ như các thói quen xấu của bé, thời gian thay răng sữa bị sai lệch hoặc cũng có thể do di truyền từ bố mẹ.

  • Thói quen xấu: Mút tay, nghiến răng, lấy lưỡi đẩy răng là những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng có thể dẫn đến tình trạng mọc răng khểnh vĩnh viễn sau này. Bởi những thói quen này tạo ra những tác động lặp lại thường xuyên, khiến cấu trúc răng bị xô đẩy, không ổn định, ảnh hưởng đến việc trẻ sắp mọc răng.
  • Thay răng sữa không đúng quá trình: Răng sữa ảnh hưởng rất lớn tới quá trình bé chuẩn bị mọc răng vĩnh viễn. Răng sữa rụng quá sớm hoặc quá muộn đều có thể gây ra tình trạng xô đẩy, chen lấn, không mọc đều. Từ đó, hình thành răng khểnh, răng khấp khểnh hay lệch khớp cắn,..
  • Do di truyền: Theo các chuyên gia Răng Hàm Mặt, yếu tố di truyền ảnh hưởng rất lớn tới hàm răng của bé sau này. Nếu trong gia đình, người thân ruột thịt có răng khểnh thì con cháu sau này khả năng cao sẽ tiếp tục mọc răng khểnh.

Những nguyên nhân trên đây đều là những yếu tố phổ biến nhất khiến cho bé có thể mọc răng khểnh. Răng khểnh có thể gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của trẻ. Vì vậy phụ huynh cần quan tâm, chú ý việc có nên can thiệp xử lý răng khểnh sớm cho bé hay không.

Mút tay là thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến khớp cắn của bé
Mút tay là thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến khớp cắn của bé

Có nên nhổ răng khểnh ở trẻ hay không?

Khi mới phát hiện ra những dấu hiệu mọc răng khểnh, phụ huynh thường lo lắng không biết có nên nhổ bỏ hay không. Và khi nhổ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng cũng như sinh hoạt hàng ngày của bé?

Theo các chuyên gia chia sẻ, nếu răng khểnh không mắc các bệnh lý về răng, không ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh thì không cần thiết phải nhổ. Nhưng nếu chiếc răng này có những dấu hiệu bất thường thì cần loại bỏ hoặc sử dụng các biện pháp khác để khắc phục. Cụ thể:

  • Răng khểnh mọc chen giữa 2 răng bên cạnh, tạo thành tam giác khít khiến thức ăn thừa dễ bị mắc. Trường hợp này nên loại bỏ răng khểnh để hạn chế  tình trạng sâu nhiều răng 1 lúc hay hôi miệng khi không loại bỏ được hết thức ăn.
  • Răng khểnh mọc ngược, mọc quá xa khung hàm gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
  • Răng khểnh sau khớp căn, không tham gia vào việc ăn nhai.
  • Răng khểnh bị cộm, cấn, không thể khép môi như bình thường do mọc quá lớn. Điều này sẽ giảm tính mất thẩm mỹ, ảnh hưởng dến giao tiếp khi bé không thể phát âm chuẩn.
  • Răng khểnh bị sâu, viêm nặng hoặc mắc phải một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh.

Vì vậy, tùy vào từng trường hợp và trạng thái răng mà bạn mới quyết định có nên nhổ răng khểnh hay không. Muốn nhổ răng khểnh hay sử dụng các biện pháp khắc phục thì bạn nên thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín, có các bác sĩ giỏi và chuyên nghiệp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.

Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid là một trong những địa chỉ nha khoa uy tín bậc nhất hiện nay. Trung tâm được nhiều nhiều khách hàng tin tưởng và ủng hộ bởi nhiều lý do như:

  • ViDental Kid có ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Toàn bộ các bác sĩ tại trung tâm đều được đào tạo bài bản, với ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong nghề. 
  • Phòng khám ViDental Kid được chú trọng đầu tư với cơ sở hạ tầng khang trang cùng các trang thiết bị hiện đại. Trung tâm  trang bị hàng loạt máy chụp chiếu, xét nghiệm, nhổ răng, phục hình hiện đại. Từ đó hỗ trợ tối đa cho quá trình thăm khám, chẩn đoán của các bác sĩ.
  • Trung tâm ViDental Kid được đánh giá có chất lượng dịch vụ hoàn hảo. Trong suốt quá trình khám – nhổ răng, mọi khách hàng sẽ được tư vấn nhiệt tình, và đưa ra hướng điều trị tối ưu nhất. Đặc biệt trung tâm còn có chế độ chăm sóc khách hàng trong và sau khi kết thúc liệu trình dịch vụ.
ViDental Kid là một trong những địa chỉ nhổ răng khểnh cho bé tốt nhất hiện nay
ViDental Kid là một trong những địa chỉ nhổ răng khểnh cho bé tốt nhất hiện nay

Lưu ý sau khi nhổ răng khểnh ở các bé

Sau khi cho bé tiến hành nhổ răng khểnh, để mang lại kết quả như mong muốn, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ: Sau khi nhổ răng khểnh, bé cần có thời gian nghỉ ngơi dài ngày để ổ răng cầm máu và lành thương nhanh chóng. 
  • Chườm lạnh để giảm sưng: Sau nhổ răng, bé có thể sẽ bị sưng, ba mẹ có thể chườm đá lạnh liên tục cho bé để giảm bớt sưng.
  • Uống thuốc giảm đau: Bé thường bị đau huyệt ổ răng sau khi hết thuốc tê, lúc này thuốc giảm đau là vô cùng hữu hiệu. Tuy nhiên, phụ huynh cần hỏi ý kiến nha sĩ trước khi dùng thuốc, không lạm dụng để tránh gây ra các tác dụng phụ. 
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn lỏng, ăn nguội, không ăn đồ cứng, chiên rán và uống nước ngọt có gas sau nhổ răng là những lưu ý vô cùng quan trọng.

Hy vọng với những chia sẻ về các dấu hiệu mọc răng khểnh và các vấn đề liên quan trên đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan hãy để lại bình luận dưới đây, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn! 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo