Hàn Răng Trẻ Em Được Thực Hiện Khi Nào? Có An Toàn Không?
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Hàn răng không phải là khái niệm xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, có nên hàn răng cho trẻ em hay không lại là điều khiến nhiều phụ huynh băn khoăn. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về vấn đề hàn răng trẻ em cũng như độ an toàn của phương pháp này.
Hàn răng trẻ em được thực hiện khi nào?
Hàn răng hay còn gọi là trám răng là kỹ thuật sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng để lấp đầy vị trí lỗ sâu răng hoặc mẻ răng, nứt răng. Sau khi được hàn răng, người bệnh có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường mà không cần nghỉ ngơi hay sử dụng thuốc (nếu không mắc các bệnh lý răng miệng khác).
Đối với người trưởng thành, việc hàn răng hết sức đơn giản. Nhưng nhiều phụ huynh lo lắng hàn răng sâu cho bé có sao không? Thực tế, các bác sĩ cho biết, hàn răng trẻ em được thực hiện tương đối nhiều bởi kỹ thuật này không gây đau đớn, nhanh chóng và an toàn cho trẻ. Không chỉ được áp dụng khi điều trị sâu răng, hàn răng cho bé còn được sử dụng cho nhiều trường hợp khác như:
- Tái tạo, phục hình cho răng bị vỡ, sứt mẻ sau chấn thương.
- Điều trị một số bệnh lý răng miệng như sún răng, viêm tủy…
- Phòng ngừa và ngăn chặn sâu răng tiến triển ở trẻ em.
Sâu răng là tình trạng răng bị vi khuẩn tấn công và ăn mòn, dẫn tới hình thành lỗ trên bề mặt hoặc kẽ răng. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ thông qua những lỗ này xâm nhập vào bên trong gây tổn hại cho nướu và hệ thần kinh dưới răng. Do đó, phụ huynh không nên coi nhẹ tình trạng sâu răng của trẻ mà nên đưa trẻ tới nha sĩ để kiểm tra và có biện pháp xử lý phù hợp.
Hàn răng trẻ em có an toàn không? Có nên hàn răng cho trẻ?
Trẻ bị sâu răng có nên hàn không là thắc mắc chung của nhiều cha mẹ có con gặp phải tình trạng này. Bởi răng của trẻ còn non nớt, đặc biệt là trẻ đang ở giai đoạn răng sữa, cần có biện pháp điều trị phù hợp để không gây ảnh hưởng tới tâm lý cũng như thẩm mỹ răng của trẻ sau này. Bên cạnh đó, nếu răng bị sứt mẻ, nứt vỡ hoặc bị sâu, viêm tủy nhưng không được xử lý sớm, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khiến tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn, viêm nhiễm vào tủy. Trong trường hợp này, trẻ không chỉ đau nhức, ảnh hưởng tới việc ăn uống hàng ngày mà mầm răng vĩnh viễn cũng sẽ bị ảnh hưởng về sau. Do đó, việc hàn răng sâu cho trẻ em là hết sức cần thiết.
Hàn răng sẽ giúp trẻ khắc phục được rất nhiều vấn đề về răng miệng, đặc biệt là tình trạng sâu răng. Hàn răng trẻ em là một trong những phương pháp điều trị đơn giản, hiệu quả, giúp phục hồi cấu trúc răng một cách tối đa. Ngoài ra, hàn răng còn mang lại cho trẻ nhiều lợi ích khác như:
- Nhanh chóng chấm dứt cảm giác đau nhức do răng bị sâu mang lại, đồng thời ngăn ngừa tình trạng sâu lan rộng sang những răng khỏe mạnh khác.
- Phục hồi, tái tạo hình dạng của răng bị vỡ, mẻ nhờ hàn răng.
- Không còn cảm giác đau, trẻ ăn uống sẽ ngon miệng hơn, vui chơi khỏe mạnh, không ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
- Ngăn chặn nguy cơ vi khuẩn thông qua vị trí sâu răng tấn công gây viêm tủy, viêm nướu…
- Bảo tồn răng sữa cho trẻ cho tới khi thay răng tự nhiên.
Hàn răng sâu trẻ em được khuyến khích thực hiện khi trẻ bị sâu răng ở mức độ nhẹ và vừa. Việc này hoàn toàn an toàn đối với trẻ nhỏ khi được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và tay nghề tốt. Nếu để tình trạng sâu quá nặng, rất có thể trẻ sẽ phải nhổ bỏ chiếc răng đó để ngăn chặn các nguy cơ biến chứng khác.
Phương pháp hàn răng sâu trẻ em nhanh chóng, hiệu quả
Đối với hàn răng trẻ em, kỹ thuật hàn răng trực tiếp được ưu tiên lựa chọn. Lý do là bởi phương pháp này thực hiện đơn giản, nhanh chóng, không làm cho trẻ đau và sợ. Ngoài ra, vật liệu sử dụng trong hàn răng trực tiếp là những vật liệu an toàn đối với trẻ nhỏ. Quy trình thực hiện phương pháp hàn răng trực tiếp như sau:
- Thăm khám: Trước tiên, nha sĩ sẽ kiểm tra để biết chính xác vị trí cũng như kích thước của vết sâu và tư vấn loại vật liệu phù hợp để hàn răng cho bé.
- Làm sạch và gây tê: Để giảm tối đa cảm giác khó chịu trong quá trình thực hiện hàn răng cho bé, nha sĩ sẽ bôi một lượng thuốc tê vào vị trí sâu và làm sạch vị trí đó hoặc toàn bộ khoang miệng trước khi hàn.
- Tiến hành hàn răng: Nha sĩ đổ từng chút vật liệu vào vị trí sâu và chiếu đèn laser để vật liệu đó đông cứng lại, bám chắc vào răng thật, giúp hiệu quả vết hàn kéo dài tới vào năm.
- Chỉnh sửa: Nha sĩ sẽ mài đi phần vật liệu bị thừa sao cho người bệnh không cảm thấy cộm, vướng khi ăn nhai.
Hàn răng trực tiếp được ưu tiên cho trẻ nhỏ bởi quy trình này chỉ kéo dài từ 20 tới 30 phút. Sau khi hàn răng xong, trẻ có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường mà không cần chờ vết hàn khô đi. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng đồ ăn lạnh hoặc quá nóng vì có thể gây ê buốt.
Hàn răng trẻ em tuy là một kỹ thuật phổ biến nhưng đòi hỏi bác sĩ có tay nghề tốt để tránh làm cho trẻ đau hay hoảng sợ. Phụ huynh nên lựa chọn những trung tâm uy tín, đặc biệt là các cơ sở có khoa răng dành riêng cho trẻ. Trung tâm Niềng răng, chỉnh nha trẻ em Vidental Kid là một trong số đó. Đây là đơn vị chuyên chăm sóc và xử lý các vấn đề răng miệng, thẩm mỹ răng cho trẻ em.
Ngoài điều trị các bệnh lý răng miệng, Vidental Kid còn cung cấp dịch vụ tư vấn và niềng chỉnh răng cho trẻ từ 7 tuổi trở lên. Trẻ tới đây khám sẽ được các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giỏi nắm bắt tâm lý của trẻ trực tiếp kiểm tra và điều trị. Do vậy mà trẻ sẽ không hoảng sợ mà ngược lại cảm thấy thoải mái, vui vẻ trong suốt quá trình thực hiện trị liệu. Trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng khang trang cũng là những ưu điểm nổi bật của Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid.
Cách bảo vệ răng miệng cho trẻ
Hàn răng trẻ em tuy an toàn nhưng có thể khiến trẻ sợ và tốn kém về chi phí. Do vậy, việc phòng ngừa sâu răng cho trẻ nên được ưu tiên. Cha mẹ hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ bằng những biện pháp như sau:
- Vệ sinh răng đều đặn, đúng cách: Phụ huynh nên hướng dẫn con cách chải răng, súc miệng đúng và tạo thói quen để trẻ thực hiện điều này tối thiểu 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Không ăn đồ ngọt và uống sữa đêm: Đường trong sữa và đồ ngọt đọng lại ở kẽ răng rất dễ hình thành sâu răng. Do đó, phụ huynh không nên cho con ăn đồ ngọt vào buổi tối hay uống sữa vào ban đêm.
- Kiểm tra răng định kỳ: Tới nha khoa thường xuyên để làm sạch răng sẽ giúp trẻ phòng tránh tối đa tình trạng sâu răng. Đồng thời nha sĩ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng để xử lý kịp thời.
Hàn răng trẻ em là việc nên làm, đặc biệt là đối với các bé bị sâu răng, mẻ răng. Để trẻ không còn cảm thấy đau nhức, ăn uống ngon miệng hơn, cha mẹ hãy sớm đưa con tới nha khoa uy tín để hàn răng ngay từ khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sâu răng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!