Niềng Răng Nhổ Răng Số 6 Thực Hiện Khi Nào? Có An Toàn Không?
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam
Niềng răng nhổ răng số 6 được thực hiện khi nào và có gây ra ảnh hưởng gì cho cơ thể hay không là những vấn đề nhận được sự quan tâm. Trên thực tế, răng số 6 đóng vai trò quan trọng đối với việc nhai, nghiền thức ăn của hàm răng. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết sau đây.
Răng số 6 nằm ở đâu? Chức năng là gì?
Răng số 6 (còn gọi là răng cấm, răng cối) thuộc nhóm răng hàm lớn, nằm giữa răng hàm nhỏ số 5 và răng số 7 tính từ răng cửa vào. Con người có tất cả 4 chiếc răng số 6, phân bố đối xứng nhau ở cung hàm trên và dưới.
Răng số 6 có kích thước khá to, chỉ xếp sau răng số 7 và số 8. Chiếc răng này có thể có 2 đến 3 chân trong khi đó số lượng ống tủy rơi vào khoảng 3 – 5 ống. Chức năng chính của răng số 6 là giúp con người nghiền nhỏ thức ăn trước khi chúng được đưa xuống hệ tiêu hóa. Không những vậy, răng cối còn giúp ổn định khớp cắn sau và điều chỉnh phát âm, giúp tiếng nói tròn vành, rõ ràng hơn.
Nên hay không nên niềng răng nhổ răng số 6?
Vấn đề niềng răng nhổ răng số 6 có nên thực hiện hay không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nhất là trong thời kỳ chỉnh nha thẩm mỹ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo các chuyên gia, nếu hàm răng của bạn vốn khỏe mạnh và không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào, việc loại bỏ răng số 6 khi niềng răng là không cần thiết.
Nguyên nhân là vì nếu răng số 6 không còn nữa thì quá trình nhai thức ăn của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nghiêm trọng hơn, khớp cắn của bạn còn bị sai lệch, xương hàm tiêu biến rồi dẫn đến những thay đổi về gương mặt như má hóp, da chảy xệ,… Thay vào đó, các bác sĩ thường lựa chọn nhổ bỏ răng số 4 để phục vụ cho quá trình niềng răng. Răng số 4 nhỏ hơn và không đóng vai trò thiết yếu như các răng còn lại.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp cần nhổ răng số 6 khi niềng răng, cụ thể là:
- Răng số 6 bị sứt mẻ: Tình trạng sứt mẻ có thể xảy ra nếu răng bị va đập hoặc cắn phải vật quá cứng. Lúc này, răng số 6 không còn giữ được dáng vẻ như đầu nên việc nhổ bỏ có thể được thực hiện nhằm giúp nâng cao thẩm mỹ cho hàm răng về sau. Ngoài ra, nếu răng bị bong miếng trám hoặc miếng trám bị xuống cấp thì bác sĩ cũng thường quyết định loại bỏ.
- Răng cối bị sâu hoặc viêm nha chu: Một trường hợp niềng răng nhổ bỏ răng số 6 khác chính là khi răng cối đã bị sâu hoặc viêm nha chu nặng. Những bệnh lý răng miệng này thường phá hủy tủy răng và dễ dàng lan rộng sang các khu vực lân cận. Vì vậy, việc nhổ bỏ không chỉ phục vụ cho quá trình niềng răng mà còn giúp hạn chế tối đa nguy cơ xấu cho hàm răng.
- Răng số 6 không còn chức năng nhai: Tỷ lệ của trường hợp này thường khá thấp tuy nhiên lại có ảnh hưởng rất sâu rộng đến khả năng nhai của hàm răng. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc răng số 6 mọc ngầm hoặc mọc lệch, khiến khớp cắn sau bị yếu khi nghiền thức ăn. Thường thì bác sĩ lựa chọn phương án niềng răng mắc cài sau khi đã nhổ bỏ răng cối.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Có Nên Nhổ Răng Số 4 Để Niềng Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Bị mất răng số 6 thì có niềng được không?
Bên cạnh vấn đề niềng răng nhổ răng số 6, nhiều người cũng quan tâm đến việc liệu mất răng có thể thực hiện chỉnh nha hay không. Đối với trường hợp này, các bác sĩ sẽ xem xét cụ thể tình hình rồi đưa ra phương án hợp lý nhất. Ví dụ như sau:
Người bị mất 1 răng số 6
Nếu bạn chỉ bị khuyết thiếu 1 chiếc răng số 6 duy nhất trên cả hàm, bạn vẫn có thể thực hiện việc niềng răng như bình thường. Các bác sĩ thường lựa chọn niềng mắc cài kim loại thay vì loại làm bằng silicon trong suốt vì lực kéo của nó mạnh hơn rất nhiều.
Tùy theo tình hình răng miệng của bạn, bác sĩ sẽ tính toàn sao cho khả năng răng số 7 đến được vị trí của răng số 6 bị mất là lớn nhất. Khi các răng còn lại sát lại gần nhau, khoảng trống sẽ được lấp đầy, tính thẩm mỹ của hàm răng cũng được nâng cao hơn.
Người mất 2 răng số 6 có niềng được không?
Trường hợp này thường phức tạp hơn vì có đến hai khoảng trống do mất răng số 6 để lại. Nếu những khoảng trống này không quá lớn và chân răng số 6 vẫn còn nguyên vẹn thì niềng răng vẫn được xem xét thực hiện. Các chuyên gia sẽ cố gắng để lấp đầy khoảng trống dựa vào những chiếc răng nằm ngay cạnh răng cối.
Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào trường hợp lỗ hổng lớn kèm theo đó là chân răng số 6 không còn, chỉnh nha bằng niềng không được bác sĩ khuyến khích. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn phương án bổ sung răng số 6 mới bằng phương pháp cấy ghép implant, trồng cầu răng sứ,…
Một số lưu ý quan trọng khác
Để đảm bảo kết quả sau khi niềng răng nhổ răng số 6 có tỷ lệ thành công cao, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Hạn chế các tác động mạnh đến vị trí vừa mới nhổ răng, ví dụ như không dùng lưỡi đẩy vào chân răng vì có thể gây đau đớn hoặc chảy máu.
- Dùng các loại thuốc chống viêm và giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng vì có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như đau dạ dày, táo bón,…
- Nếu bạn đang điều trị bằng thuốc hoặc có tiền sử bệnh lý liên quan đến vấn đề đông máu, tốt nhất bạn không nên lựa chọn nhổ răng khi niềng.
- Thay đổi thực đơn thành các món ăn mềm, lỏng và dễ nhai cắn. Bạn cũng có thể dùng kéo cắt nhỏ thức ăn và tránh dùng hàm bị nhổ răng số 6 để nhai như thói quen trước đó.
- Khám lại định kỳ theo đúng lịch hẹn với bác sĩ, điều này giúp bạn tránh được nguy cơ biến chứng hoặc mắc cài không đảm bảo đối với quá trình niềng răng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến niềng răng nhổ răng số 6. Hy vọng với các kiến thức tổng hợp hữu ích này, bạn đọc đã có thêm nhiều góc nhìn mới để giúp quả trình chỉnh nha thẩm mỹ và chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân đạt hiệu quả tốt hơn.
NỘI DUNG LIÊN QUAN:
- Niềng Răng Nhổ Răng Số 3 Có Cần Thiết Không?
- Niềng Răng Có Phải Nhổ Răng Khôn Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!