Hàm Duy Trì Sau Niềng Răng Là Gì? Phân Loại Và Lưu Ý Quan Trọng

bs-thai
Cố vấn chuyên môn: Dr Thái Nguyễn Smile
  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam

Hàm duy trì sau niềng răng là khí cụ chỉnh nha được sử dụng sau khi hoàn tất quá trình niềng răng để duy trì kết quả và ngăn ngừa tình trạng răng quay lại vị trí cũ.

  1. Mục đích
    • Duy trì sự ổn định: Giữ cho các răng không di chuyển trở lại vị trí cũ sau khi tháo niềng.
    • Cải thiện khớp cắn: Đảm bảo rằng khớp cắn và chức năng nhai vẫn duy trì ổn định.
  2. Các loại hàm duy trì
    • Hàm duy trì tháo Lắp: Có thể tháo ra và đeo khi cần, thường được sử dụng cho giai đoạn đầu sau niềng.
    • Hàm duy trì cố định: Gắn cố định vào mặt trong của răng, giữ cho răng không bị di chuyển.
  3. Thời gian sử dụng
    • Giai đoạn ngắn hạn: Ngay sau khi tháo niềng, thường đeo liên tục hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
    • Giai đoạn dài hạn: Có thể cần đeo trong thời gian dài hơn vào ban đêm để duy trì kết quả lâu dài.

Có những loại hàm duy trì nào?

Trên thị trường hiện nay đang có 2 loại hàm duy trì niềng răng chính là hàm duy trì cố định và tháo lắp:

Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định thường được làm từ chất liệu thép không gỉ với dạng sợi dài, cong giống như dây cung. Tùy vào kích thước hàm, bác sĩ sẽ điều chỉnh chiều dài của khí cụ và gắn vào mặt trong của răng composite. Lúc này, răng sẽ được cố định liên lục, tránh tình trạng di chuyển và chạy lại vị trí lệch lạc ban đầu.

Không phải đối tượng nào cũng áp dụng sử dụng hàm duy trì cố định mà còn tùy thuộc vào khớp cắn của mỗi người. Nhược điểm của phương pháp này là mất nhiều thời gian đeo, có cảm giác cộm, khó chịu , dễ bị mắc kẹt thức ăn dẫn tới tình trạng sâu răng, viêm nướu và thậm chí là hôi miệng. Việc ăn uống cũng trở nên khó khăn khi phần mang dây duy trì cần lưu ý không được cắn vào, tránh trình trạng bong.

Hàm duy trì cố định thường được làm từ chất liệu thép không gỉ với dạng sợi dài
Hàm duy trì cố định thường được làm từ chất liệu thép không gỉ với dạng sợi dài

Hàm duy trì tháo lắp

Loại hàm duy trì tháo lắp được chia làm 2 loại phổ biến như sau:

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Nổi bật

Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại

  • Có thể dễ dàng tháo lắp để tiện trong ăn uống, vệ sinh răng miệng.
  • Độ bền cao, có thể sử dụng trong một khoảng thời gian dài mà không cần thay mới.
  • Không đảm bảo được tính thẩm mỹ do dây cung được gắn phía ngoài răng thay vì bên trong.
  • Tính tiện ích tháo lắp có thể khiến người dùng quên đeo hay làm mất, ảnh hưởng tới quá trình niềng.
  • Khi ăn uống, nếu quên không tháo hàm có thể dẫn tới tình trạng gãy, vỡ hàm.
  • Chi phí làm lại hàm khá cao.
  • Được làm từ dây cung kim loại.
  • Thiết kế ôm sát răng cửa giữa hai răng nanh.
  • Gắn vào khuôn acrylic trên vòm miệng hoặc bên dưới phần lưỡi của người niềng.

Hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt

  • Đem lại tính thẩm mỹ cao do tính trong suốt của hàm, phù hợp với người thường xuyên phải giao tiếp nhiều.
  • Việc ăn uống, vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn.
  • Khay niềng sẽ ôm sát chân răng, giữ răng tốt nhất.
  • Việc có thể dễ dàng tháo lắp sẽ khiến bạn vô tình để quên hay làm mất, ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha.
  • Được làm từ chất liệu trong suốt.
  • Được chế tác dựa trên dấu hàm của mỗi người.

Thời gian đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Đối với mỗi tình trạng răng, độ chắc khỏe của xương hàm và ở mỗi độ tuổi sẽ có những thời gian đeo hàm khác nhau. Thời gian niềng trung bình khoảng 6 – 12 tháng hay có thể lâu hơn. Trong khoảng 4 – 6 tháng đầu, bạn nên đeo hàm từ 20 giờ/ngày để đảm bảo được hiệu quả. Bạn có thể tháo hàm vào lúc ăn uống hay vệ sinh răng miệng.

Với 6 tháng tiếp theo, khách hàng chỉ cần đeo hàm duy trì vào ban đêm. Sau thời gian đeo hàm liên lục trong 12 tháng, bạn có thể tiếp tục duy trì đeo khoảng 3 – 4 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Lưu ý răng sau khi tháo mắc cài, khách hàng vẫn cần đến gặp bác sĩ để được tái khám và theo dõi tình trạng răng cụ thể.

Thời gian niềng trung bình khoảng 6 - 12 tháng hay có thể lâu hơn
Thời gian niềng trung bình khoảng 6 – 12 tháng hay có thể lâu hơn

Bảng giá hàm duy trì sau niềng răng chi tiết

Khách hàng có thể tham khảo bảng giá đeo hàm duy trì sau niềng răng tại nha khoa ViDentalKid ngay bên dưới đây: 

Loại hàm duy trì 

Mức giá

Hàm duy trì trong suốt 

1.500.000 - 2.000.000 VNĐ

Hàm duy trì cố định

700.000 - 900.000 VNĐ

Hàm duy trì tháo lắp kim loại 

1.000.000 - 1.500.000 VNĐ

Lưu ý khi đeo hàm duy trì

Đeo hàm duy trì sau khi đã sử dụng niềng răng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị nha khoa. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi đeo hàm duy trì sau niềng răng:

  • Hãy tuân thủ lịch trình đeo hàm do bác sĩ nha khoa đề xuất. Thông thường, bạn có thể cần đeo hàm vào ban đêm hoặc theo đề xuất cụ thể của chuyên gia.
  • Trước khi đeo hàm, hãy đảm bảo rằng răng và niềng răng đã được làm sạch. Khi không sử dụng, hãy bảo quản hàm duy trì ở nơi khô ráo và thoáng mát.
  • Tránh tác động lực quá mạnh khi đeo hàm vì điều này có thể làm biến dạng hàm hoặc làm chật niềng răng.
  • Thường xuyên kiểm tra hàm duy trì để đảm bảo không có vết nứt hoặc hỏng hóc. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, hãy liên hệ với bác sĩ nha khoa ngay lập tức.
  • Lưu ý khi ăn, nhai và tham gia một số hoạt động thể thao dưới nước, người bệnh cũng cần tháo hàm duy trì và cất trong hộp chuyên dụng để phòng tránh tình trạng vỡ hàm, gãy hàm hoặc rơi mất hàm.
  • Điều này bao gồm việc thăm bác sĩ nha khoa theo lịch hẹn đề xuất để kiểm tra tình trạng niềng răng và hàm duy trì.
  • Nếu bạn phát hiện bất kỳ vấn đề bất thường nào như đau hoặc mất, hãy liên hệ với bác sĩ nha khoa để có biện pháp xử lý kịp thời.

Câu hỏi liên quan

Dưới đây là một vài câu hỏi được nhiều khách hàng thắc mắc khi sử dụng đeo hàm duy trì, cùng tìm ra câu trả lời ngay bên dưới đây.

Việc đeo hàm duy trì là bước vô cùng quan trọng để quyết định hàm răng đều, đẹp và tránh tình trạng răng bị tái phát sau khi niềng. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng từ truyền thống tới hiện đại được ra đời, tất cả đều mang đến một hiệu quả niềng tốt, giúp khách hàng có một hàm răng đẹp.

Tuy nhiên, nếu sau khi niềng mà không đeo hàm duy trì thì răng có thể chạy lại vị trí ban đầu bất cứ lúc nào. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ răng dịch chuyển khi không đeo hàm duy trì là rất cao. Việc này sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn để chỉnh nha và quan trọng là phải mất thêm một khoản chi phí lớn nữa. Chính vì vậy, việc đeo hàm duy trì là vô cùng cần thiết.

Để vệ sinh hàm duy trì một cách chuẩn xác nhất, bạn hãy rửa sạch bằng nước lạnh, sau đó dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng để vệ sinh hàm. Thao tác này sẽ giúp loại bỏ toàn bộ những cặn bẩn, vụn thức ăn còn bám trên hàm để vi khuẩn không có cơ hội phát triển và gây hại cho sức khỏe răng miệng. Lưu ý, không vệ sinh hàm bằng nước nóng để tránh làm hàm nhựa bị biến dạng.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về hàm duy trì sau niềng răng. Hơn hết, bạn cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị cũng như những tư vấn của bác sĩ để giúp hàm răng trở nên đều đặn hơn, tránh tình trạng tái phát. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Dịch vụ

Chất liệu

Quy trình

Câu hỏi thường gặp

Nhiều người thắc mắc liệu niềng răng có đau không.  Câu trả lời là có vì tình trạng đau thường do lực siết từ dây cung gây ra và mức độ đau phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của từng người. Cảm giác đau thường kéo dài trong thời gian ngắn và sẽ giảm dần khi quen với niềng răng [1].

  • Có 4 giai đoạn gây đau nhất khi chỉnh nha: Giai đoạn tách kẽ, giai đoạn 1 tuần sau khi gắn mắc cài, giai đoạn nhổ răng, giai đoạn siết răng định kỳ [2].

  • Để giảm đau khi niềng răng, bạn nên ăn thực phẩm mềm, hạn chế thực phẩm cứng, chọn phương pháp niềng phù hợp, chườm đá, súc miệng với nước muối ấm, sử dụng sáp chỉnh nha và thực hiện các bài tập thư giãn cơ hàm [3].

Niềng răng có phải nhổ răng không là chủ đề nhiều khách hàng quan tâm khi chỉnh nha. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng miệng cụ thể để đưa ra phương pháp phù hợp nhất:

  • Nhổ răng thường được chỉ định trong các trường hợp răng hô, móm, chen chúc, sai khớp cắn hoặc hàm có quá nhiều răng [1]. 
  • Trường hợp răng thưa, vòm hàm rộng hoặc niềng răng ở trẻ em sẽ không cần phải nhổ răng trong quá trình chỉnh nha [2].
  • Các răng thường được nhổ bao gồm răng số 4, số 5 và răng khôn (răng số 8) để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển [3]. 

Mất răng có niềng răng được không? Thực tế MẤT RĂNG CÓ THỂ NIỀNG RĂNG ĐƯỢC, tuy nhiên còn phụ thuộc vào vị trí, số lượng răng mất cũng như tình trạng răng miệng của từng khách hàng [1]. 

  • Nếu mất răng lâu năm gây tiêu xương hàm, bác sĩ có thể khuyến nghị trồng răng Implant trước khi tiến hành niềng. 
  • Với răng số 2, 3 và 5 bị mất, quá trình niềng răng vẫn có thể diễn ra nhưng cần đánh giá tình trạng xương hàm.
  • Có 2 phương pháp niềng răng cho trường hợp mất răng là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài [2]. 

Hô hàm có niềng răng được không là chủ đề được nhiều khách hàng quan tâm. Niềng răng là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng hô hàm, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Hô do răng vẫn niềng răng được bình thường và đạt kết quả như mong đợi. Nếu hô do xương hoặc do cả răng và xương cần kết hợp phẫu thuật để xử lý dứt điểm [1].
  • Một số phương pháp niềng răng hô hàm là: Niềng răng mắc cài (kim loại và sứ), niềng răng trong suốt [2].
  • Bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc ăn uống, vệ sinh tại nhà, thăm khám đúng lịch để đảm bảo hiệu quả niềng răng hô hàm [3].

Răng sâu có niềng được không luôn là vấn đề được khách hàng quan tâm. Trên thực tế RĂNG SÂU HOÀN TOÀN CÓ THỂ NIỀNG ĐƯỢC, nhưng điều quan trọng là phải xử lý triệt để các vấn đề về sâu răng trước khi bắt đầu quá trình chỉnh nha [1].

Tùy vào mức độ sâu răng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp như trám răng, chữa tủy,  bọc răng sứ hoặc nhổ răng và trồng răng giả để đảm bảo răng khỏe mạnh trước khi gắn khí cụ niềng [2]. Tốt nhất bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi chăm sóc tại nhà để đảm bảo chỉnh nha an toàn và đạt được kết quả tốt nhất [3].

Đánh lún răng là một phương pháp trong nha khoa được sử dụng để điều chỉnh vị trí của răng. Phương pháp này thường được áp dụng để điều chỉnh sự lún hoặc nâng răng trong các tình huống cụ thể. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về đánh lún răng:

  1. Mục Đích: Đánh lún răng thường được thực hiện để điều chỉnh sự lún hoặc nâng của răng, nhằm cải thiện khớp cắn và sự cân đối của hàm răng.

  2. Kỹ Thuật: Phương pháp này có thể bao gồm việc sử dụng các công cụ nha khoa chuyên dụng để tạo ra lực ảnh hưởng đến răng, giúp di chuyển chúng vào vị trí mong muốn. Đây có thể là một phần của kế hoạch điều trị chỉnh nha hoặc phục hình răng miệng.

  3. Chỉ Định:

    • Khớp Cắn: Điều chỉnh khớp cắn để cải thiện sự tương quan giữa các răng trên và dưới.
    • Điều Trị Răng: Sử dụng trong điều trị các vấn đề liên quan đến sự lún hoặc nâng của răng.
  4. Kết Quả: Sau khi thực hiện, răng có thể thay đổi vị trí theo mong muốn của bác sĩ nha khoa, giúp cải thiện chức năng và thẩm mỹ của hàm răng.

  5. Lưu Ý: Quy trình này cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm để đảm bảo hiệu quả và an toàn, tránh gây tổn thương cho răng hoặc mô xung quanh.

Niềng răng, là một phương pháp nha khoa sử dụng các khí cụ chuyên dụng để điều chỉnh vị trí của răng và xương hàm, nhằm cải thiện thẩm mỹ và chức năng nhai. Vậy niềng răng bao nhiêu tiền?

  • Mức giá niềng răng trên thị trường hiện đang dao động trong khoảng 18.000.000 – 120.000.000 VNĐ [1].
  • Mức giá này phụ thuộc vào tình trạng răng, thời gian niềng răng hay địa chỉ nha khoa thực hiện [2].

Niềng răng tháo lắp, còn được gọi là niềng răng không mắc cài, là một phương pháp chỉnh nha đang nhận được sự quan tâm rất lớn.

  • Phương pháp này có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, giúp răng nhanh chóng về lại vị trí mong muốn trên cung hàm [1].
  • Các phương pháp niềng phổ biến có thể kể tới như khí cụ Trainer, Headgear,  Activator, 3D Clear, Ecligner, Invisalign [2].
  • Giá niềng răng tháo lắp hiện đang dao động trong khoảng 15.000.000 - 25.000.000 VNĐ [3].
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo