Khớp Cắn Chuẩn Là Gì? Phương Pháp Chỉnh Khớp Cắn Bị Lệch
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam
Khớp cắn chuẩn là một thuật ngữ trong nha khoa mô tả sự tiếp xúc và phối hợp chính xác giữa các răng khi hàm trên và hàm dưới đóng lại. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự hài hòa và chức năng hiệu quả của hàm, giúp duy trì sức khỏe răng miệng và toàn bộ hệ thống nhai.
- Các đặc điểm của khớp cắn chuẩn
- Tiếp xúc răng hài hòa: Các răng hàm trên và hàm dưới phải khớp chính xác với nhau, không có sự lệch lạc hay khoảng trống lớn giữa các răng.
- Đường cắn chính xác: Đường giữa của các răng cửa hàm trên và hàm dưới nên thẳng hàng và đối xứng.
- Chức năng nhai tốt: Khớp cắn chuẩn cho phép việc nhai thức ăn hiệu quả và đồng đều, không gây áp lực quá mức lên các răng hoặc khớp thái dương hàm.
- Không có cắn chéo hoặc cắn sâu: hông có tình trạng cắn chéo (khi răng hàm dưới chạm vào mặt trong của răng hàm trên) hoặc cắn sâu (khi các răng cửa hàm trên bao phủ quá mức răng cửa hàm dưới).
- Lợi ích của khớp cắn chuẩn
- Ngăn ngừa vấn đề khớp thái dương: ột khớp cắn chuẩn giúp giảm nguy cơ đau hoặc rối loạn khớp thái dương hàm.
- Cải thiện chức năng nhai: Đảm bảo việc nhai thức ăn diễn ra hiệu quả và đồng đều.
- Hỗ trợ sức khỏe răng miệng: Giảm nguy cơ sâu răng, bệnh nướu, và các vấn đề răng miệng khác.
Khớp cắn chuẩn là gì? Các tiêu chí để đánh giá khớp cắn chuẩn
Khớp cắn chuẩn là sự cân xứng giữa hàm trên và hàm dưới. Ngoài ra còn là xương hàm và diện tích tiếp xúc giữa các răng khi miệng ở trạng thái nghỉ. Sự cân bằng và hài hòa với các bộ phận khác trên khuôn mặt như mắt, mũi, cằm, trán sẽ đạt cấp cắn chuẩn.
Điều quan trọng để có một khuôn mặt hài hòa và tự nhiên thì độ cân xứng của vòm hàm, cung răng, và tỷ lệ, kích cỡ, vị trí, hướng mọc của các răng là những tiêu chí để đảm bảo khớp cắn chuẩn.
Để xác định được khớp cắn chuẩn khuôn mặt cần có đủ những tiêu chí sau:
Xương quai hàm hài hòa với khuôn mặt
Khớp cắn chuẩn sẽ giúp khuôn mặt trở nên hài hòa, phần xương hàm sẽ thon gọn hơn rất nhiều. Ngoài ra, khớp cắn chuẩn còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên khuôn mặt như trán, cằm, mắt, mũi và môi. Khoảng cách giữa các phần này phải có tỉ lệ cân đối nhất định. Lúc này, khuôn mặt trở nên tự nhiên, ưa nhìn, không kể góc nghiêng hay góc nhìn thẳng, đều có sự cân đối nhất định.
Hàm trên và hàm dưới cân xứng
Hàm trên và hàm dưới cắn khít nhau là một tiêu chí đánh giá khớp cắn chuẩn. Yếu tố này cũng giúp khả năng ăn nhai không bị ảnh hưởng. Trường hợp này được chia thành 2 nhóm như sau:
- Nhóm răng cửa: Gồm 4 răng cửa và hai răng nanh trùm ra mặt ngoài của bốn răng tương xứng theo tỉ lệ ⅔.
- Nhóm răng hàm: Các răng hàm số 4, 5, 6, 7 tiếp xúc nhau ở mặt nhai và bạn sẽ không cảm thấy hiện tượng vướng víu, cộm, lệch lạc.
CHI TIẾT: Niềng răng khớp cắn sâu – Quy trình thực hiện chi tiết
Trục đối xứng trục
Một yếu tố quyết định đến sự đúng chuẩn của khớp cắn là phụ thuộc vào trục đối xứng của khuôn mặt. Một đường thẳng chạy dọc theo sống mũi, tạo thành trục đối xứng chia khuôn mặt thành hai phần chính. Trong trường hợp của khớp cắn chuẩn, trục đối xứng sẽ phân chia đều trán, mũi, miệng, hàm răng và cằm thành hai phần bằng nhau. Điều này đồng nghĩa với khuôn mặt sẽ có sự đồng đều ở cả hai bên, khi nhìn tổng thể khuôn mặt sẽ vô cùng hấp dẫn.
Tỷ lệ vàng của khuôn mặt
Những tiêu chí để đánh giá tỷ lệ khuôn mặt vàng có thể dựa trên 3 phần diện tích như sau: Khoảng cách từ chân tóc đến đầu mũi, từ đầu mũi đến gốc mũi và từ gốc mũi đến cằm. Khi ba phần này của khuôn mặt cân đối và hài hòa, không có sự chênh lệch, thậm chí khi cười nói, đó có thể coi là một khớp cắn chuẩn. Đối với những ai đạt tỷ lệ khuôn mặt vàng, dù nhìn ở góc độ nào vẫn sẽ thấy được sự hài hòa, thon và không bị thô kệch.
Lợi ích của khớp cắn chuẩn
Khi khớp cắn chuẩn, không chỉ khuôn mặt vào việc vệ sinh ăn uống sẽ trở nên dễ dàng hơn mà nó còn đem đến những lợi ích như:
- Khuôn mặt hài hòa, cân đối: Khớp cắn chuẩn sẽ giúp bạn có một nụ cười tự tin, tươi tắn, một khuôn hàm đạt chuẩn. Khi nhìn ở nhiều góc độ vẫn không thể thấy “góc chết”.
- Vệ sinh răng miệng dễ dàng: Khớp cắn chuẩn đồng nghĩa với việc hàm răng đều đặn, không bị khấp khểnh, xô lệch. Vì vậy, việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên dễ dàng, phát âm không bị ngọng.
- Tránh các bệnh lý về răng miệng: Răng khấp khểnh có thể khiến bạn gặp phải tình trạng đau khớp thái dương hàm, khó thở, phát âm sai. Khi vệ sinh răng miệng sẽ gặp khó khăn hơn, từ đó dẫn tới tình trạng sâu răng, hôi miệng, viêm lợi,… rất khó để khắc phục triệt để.
Cách để có nắn chỉnh khớp cắn chuẩn
Tình trạng lệch khớp cắn có thể được khắc phục với ba phương pháp sau đây:
Niềng răng
Niềng răng là một phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng lệch khớp cắn. Bác sĩ sẽ sử dụng các dây cung, mắc để tác động lực, giúp răng về đúng vị trí. Thời gian niềng trung bình cho mỗi ca là khoảng 18 – 24 tháng, có thể chênh lệch tùy vào tình trạng răng. Không những vậy, phương pháp này còn có mức chi phí hợp lý, đem lại hiệu quả cao. Một vài phương pháp niềng răng được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
- Niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài tự khóa.
- Niềng răng mặt trong.
- Niềng răng mắc cài sứ.
- Niềng răng trong suốt (Invisalign, 3D Clear).
Bọc răng sứ thẩm mỹ
Phương pháp bọc răng sứ thường được áp dụng trong những trường hợp sai khớp cắn nhẹ, khi các răng không chen chúc quá nhiều hoặc không bị xô lệch. Để nắn chỉnh khớp cắn chuẩn, quá trình này bắt đầu bằng việc bác sĩ mài nhẹ răng gốc với tỷ lệ nhất đinh và sau đó bọc thêm một lớp răng sứ bên ngoài. Toàn bộ quá trình thực hiện này sẽ diễn ra khá nhanh chóng, thường chỉ mất khoảng 3-5 ngày để hoàn tất. Ngoài việc răng sẽ trở về đúng vị trí, phương pháp này còn giúp bạn có một hàm răng trắng sáng, tự tin khi giao tiếp.
CHI TIẾT: Cảm Giác Sau Khi Bọc Răng Sứ – Các Triệu Chứng Cần Lưu ý
Phẫu thuật hàm
Đối với trường hợp sai khớp cắn do sự phát triển của xương hàm thì các phương pháp được nêu trên sẽ không có hiệu quả. Chỉ có phương án phẫu thuật xương hàm mới có thể điều chỉnh được khớp cắn và cải thiện chức năng ăn nhai. Đây là một phương pháp khó, nguy hiểm, cần sự can thiệp trực tiếp vào xương hàm. Chính vì vậy trước khi tiến hành, bạn nên tìm hiểu thật kỹ các trung tâm uy tín, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao cùng các trang thiết bị hỗ trợ hiện đạt để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách duy trì hàm răng chuẩn khớp cắn
Dưới đây là những lưu ý được các bác sĩ chia sẻ, giúp duy trì hàm răng chuẩn khớp cắn:
- Bạn nên đeo hàm duy trì sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha, giúp răng có thể ở vị trí mới một cách ổn định, tránh tình trạng răng chạy về vị trí ban đầu.
- Hạn chế các thói quen như cắn móng tay nghiến răng chống cằm và quan trọng là bạn cần nhai đều hai bên.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách, vệ sinh răng miệng bằng các thiết bị chuyên dụng như tăm nước để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa sau khi ăn uống.
- Kết hợp sử dụng nước muối, nước súc miệng để tránh tình trạng hôi miệng và vi khuẩn phát triển.
- Bạn cần tái khám theo đúng lịch hẹn trong phác đồ điều trị của bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã nắm được những thông tin liên quan về khớp cắn chuẩn cũng như cách khắc phục khi khớp cắn bị lệch. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm được phương pháp phù hợp để nắn chỉnh răng về vị trí đúng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Nha Khoa Gồm Mấy Bước?
- Các Loại Niềng Răng Hiện Nay Được Ưa Chuộng Nhất
- Niềng Răng Ở Đâu Tốt Nhất Hà Nội? Top 10 Địa Chỉ Uy Tín
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!